Tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ? Có cần mổ tiếp?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Không phải tất cả trường hợp phẫu thuật điều trị trĩ đều an toàn và đạt hiệu quả chữa trị như mong đợi. Sai sót trong phẫu thuật cùng với việc không có biện pháp chăm sóc vết thương phù hợp sẽ khiến bệnh nhân bị hẹp ống hậu môn, chảy máu hoặc lòi búi trĩ. Vậy cụ thể tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ? Có cần mổ tiếp? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ? Có cần mổ tiếp?
Tìm hiểu tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ? Có cần mổ tiếp? Biện pháp xử lý

Tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ?

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, tình trạng cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ xảy ra do nhiều nguyên nhân. Bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám, chẩn đoán. Sau đó áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.

Đa số tình trạng cắt trĩ xong vẫn lòi xảy ra do sai sót trong phẫu thuật cùng với việc không có biện pháp chăm sóc sau mổ trĩ phù hợp. Cụ thể như bệnh nhân vận động mạnh, không vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, rặn nhiều hoặc ngồi lâu khi đi đại tiện, quan hệ tình dục, có chế độ ăn uống thiếu khoa học dẫn đến táo bón…

Búi trĩ lòi ra sau phẫu thuật khiến bệnh nhân bị chảy máu hậu môn và đau đớn. Mức độ đau đớn còn tùy thuộc vào kích thước của búi trĩ và mức độ tổn thương.

Đối với một số trường hợp khác, nếu cắt trĩ xong vẫn lòi một cục thịt nhỏ ra ngoài hậu môn kèm theo cảm giác đau đớn nhẹ, không gây chảy máu hậu môn thì có khả năng cao cục thịt này không phải là búi trĩ. Đây có thể là một u nhú hậu môn.

U nhú hậu môn hình thành và phát triển từ sự kích thích tăng sinh phì đại của tình trạng viêm nhiễm mãn tính. Đặc điểm nhận dạng u nhú hậu môn gồm u nhú to nhô lên tương tự với đầu vú, có ba cạnh hình trụ, bề mặt căng cứng, sa ra ngoài ống hậu môn, có màu trắng, không gây chảy máu và không phát sinh tình trạng giãn tĩnh mạch.

Tuy nhiên cả búi trĩ hay khối u nhú đều cần được xử lý sớm. Bởi nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp, khối thịt thừa sau mổ trĩ sẽ làm cản trở các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ kèm ngứa có sao không?

Tình trạng khối thịt lòi ra sau khi phẫu thuật trĩ kèm theo cảm giác ngứa ngáy có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số vấn đề, bệnh lý sau:

1. Bệnh trĩ tái phát

Khối thịt thừa xuất hiện ở vùng hậu môn kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát, tiết dịch và chảy máu hậu môn có thể là dấu hiệu tái phát bệnh trĩ. Hầu hết các trường hợp có búi trĩ lòi ra ống hậu môn sau phẫu thuật là bệnh trĩ ngoại.

Người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết bệnh trĩ tái phát:

  • Lượng máu tiết ra từ búi trĩ lẫn vào phân hoặc dính vào giấy vệ sinh mỗi khi đi đại tiện.
  • Trong trường hợp bệnh trĩ tái phát là trĩ ngoại, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhẹ sau khi đi đại tiện. Tuy nhiên nếu bệnh trĩ tái phát là bệnh trĩ nội, bệnh nhân sẽ không có cảm giác khó chịu hay đau đớn ở giai đoạn đầu.
  • Hậu môn tiết dịch nhầy khiến khu vực này thường xuyên ẩm ướt kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Ở một số trường hợp khác, lượng dịch nhầy sau khi tiết ra sẽ lẫn vào phân.
  • Niêm mạc vùng hậu môn có cảm giác đau rát, khó chịu và đau nhẹ.
  • Búi trĩ lòi ra ngoài gây vướng và tạo ra cảm giác hơi cộm ở vùng hậu môn.
Bệnh trĩ tái phát
Khối thịt thừa xuất hiện ở vùng hậu môn kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát hay chảy máu có thể là dấu hiệu tái phát bệnh trĩ

2. Polyp hậu môn

Tình trạng cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ có thể là triệu chứng cảnh báo polyp hậu môn. Những triệu chứng của polyp hậu môn tương tự các bệnh lý về hậu môn – trực tràng khác nên dễ gây nhầm lẫn.

