Cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô
Chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô là phương pháp điều trị bằng thảo được không qua phẫu thuật được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp dụng. Vậy người bệnh cần thực hiện bài thuốc như thế nào để vừa đạt hiệu quả chữa bệnh vừa đảm bảo an toàn? Hãy để thông tin trong bài viết giải đáp giúp bạn.
Lá tía tô và công dụng chữa bệnh trĩ
Lá tía tô là một loại cây thân thảo, có lá mọc đối xứng được bao phủ bởi một lớp lông nhám. Mặt dưới của lá thường có màu tím, đôi khi là màu xanh lục hoặc màu nâu. Trong dân gian, cây tía tô không chỉ được sử dụng như một loại cây gia vị, cây rau mà còn được sử dụng như một loại cây thuốc. Bởi phần lá của tía tô có khả năng kháng viêm, sát khuẩn và tiêu diệt một số tác nhân gây hại. Bên cạnh đó dược liệu còn có tác dụng cầm máu, giảm đau, giảm ngứa nên thường được dùng trong điều trị bệnh trĩ và một số bệnh về viêm nhiễm khác như: Viêm đại tràng, viêm tá tràng, viêm dạ dày, viêm dạ dày ruột, hen suyễn…
Trong y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số hoạt chất quan trọng trong lá tía tô gồm: Tinh dầu (hydrocarbon, furan, aldehyde, xeton…), acid béo chưa bão hòa (acid alpha – linoleic)… Những dưỡng chất này có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, cầm máu, chống táo bón. Đồng thời giúp giảm sưng vùng hậu môn đang bị bệnh. Hoạt chất Tanin và Glucosid có trong dược liệu có khả năng chống viêm và làm lành nhanh bề mặt của các vết loét. Hơn thế chúng còn giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức và đau rát gây khó chịu.
Ngoài ra, thành phần Perilla, Luteolin, Acid Rosmarinic, Quercetin, Acid Alpha – lineolic trong lá tía tô có khả năng ngăn chặn và làm ức chế hoạt động sản xuất histamin. Hơn thế những hoạt chất này còn giúp làm giảm Cytokine, ngăn ngừa sự xuất hiện những vấn đề liên quan đến viêm và dị ứng ở cơ thể.
Trong Đông y, lá tía tô mang trong mình vị cay, tính ôn, qui vào 2 kinh phế và tỳ có tác dụng đào thải độc tố, ngăn ngừa tình trạng táo bón mạn tính và bệnh tiêu chảy. Nhờ đó dược liệu giúp ức chế, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh trĩ và khắc phục tốt những triệu chứng khó chịu đi kèm. Đó là sưng vùng quanh hậu môn, khó chịu, đau rát do tắc nghẹt hoặc nứt hậu môn, ngứa ngáy, chảy máu…
Hướng dẫn những cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô
Nhờ thành phần và những công dụng hữu hiệu nêu trên, bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô có thể được áp dụng theo nhiều cách như sau:
1. Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cách xông lá tía tô
Chữa bệnh trĩ bằng cách xông lá tía tô là phương pháp điều trị có khả năng tác động đến vùng hậu môn bị bệnh bằng hơi nước. Khi đó những dưỡng chất có trong lá tía tô sẽ tác động giúp cải thiện tốt bệnh lý và những triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Đồng thời giúp người bệnh giảm viêm, giảm sưng, giảm đau rát, cầm máu và giúp tinh thần của bạn được thư giãn.
Nguyên liệu:
- Dùng 20 gram lá tía tô
- 1 củ gừng
- 10 gram lá bưởi.
Cách thực hiện:
- Mang lá bưởi và lá tía tô rửa sạch
- Dùng muối hạt pha một lượng nước muối vừa đủ
- Ngâm cả hai loại lá trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Hoạt động này sẽ giúp người bệnh nâng cao tính kháng khuẩn. Đồng thời loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và lượng vi khuẩn còn bám trên bề mặt lá
- Vớt dược liệu ra ngoài, rửa sơ lại với nước sạch và để ráo nước
- Gừng mang đi cạo vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
- Cho lá tía tô, lá bưởi và gừng đã qua sơ chế vào nồi
- Rót thêm 1,5 lít nước vào cùng và thực hiện đun sôi thuốc trong 5 phút, tắt bếp
- Sau khi vệ sinh thật sạch vùng hậu môn, lấy mền hoặc khăn bông lớn phủ kín vùng hậu môn và nồi nước thuốc
- Thực hiện xông thuốc trong 30 phút hoặc cho đến khi phần nước thuốc trong nồi không còn bóc hơi nóng. Người bệnh có thể đun sôi và thực hiện xông thêm một lần nữa.
Người bệnh cần thực hiện bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cách xông lá tía tô 1 lần/ngày vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Qua 5 – 7 ngày sử dụng, người bệnh sẽ cảm thấy bệnh tình thuyên giảm một cách đáng kể.
2. Bài thuốc đắp từ lá tía tô chữa bệnh trĩ
Bài thuốc đắp từ lá tía tô chữa bệnh trĩ có khả năng tác động trực tiếp và tác động sâu vào bên trong vùng hậu môn đang bị bệnh. Khi đó những dưỡng chất bên trong dược liệu có thể thấm sâu vào hậu môn và vùng da xung quanh. Điều này giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm. Đồng thời giúp giảm đau, giảm sưng, cầm máu và rút ngắn thời gian điều trị.
Nguyên liệu: 20 gram lá tía tô
Cách thực hiện:
- Mang lá tía tô rửa sạch
- Ngâm lá tía tô trong nước muối loãng khoảng 15 phút
- Vớt dược liệu ra ngoài, rửa sơ lại với nước sạch và để ráo nước
- Cho lá tía tô sạch vào cối và thực hiện giã nát
- Dùng lá tía tô đã giã đắp lên vùng hậu môn đang bị trĩ sau khi đã vệ sinh sạch
- Dùng gạc băng cố định và để qua đêm
- Sử dụng 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc đắp từ lá tía tô chữa bệnh trĩ trong 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh tình và những triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
3. Bài thuốc uống nước lá tía tô chữa bệnh trĩ
Bài thuốc uống nước lá tía tô chữa bệnh trĩ có khả năng tác động từ sâu bên trong cơ thể. Bài thuốc này không chỉ giúp người bệnh khắc phục nhanh bệnh lý mà còn loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh, phòng ngừa tái phát. Bên cạnh đó, bài thuốc uống nước lá tía tô chữa bệnh trĩ lại đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà không tốn nhiều công sức.
Nguyên liệu:
- 20 gram lá tía tô
- 20 gram hạt tía tô
- 20 gram hạt mè.
Thực hiện cách 1:
- Rửa sạch lá tía tô
- Ngâm lá tía tô trong nước muối loãng
- Sau 15 phút, vớt dược liệu ra ngoài, rửa sơ lại với nước sạch và để ráo nước
- Cho lá tía tô sạch vào cối và thực hiện giã nát
- Thêm một ít nước lọc vào thuốc để chắt lấy phần nước cốt
- Uống 1 lần/ngày. Đồng thời dùng xác lá tía tô đắp lên hậu môn đang bị trĩ sau khi đã vệ sinh sạch từ 2 – 4 lần/ngày.
Thực hiện cách 2:
- Hạt mè và hạt tía tô mang đi rửa sạch, loại bỏ phần hạt bị hư
- Trộn đều hai loại hạt và cho vào cối giã nhuyễn
- Cho dược liệu vào nồi cùng với 1 lít nước lọc
- Nấu chín hỗn hợp
- Gạn lọc bã, lấy phần nước thuốc chia thành nhiều lần uống trong ngày
- Sử dụng 1 thang/ngày.
Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc uống nước tía tô chữa bệnh trĩ cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Tham khảo thêm: Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ – Hướng dẫn chi tiết A-Z
Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô
Trong thời gian áp dụng những bài thuốc từ lá tía tô chữa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Lá tía tô có thể được sử dụng để chế biến những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và làm thuốc để chữa bệnh. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng người bệnh không nên lạm dụng lá tía tô hoặc sử dụng lá tía tô trong thời gian dài. Bởi điều này sẽ khiến cơ thể của bạn mệt mỏi. Đồng thời kéo theo một số triệu chứng khác gồm: Choáng váng, chán ăn, tiểu tiện đỏ, thở nông…
- Trong những trường hợp bị cảm nóng, người bệnh không nên sử dụng lá tía tô để chữa bệnh trĩ
- Những người ra nhiều mồ hôi cần thận trọng khi sử dụng lá tía tô. Bởi dược liệu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiết nhiều mồ hôi
- Bản thân lá tí tô là một vị thuốc chữa bệnh. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ có thai không nên sử dụng lá tía tô với liều lượng lớn. Mặc dù lá tí tô có tác dụng an thai nhưng khi sử dụng với liều lớn sẽ làm tăng huyết áp. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi
- Đối với những người có tiền sử bị dị ứng cần tránh sử dụng lá tía tô. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa được những rủi ro không mong muốn
- Người bệnh không nên sử dụng lá tía tô một cách bừa bãi
- Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô chỉ mang tính chất tạm thời và chỉ phù hợp với trường hợp bệnh vừa mới nhú, bệnh mới khởi phát và bệnh chưa gây ra nhiều bất lợi cho bệnh nhân
- Đối với những trường hợp bệnh nặng (trĩ cấp độ 3, trĩ cấp độ 4) người bệnh không nên sử dụng bài thuốc từ lá tía tô để chữa bệnh. Bởi khi đó người bệnh không chỉ không khắc phục được bệnh lý mà còn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế bạn không nên e ngại khi mắc bệnh mà sử dụng những biện pháp điều trị tại nhà. Tốt nhất người bệnh cần đến các trung tâm y tế uy tín để được kiểm tra khi phát hiện bệnh. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị chuyên biệt theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa như: Chích trĩ, cắt trĩ, sử dụng thuốc điều trị
- Trong thời gian điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần tăng cường vận động và luyện tập thể thao. Điều này sẽ giúp bạn kích thích những hoạt động của nhu động ruột. Ngoài ra việc hoạt động nhiều còn giúp người bệnh phòng ngừa táo bón. Từ đó giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ
- Người bệnh nên uống nhiều nước lọc khi điều trị bệnh trĩ. Bên cạnh đó bạn cũng cần ăn nhiều chất xơ, bổ sung đầy đủ vitamin và những dưỡng chất cần thiết có trong rau củ quả, nước ép trái cây. Đồng thời người bệnh tránh sử dụng thức ăn cay nóng, các loại rượu, bia, chất kích thích…
- Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý, tránh để những áp lực của công việc gây căng thẳng, lo âu khiến cơ thể mệt mỏi. Điều này sẽ giúp bạn giữ tinh thần luôn thoải mái. Từ đó phòng ngừa táo bón và hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn và sử dụng thuốc đúng cách, nâng cao tác dụng chữa bệnh, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bài thuốc. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu lại những lưu ý để tránh mắc phải các rủi ro không mong muốn trong thời gian sử dụng lá tía tô chữa bệnh trĩ.
Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và các phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh trĩ nên ăn rau gì?
- Bệnh trĩ có tự khỏi không? Chữa bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!