Bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là gì?
Bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là tình trạng trên nền tai giữa vốn đang bị sưng, viêm xuất hiện các khối cholesteatoma. Cholesteatoma có đặc tính phát triển, ăn mòn nên có khả năng phá hủy cấu trúc tai giữa và một số bộ phận lân cận, điều này khiến cho tình trạng sưng viêm càng nghiêm trọng và biến chứng nặng nề. Phát hiện sớm triệu chứng, thăm khám và điều trị tích cực là cách duy nhất có thể khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là gì?
Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là bệnh cảnh đặc biệt của viêm tai giữa mạn tính (bao gồm viêm tai giữa mạn tính (chứa mủ), viêm tai giữa mạn tính không nhiễm trùng, viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma). Lúc này, tại khu vực tai giữa xuất hiện các khối cholesteatom.
Các khối u thường khởi phát tại thượng nhĩ, ăn mòn và phá hủy xương con, sau đó lan rộng đến tai trong gây viêm mê nhĩ, gây chứng ù tai, viêm màng não, chóng mặt, áp xe mắt, mất thăng bằng, động mắt… Tuy nhiên, khối u này cũng có thể lan rộng ra phía sau phá hủy tế bào xương chũm, khiến cho vùng sưng viêm nới rộng ra tĩnh mạch hai bên, tiểu não hoặc lan ra ngoài gây triệu chứng xuất ngoại của viêm tai xương chũm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma
Hiện tại, nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa mạn tính Cholesteatoma vẫn chưa được xác định rõ. Có nhiều giả thuyết được đặt ra (thuyết nguyên phát, thứ phát) nhưng phần lớn các quan điểm đồng thuận khối Cholesteatoma được hình thành là do quá trình di nhập của màng nhĩ và lớp biểu bì ống tai vào trong hòm tai, qua lỗ thủng (hoặc túi co kéo) – được hình thành trong quá trình viêm tai.
Cholesteatoma phá triển như u bọc. Bên ngoài khôi u là một lớp màng có màu sáng ong sánh (màu đặc trưng của Cholesteatoma) và lớp biểu mô có khả năng tiết chất men ăn mòn và phá hủy xương lân cận. Bên trong là khối có màu trắng, mềm như bã đậu gồm tế bào mỡ, tế bào biểu mô và tinh thể cholesterin.
Khi mới hình thành, Cholesteatoma có kích thướt nhỏ, hình dạng như khối u bọc. Khi lớn lên, dưới áp lực của các thành phần biểu mô bên trong và tình trạng tai giữa bị nhiễm khuẩn, chúng nhanh chóng vỡ ra thành chất như bã đậu, có mùi thối.
Triệu chứng viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma
Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma bao gồm triệu chứng của bệnh viêm tai giữa và triệu chứng riêng khi khối cholesteatoma vỡ ra. Cụ thể như sau:
- Nghe kém: Cholesteatoma làm cản trở sóng âm truyền vào tai hoặc ăn mòn phá hủy các xương con nên người bệnh xuất hiện biểu hiện trên. Thông thường, thính lực lúc này rơi vào khoảng 50 – 60 Db.
- Tai chảy mủ, có mùi thối: Khối cholesteatoma vỡ ra trông giống bã đậu, có mảng trắng óng ánh như vỏ xà cừ (vỏ của cholesteatoma), cho vào nước sẽ thấy màu vàng như mỡ.
- Hình ảnh lỗ thủng: Lỗ thủng màng tai (khi có cholesteatoma) nằm ở màng trùng, sát vị trí khung xương, có phần bờ nham nhở, dễ dàng ăn sâu vào phần da trong ống tai thông qua rìa lỗ thủng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể quan sát được điều này bởi đôi khi chúng bị che lấp bởi vảy, mủ đặc. Tuy nhiên cũng có trường hợp thấy được những lổn nhỗn màu trắng như đã mô tả tại vị trí trong hòm nhĩ hoặc tại ống tai ngoài.
Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng:
Toàn thân:
- Không có gì thay đổi, thỉnh thoảng bị nhức đầu.
- Trong đợt viêm thì xuất hiện dấu hiệu của nhiễm trùng: lưỡi bẩn, môi khô, sốt cao…
Cơ năng:
- Đau tai: Thông thường, viêm tai giữa mãn tính có cholesteatoma không gây đau tai, choáng váng hay nặng đầu. Tuy nhiên, với trường hợp có mủ tích ở giai đoạn hồi viêm, bệnh nhân có biểu hiện nhức đầu. Bệnh được xem là nghiêm trọng hơn nếu kèm theo chứng mất thăng bằng, chóng mặt.
- Chảy mủ tai
- Nghe kém (thường kể hợp với ù tai).
Thực thể:
- Khám tai: Tai có mủ lốn nhốn màu trắng, mùi thối khắm, hình dạng như bã đậu kèm thoe mảnh màu trắng óng ánh như xà cừ (vỏ cholesteatoma) kjoong tan trong nước nhưng sẽ biến thành màu san khi thả vào dung dịch aldehyt acetic.
- Soi tai: Nhìn thấy lỗ thủng gần màng tai, bờ lỗ gần khung xương bị nham nhở.
Cận lâm sàng:
- Đo thính lực.
- Chụp cắt lớp vi tính xương thái dương.
Chẩn đoán phân biệt:
Thể kinh điển:
- Người lớn: viêm kéo dài, xương ngà đặc, khối cholesteatoma.
- Trẻ em: cholesteatoma lan nhanh (do xương chũm đang trong giai đoạn phát triển).
Thể khu trú:
- Khối cholesteatoma tại thượng nhĩ.
- Khối Cholesteatoma khu trú ở thượng nhĩ – hòm nhĩ.
Theo tính chất Cholesteatoma:
- Cholesteatoma ướt.
- Cholesteatoma khô
Thể hiếm gặp:
- Cholesteatoma nguyên phát
- Cholesteatoma ống tai ngoài.
- Cholesteatoma iatrogen.
Có thể bạn quan tâm: Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp là gì?
Điều trị bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma
Các khối Cholesteatoma có thể gây phá hủy xương nhanh, gây triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp điều trị sớm và đúng đắn.
Can thiệp ngoại khoa là phương pháp điều trị chủ yếu. Phẫu thuật giúp nhanh chóng lấy sạch bệnh tích, bảo tồn tối đa cấu trúc tham gia việc truyền sóng âm của tai, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và phòng bệnh tái phát.
Có nhiều các phẫu thuật viêm tai giữa mạn tính Cholesteatoma: phẫu thuật hở và phẫu thuật kín. Việc chọn lựa hình thức phẫu thuật viêm tai giữa mạn tính Cholesteatoma phụ thuộc nhiều vào các yếu tối: tính chất, vị trí, mức độ lây lan, tình trạng sức khỏe, tình trạng thính lực, độ tuổi…
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa (kháng sinh toàn thân, bổ sung ding dưỡng hằng ngày). Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời để ổn định bệnh trước khi phẫu thuật.
Viêm tai giữa mạn tính Cholesteatoma là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, dô đó bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm để khắc phục.
Nhìn chung, viêm tai giữa mạn tính Cholesteatoma là bệnh lý nguy hiểm. Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán & điều trị để tránh ảnh hưởng tiêu cực do ăn mòn & biến chứng nguy hiểm.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!