Gừng và công dụng chữa bệnh trĩ có thể bạn chưa biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Gừng có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ vị nên thường được chỉ định để điều trị bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. Ngoài ra, người ta cũng dùng nguyên liệu trên để giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ chức năng của đường tiêu hóa cho những bệnh nhân bị bệnh trĩ.

Trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch quanh trực tràng và hậu môn bị sưng viêm. Mang thai, táo bón, tiêu chảy kéo dài… là một trong những yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ hình thành bệnh. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng các biểu hiện như đau, ngứa, rát, chảy máu… có thể khiến nhiều người khó chịu. Điều trị bệnh trĩ cần có sự kết hợp giữa thuốc tây và chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, một số mẹo tự nhiên như dùng nha đam, gừng, tía tô.. cũng phát huy tác dụng tích cực trong một số trường hợp.

chữa bệnh trĩ bằng gừng
Người ta dùng gừng để giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ chức năng của đường tiêu hóa cho những bệnh nhân bị bệnh trĩ.

Tác dụng chữa bệnh trĩ của gừng

Gừng (Zingiber officinale) có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có công dụng tán hàn, long đờm, phát biểu nên thường được dùng để chữa chứng long biểu và kích thích đường tiêu hóa.

Nhiều nghiên cứu y học hiện đại cho biết, trong thành phần của gừng có chứa hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, giảm đau. Đắp nguyên liệu trực tiếp lên vết thương do trĩ có thể làm giảm nhanh cảm giác đau rát, kích ứng tại khu vực hậu môn.

Bên cạnh đó, gừng còn chứa nhiều enzym có khả năng phân hủy nhanh và mạnh các protein thành amino axit để thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tác dụng kích thích nhu động ruột của gừng khi dùng đường thực phẩm giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn nhưng không gây co thắt quá mức, khiến cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng, chống tiêu chảy, táo bán – một trong những nguyên nhân phổ biến gây trĩ.

Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng gừng

Gừng là nguyên liệu phổ biến, rẻ tiền, lành tính, cách chữa bệnh trĩ bằng gừng lại đơn giản, dễ thực hiện. Phối hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo một số cách dùng gừng chữa bệnh trĩ sau đây:

gừng chữa bệnh trĩ
Cách chữa bệnh trĩ bằng gừng đơn giản, dễ thực hiện

Dùng trà gừng

Trà gừng tươi, trà gừng túi lọc là giải pháp được nhiều người áp dụng. Mỗi ngày dùng 1 tách trà nóng sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Xông hơi gừng chữa bệnh trĩ

Hơi nóng của nước kèm theo tinh chất có trong gừng sẽ làm giảm sưng viêm, giảm đau. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch, thái mỏng một củ gừng tươi rồi đem hãm với nước sôi.
  • Đổ nước vào chậu nhỏ, tiến hành xông hậu môn.
  • Khi nguội, bạn có thể dùng nước trên để rửa hậu môn hoặc dùng gừng đắp trực tiếp lên vết thương.

Thêm gừng vào trong món ăn hằng ngày

Bạn có thể cân nhắc thêm gừng vào thực đơn hằng ngày. Cách làm này không chỉ giúp đảm bảo dinh dưỡng cần thiết, nâng cao sức đề kháng mà còn hỗ trợ bệnh nhân bị trĩ.

Đắp gừng lên hậu môn

Chuẩn bị 100 gam gừng tươi đem rửa sạch, gia nhuyễn ròi sao nóng, đắp trực tiếp lên vết thương. Thực hiện đều đặn từ 2  -3 lần mỗi ngày để kháng khuẩn, tránh viêm nhiễm ở búi trĩ.

Thận trọng khi dùng cách chữa bệnh trĩ bằng gừng

Gừng là một nguyên liệu phổ biến, dễ tìm. Một số cách chữa bệnh từ gừng cũng tương đối đơn giản, dễ thực hiện, có thể thao tác ngay tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo mẹo chữa bệnh phát huy tác dụng tối ưu, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Gừng có thể gây dị ứng cho một số đối tượng mặc dù hiện tượng trên có thể khá hiếm gặp. Khi xuất hiện các biểu hiện như: khó thở, sưng môi, mề đay, phát ban, ngứa, nổi mẩn…, cần ngưng sử dụng và tìm kiếm phương pháp khác phù hợp hơn.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn máu, sắp phẫu thuật hoặc đang dùng thuốc chống đông máu nên thận trọng khi dùng gừng đường uống ở liều cao.
  • Dùng gừng khi bụng rỗng có thể gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày. Vì thế, bạn chỉ nên dùng ở liều lượng phù hợp và không nên dùng khi đói.
  • Gừng có thể kháng viêm, kháng khuẩn (dùng ngoài) và tăng nhu động, hỗ trợ đường tiêu hóa (dùng trong), tuy nhiên tác dụng của phương pháp cần nhiều thời gian để phát huy.
  • Gừng không phải là thuốc, do đó không nên dùng gừng thay thế thuốc điều trị. Bạn cũng không nên ngưng bất kỳ thuốc trị bệnh nào khác khi đang dùng gừng.

Gừng có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, hỗ trợ chức năng tiêu hóa nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực khi bị trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần đặc biệt thận trọng khi áp dụng. Với trường hợp trĩ vừa và nặng, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp.

Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Click xem thêm

Bi quyết chữa bệnh trĩ từ bài thuốc của người H'mông đã đem đến hiệu quả khỏi bệnh gấp 3 - 4 lần so với các phương pháp thông thường khi người bệnh tìm đến điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Giải pháp được đánh giá cao và phản hồi rất tốt

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa bạn đã thử ?

Theo nhiều nghiên cứu, dầu dừa chứa nhiều chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, tăng nhu động ruột - tốt cho sức khỏe. Cũng chính nhờ vậy mà...

Mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không?

Một thắc mắc được nhiều người đưa ra là liệu mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không?...

Nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh phải làm sao?

Mẹo trị nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh cho mẹ

Nứt kẽ hậu môn sau sinh là tình trạng không ít phụ nữ gặp phải. Để tránh ảnh hưởng đến...

nhận biết và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị phù hợp

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay, thường gặp nhất là ở người trưởng...

Trĩ nội và trĩ ngoại có những đặc điểm khác nhau

Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại Khác Nhau Như Thế Nào? Cái Nào Nguy Hiểm Hơn?

Trĩ nội và trĩ ngoại là 2 loại phổ biến của bệnh trĩ. Tuy có những đặc điểm khác nhau,...

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối – Đừng quá lo lắng

Không ít mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.