Đa số các trường hợp polyp hậu môn đều lành tính. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không sớm kiểm tra và xử lý, khối u lành tính có thể phát triển và trở thành u ác tính. Từ đó làm suy giảm sức khỏe tổng thể và phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Để nhận biết polyp hậu môn, người bệnh có thể dựa trên một số dấu hiệu sau:

  • Khối polyp sa ra khỏi ống hậu môn mỗi khi vận động mạnh
  • Hậu môn không gây chảy máu hoặc đau đớn mỗi khi đi đại tiện
  • Thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, khó chịu và luôn có cảm giác mót.

Khi khối polyp hậu môn gia tăng kích thước, bệnh nhân sẽ bị chảy máu khi đi đại tiện. Lâu ngày dẫn đến thiếu máu. Từ đó khiến bệnh nhân suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt, mất tập trung và ngất xỉu ở trường hợp nặng.

3. U nhú hậu môn

U nhú hậu môn là một khối u lành tính xuất hiện ở hậu môn. Do tổn thương thực thể của u nhú hậu môn tương tự như bệnh trĩ nên dễ gây nhầm lẫn.

Để xác định chính xác khối thịt lòi ra khỏi ống hậu môn là u nhú hậu môn, người bệnh có thể dựa vào một số biểu hiện sau:

  • Ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn
  • U nhú kích thích niêm mạc hậu môn khiến người bệnh đi đại tiện nhiều lần
  • Xuất hiện cảm giác đau rát khi đi đại tiện do phân và khối u nhú cọ xát vào nhau.

Trong trường hợp u nhú lòi ra khỏi ống hậu môn nhưng không được xử lý hoặc không được kịp thời đẩ vào trong, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị nghẹt trĩ. Từ đó gây ra tình trạng viêm, đau đớn, sưng đỏ, khó khăn khi đi đại tiểu tiện.

Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng u nhú và hậu môn dẫn đến táo bón, sưng to, viêm nhiễm và lở loét.

U nhú hậu môn
U nhú hậu môn là một khối u lành tính xuất hiện ở hậu môn

Chính vì những điều trên, nếu tình trạng cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ xảy ra, người bệnh cần nhanh chóng đến chuyên khoa hậu môn – trực tràng để kiểm tra và nhờ đến sự chăm sóc y tế.

Đối với những trường hợp chủ quan không điều trị, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày, sức khỏe tổng thể suy giảm. Hơn thế quá trình khắc phục bệnh lý cũng gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí hơn.

Cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ có cần mổ tiếp?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của những tổn thương thực thể, kích thước và đặc điểm của khối thịt thừa, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và đề ra những biện pháp xử lý phù hợp.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân cần phẫu thuật lại cũng như cắt bỏ khối thịt thừa khi rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Toàn bộ khối thịt thừa sa ra khỏi ống hậu môn, nhất là sau khi đi đại tiện.
  • Vùng hậu môn tiết ra nhiều dịch nhầy gây ẩm ướt, ngứa ngáy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
  • Thỉnh thoảng có máu tiết ra từ ống hậu môn sau khi đi đại tiện. Đồng thời gây ra cảm giác sót phân sau khi đi đại tiện.
  • Khối thịt gia tăng kích thước dẫn đến tắc nghẽn hậu môn, phân bị biến dạng khi đi đại tiện, lâu ngày gây ra tình trạng máu và mủ lẫn trong phân, loét hậu môn.

Phương pháp hỗ trợ điều trị khối thịt thừa ở hậu môn

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu áp dụng một số phương pháp hỗ trợ dưới đây:

1. Đối với trường hợp nhẹ

Đối với trường hợp nhẹ, khối thịt lòi ra sau khi phẫu thuật trĩ có kích thước nhỏ, không kèm theo cảm giác đau rát, chảy máu và ngứa ngáy ít… bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa.

Mục đích của phương pháp nội khoa là làm khối thịt và kiểm soát các triệu chứng đi kèm. Phương pháp nội khoa có thể được thực hiện bằng việc sử dụng thuốc dạng uống và thuốc bôi điều trị tại chỗ. Sử dụng liên tục từ 10 – 15 ngày. Do không phải là phương pháp xâm lấn nên việc sử dụng thuốc thường an toàn, không gây rủi ro.

Điều trị nội khoa đối với trường hợp nhẹ
Điều trị nội khoa đối với trường hợp nhẹ

2. Đối với trường hợp nặng

Đối với những trường hợp nặng, cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ với kích thước lớn, hậu môn có dấu hiệu lở loét, viêm nhiễm hoặc các triệu chứng đi kèm (đau rát, chảy máu, ngứa ngáy) ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt… bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật cắt trĩ.

Các phương pháp can thiệp ngoại khoa có thể được chỉ định gồm:

Phương pháp PPH

Phương pháp PPH được thực hiện bằng hình thức tác động và xâm lấn trực tiếp không đau. Để thực hiện, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng máy kẹp PPH khâu búi trĩ tự động. Từ đó giúp làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ. Khi không được cung cấp máu và nuôi dưỡng trong nhiều ngày, búi trĩ sẽ teo dần và rụng.

Phương pháp PPH phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội và có polyp hậu môn. Phương pháp điều trị này tồn tại những ưu điểm vượt trội sau:

  • Thời gian phẫu thuật ngắn, thường chỉ mất từ 20 – 30 phút cho một lần phẫu thuật
  • Chảy máu ít và không gây đau đớn cho người bệnh
  • Mức độ xâm lấn ít, các mô lân cận không bị ảnh hưởng, cấu trúc của hậu môn được giữ nguyên
  • Chỉ cần nằm viện một ngày để theo dõi. Trong trường hợp không có biến chứng xuất hiện, bệnh nhân có thể xuất viện.

Bên cạnh các ưu điểm, phương pháp PPH vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Không áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ ngoại
  • Chi phí cắt trĩ bằng phương pháp PPH khá cao.

Phương pháp HCPT

Phương pháp HCPT là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Phương pháp này sử dụng sóng cao tần với nhiệt độ từ 70 đến 80 độ C để cắt khối thịt thừa.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp HCPT là dựa vào sự sinh nhiệt để tác động, đông các tế bào và thắt nút mạch máu. Cuối cùng sử dụng dao điện để loại bỏ búi trĩ, u nhú hậu môn, polyp. Đồng thời điều trị lỗ rò hậu môn và nứt kẽ hậu môn nếu có.

Phương pháp HCPT có những ưu điểm vượt trội sau:

  • Không gây chảy máu
  • Không gây đau đớn
  • Bệnh khó tái phát sau một lần điều trị
  • Không xâm lấn sâu và không làm tổn thương vùng da xung quanh ống hậu môn
  • Có thời gian hồi phục ngắn
  • Làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.

Một số nhược điểm của phương pháp HCPT:

  • Chi phí điều trị cao
  • Thường chỉ áp dụng cho bệnh trĩ ngoại, không áp dụng phổ biến đối với những bệnh nhân bị trĩ nội.
Tiến hành phẫu thuật cắt trĩ đối với trường hợp nặng
Bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật cắt trĩ đối với trường hợp nặng

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ? Có cần mổ tiếp?”. Hy vọng dựa trên những thông tin này, người bệnh có thể hiểu rõ và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị thích hợp. Từ đó tránh gây nguy hiểm và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Click xem thêm

Bi quyết chữa bệnh trĩ từ bài thuốc của người H'mông đã đem đến hiệu quả khỏi bệnh gấp 3 - 4 lần so với các phương pháp thông thường khi người bệnh tìm đến điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Giải pháp được đánh giá cao và phản hồi rất tốt

Cách chữa bệnh trĩ đơn giản với cây lá lốt sau hè

Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hành huyết, lá lốt có khả năng phá nhiệt và làm tan...

Thông tin về bệnh trĩ nội độ 1 và cách chữa trị

Trĩ Nội Độ 1 : Đặc Điểm Và Cách Chữa Bệnh Trĩ Giai Đoạn Đầu

Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, do đó các triệu chứng bệnh thường nhẹ và...

Chữa bệnh trĩ bằng cách tập yoga: Chuyện thật hay đùa ?

Bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh trĩ còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng và hoạt...

Ngồi nhiều đau hậu môn – Coi chừng bệnh trĩ ghé thăm!

Ngồi nhiều đau hậu môn là một trong những tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở những bệnh nhân...

Trĩ ngoại độ 2 có cần phẫu thuật không? Uống thuốc gì?

Trĩ ngoại độ 2 là giai đoạn tiến triển của bệnh trĩ ngoại độ 1 không được phát hiện và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.