Bệnh trĩ ở dân văn phòng: Căn bệnh phổ biến cần cảnh giác

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi nhiều, thói quen nhịn đại tiện, ít vận động, ăn uống không đủ chất, uống nhiều rượu bia… mà dân văn phòng trở thành một trong những đối tượng có nguy cơ bị bệnh trĩ cao. Thay đổi thói quen trong ăn uống, lối sống và sinh hoạt hằng ngày là cách hữu hiệu nhất trong việc ngăn ngừa và đẩy lui biểu hiện của bệnh.

Bệnh trĩ ở dân văn phòng
Bệnh trĩ ở dân văn phòng: Căn bệnh phổ biến cần cảnh giác

Vì sao “dân văn phòng” dễ mắc bệnh trĩ?

Trĩ (bệnh lòi dom) là hiện tượng các tĩnh mạch cạnh trực tràng – hậu môn vị giãn quá mức, phình lên, gây nên các biểu hiện sưng, đau, khó đại tiện. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Theo thống kê gần đây nhất của Bộ Y tế, có đến 50% dân số mắc bệnh này. 2/3 trong tổng số bệnh nhân trĩ là dân văn phòng. Nguyên nhân khiến cho đại bộ phận dân văn phòng mắc phải vấn đề sức khỏe trên là do tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động, cộng thêm thói quen ăn uống – sinh hoạt không đúng cách, đó là:

Ngồi nhiều, lười vận động

Tính chất công việc đặc thù của dân công sở là ngồi nhiều, từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, 5 – 6 ngày/ tuần. Việc cơ thể ở tư thế ngồi liên tục trong nhiều giờ liền, kéo dài nhiều ngày trong tuần, tháng sẽ làm tăng áp lực lên phần thân dưới, trong đó có hậu môn – trực tràng, khiến cho tĩnh mạch cạnh đó buộc phải giãn ra, hình thành các búi trĩ.

Xem thêm: Vì sao ngồi nhiều bị trĩ? Tư thế ngồi tốt cho người bệnh

Lười uống nước, ăn nhiều đồ khô

Thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh nên cơ thể ít bài tiết mồ hôi hơn thông thường hoặc do thói quen làm việc miệt mà dân công sở hay quên uống nước. Điều này có thể khiến cho phân bị khô và cứng hơn, tăng nguy cơ bị táo bón – một trong những nguyên nhân phổ biến gây trĩ. Ngoài ra, việc ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm khô, cứng cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ bị trĩ.

Stress trong công việc

Stress trong công việc là một trong những yếu tố làm giảm nhu động ruột. Điều này tác động tiêu cực đến quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng nguy cơ mắc chứng khó tiêu và táo bón.

nguyên nhân dân văn phòng dễ bị trĩ
Stress trong công việc làm tăng nguy cơ bị trĩ hơn thông thường.

Nhịn đại tiện, dùng nhiều sức khi đi đại tiện

Khi đang làm dở việc hoặc đang họp hành, gặp gỡ đối tác…, nhiều người bị rơi vào tính huống phải nhịn đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu điều này lặp đi lặp lại và trở thành một thói quen thì bạn cần phải thay đổi ngay bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của trực tràng. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng nhiều sức khi đi vệ sinh bởi điều này cũng làm tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.

Biếng ăn rau xanh và hoa quả tươi

Hai trong ba bữa ăn chính dân văn phòng phải ăn đồ mua từ bên ngoài. Chưa bàn đến chất lượng vệ sinh của thực phẩm thì thức ăn bên ngoài thường không cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ có trong rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt lại đặc biệt cần thiết để ngăn ngừa táo bón, giúp phân lỏng hơn, đồng thời hạn chế mức độ chèn ép của phân lên trực tràng – hậu môn và giảm nguy cơ bị trĩ.

Uống nhiều rượu, bia

Thói quen nhậu, uống rượu bia sau giờ làm cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở dân văn phòng hơn đối tượng thuộc nhóm ngành nghề khác. Đồ uống có cồn không tốt cho hệ tiêu hóa, dùng với mật độ thường xuyên có thể gây táo bón, trĩ.

Xem thêm: Các loại bệnh trĩ thường gặp và cách phân biệt

Nguy cơ dân văn phòng phải đối mặt khi bị trĩ?

Giống như những bệnh nhân khác, khi bị trĩ, dân văn phòng có thể xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Đau rát, khó khăn khi ngồi.
  • Chức năng hậu môn bị rối loạn: Nhớp nháp, hôi hám ở khu vực hậu môn, mất tự chủ khi đại tiện.
  • Chảy máu.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh vùng kín ở nữ giới: Do vị trí của hậu môn và vùng kín của nữ giới khá gần nhau, vì thế vi khuẩn, chất bẩn từ búi trĩ có thể dễ dàng thâm nhập và gây một số bệnh tại vùng kín nữ giới.
  • Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, xảy ra khi búi trĩ bị nghẹt lâu ngày.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở dân văn phòng

Bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi “tầm ngắm” của bệnh trĩ nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Không ngồi quá lâu và ngồi ở một tư thế: Nên tập thói quen sau 30 phút – 1 giờ thì đứng dậy, đi lại khoảng 5 – 10 phút để thư giãn, giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng.
  • Uống nhiều nước: Dùng đủ 1.5 – 2.5 lít nước mỗi ngày, hạn chế uống nước ngọt.
  • Ăn nhiều chất xơ: Tăng cường rau xanh, hoa quả, các loại hạt ngũ cốc trong khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng.
  • Hạn chế dùng rượu bia, nước ngọt.
  • Thay đổi một số thói quen không tốt cho sức khỏe: nhịn đại tiện, tiểu tiện.
  • Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu của bệnh trĩ, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và tìm cách điều trị sớm để hạn chế biến chứng.

Trĩ là bệnh tế nhị nên không phải ai cũng cởi mở để trao đổi với mọi người về tình trạng sức khỏe hoặc đến thăm khám bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu để bệnh lâu mà không có biện pháp can thiệp, bạn có thể đối mặc với những biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay từ bây giờ, mỗi người cần chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa, mỗi một hành động nhỏ, đơn giản nhưng có thể giúp bạn thoát khỏi tầm ngắm của căn bệnh khó chịu trên.

Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, không thể thay thế tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Dùng rau muống chữa bệnh trĩ đúng cách

Chữa bệnh trĩ bằng rau muống là biện pháp điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Biện pháp này tận dụng đặc tính dược lý của rau muống để...
bài tập thể dục cho người bệnh trĩ

Bài tập thể dục cho người bệnh trĩ – Nhanh khỏi, khỏe người

Thường xuyên rèn luyện các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ rất hữu ích với quá trình điều...

Lợi ích của mật ong với người bệnh trĩ

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng mật ong dễ dùng, hiệu quả

Chữa bệnh trĩ bằng mật ong là biện pháp dân gian được nhiều người bệnh quan tâm. Nguyên nhân là...

Trĩ huyết khối là gì? Dấu hiệu, Cách điều trị hiệu quả

Trĩ huyết khối là hiện tượng các cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ, gây sưng và ngăn...

nhận biết và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay, thường gặp nhất là ở người trưởng...

Đơn giản với cách chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ mọc trong vườn

Chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ được xem là một trong những bài thuốc nam được khá nhiều người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *