Phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn

Chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng. Phương pháp điều trị này có khả năng khắc phục tốt bệnh lý mà không cần dùng thuốc. Ngoài ra đây còn là một cách chữa bệnh mang tính an toàn cao và thường không gây tác dụng phụ khi sử dụng.

Phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn
Tìm hiểu phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn và những điều cần lưu ý khi áp dụng

Phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn là gì?

Chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn là phương pháp điều trị được phát minh và thực hiện dựa trên phương pháp Y học bổ sung. Khi áp dụng phương pháp chữa bệnh này, người bệnh sẽ được chẩn đoán bệnh lý thông qua các huyệt đạo ứng với các cơ quan và hệ thần kinh trên mặt. Đôi khi là những huyệt đạo trên tay, chân hoặc toàn thân. Trong trường hợp áp dụng phương pháp dùng diện chẩn điều trị viêm tai giữa, người bệnh không cần phải bắt mạch, xét nghiệm mà vẫn chẩn đoán chính xác bệnh lý.

Hơn thế, khi chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn, người bệnh không cần phải sử dụng thuốc hoặc sử dụng kim châm để cải thiện bệnh lý. Thay vào đó, sau khi đã xác định các huyệt đạo ứng với từng giai đoạn bệnh, thầy thuốc sẽ dùng tay day ấn lên những huyệt đạo này. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng mức độ phát triển của bệnh, thầy thuốc sẽ sử dụng cây lăn, que dò, búa gõ, cây cào để tác động. Thình thoảng dùng nhang hoặc dùng điếu ngải cứu hơ lên các huyệt để chữa bệnh.

Để thực hiện cách chữa viêm tai giữa bằng phương pháp diện chẩn, thầy thuốc sẽ dựa vào đồ hình và hệ thần kinh đa hệ của nội tạng day ấn vào huyệt. Điều này sẽ tạo một lực đến ngoại vi trên cơ thể được phản chiếu. Việc sử dụng phương pháp diện chẩn sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt bệnh lý và những triệu chứng. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng. Hơn thế, khi chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn, người bệnh sẽ được khai thông tắc nghẽn, hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng. Đồng thời giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể.

Phác đồ chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn

Tùy thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý và tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể lưu lại và áp dụng phác đồ chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn như sau:

Phác đồ 1: Tác động theo các vùng chữa viêm tai giữa

Chuẩn bị:

  • Cây lăn
  • Cây cào.

Cách thực hiện:

  • Dùng cây lăn lăn đều tại vùng mặt, gạch mặt cho đến khi có cảm giác nóng ấm. Điều này sẽ giúp người bệnh tác động mạnh vào những điểm thông tin thu phát. Đồng thời giúp bệnh nhân tự xử lý tốt bệnh lý trên gương mặt
  • Dùng cây cào thực hiện cào liên tục khắp đầu. Điều này sẽ giúp bạn khai thông mọi bế tắc từ não bộ đến các cơ quan
  • Dùng cây lăn thực hiện lăn đều hai bên cột sống lưng. Đồng thời tìm điểm báo đau
  • Dùng tay tác động và day ấn lên các điểm đau đã được xác định cho đến khi hết điểm đau sinh huyệt ở lưng. Ngoài khắc phục tình trạng đau nhức, bước này còn giúp người bệnh giải tỏa mọi bế tắc ở những huyệt hạch giao cảm
  • Tác động 6 vùng phản chiếu trên hệ bạch huyết.
Tác động theo các vùng chữa viêm tai giữa
Phương pháp diện chẩn tác động theo các vùng chữa viêm tai giữa

Phác đồ 2: Tác động huyệt chữa viêm tai giữa

Chuẩn bị: 

  • Đầu âm sao chổi (đầu 3 đinh)
  • Cây cào
  • Điếu ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Dùng tay day ấn vào các huyệt dãn cơ và những huyệt đang thông nghẽn gồm: Huyệt 19, huyệt 1, huyệt 290, huyệt 16, huyệt 61, huyệt 275, huyệt 14, huyệt 0
  • Dùng tay tiếp tục day ấn vào bộ âm huyết gồm các huyệt: Huyệt 22, huyệt 127, huyệt 63, huyệt 17, huyệt 113, huyệt 19, huyệt 50, huyệt 39, huyệt 37, huyệt 1, huyệt 290, huyệt 0
  • Day ấn vào những huyệt đạo thuộc bộ tiêm viêm gồm: Huyệt 61, huyệt 16, huyệt 37, huyệt 38, huyệt 50, huyệt 3, huyệt 60, huyệt 29, huyệt 85, huyệt 104, huyệt 87
  • Sử dụng cây cào lớn cào 2 bên tai. Bắt đầu từ tai bên trái sau đó là tai bên phải
  • Dùng cây cào chẩm gáy tại vùng đốt sống cổ C1 trong nhiều lần
  • Đốt điếu ngải cứu đã chuẩn bị sẵn và thực hiện thổi hơ nóng vào tai không đau trước. Sau đó thổi hơi nóng vào tai đang bị đau
  • Thực hiện hơ ngải cứu đồng hình tai trên nắm tay
  • Sử dụng đầu âm sao chổi (đầu 3 đinh) day vào các huyệt 50, huyệt 41, huyệt 233 theo hướng ngược chiều kim đồng hồ
  • Tiếp tục dùng tay day thuận chiều kim đồng hồ tam giác tỳ gồm các huyệt: Huyệt 37, huyệt 40, huyệt 481
  • Thực hiện ấn dây huyệt 1 và huyệt 45 để bổ thận
  • Tiếp tục làm ấm bàng quang bằng cách ấn day vào huyệt 87, huyệt 254.
Tác động huyệt chữa viêm tai giữa
Phương pháp diện chẩn tác động lên huyệt chữa viêm tai giữa

Những điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn

Trong thời gian áp dụng phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn:

  • Người bệnh cần thực hiện phương pháp điều trị viêm tai giữa bằng diện chẩn với những thầy thuốc có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực diện chẩn và có trình độ chuyên môn cao. Bởi những thầy thuốc này sẽ giúp bạn đảm bảo độ an toàn và hiệu quả chữa bệnh
  • Trước khi áp dụng phương pháp chữa bệnh viêm tai giữa bằng diện chẩn, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có trình độ chuyên môn cao để hiểu thêm về các bước thực hiện và hiệu quả chữa bệnh của phương pháp
  • Trong thời gian dùng phương pháp diện chẩn điều trị viêm tai giữa, người bệnh cần thường xuyên quan sát và kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh lý và lựa chọn những phương pháp chữa bệnh phù hơn nếu bệnh tình không khỏi. Đồng thời phòng ngừa những rủi ro không mong muốn
  • Người bệnh có thể áp dụng đồng thời phương pháp điều trị viêm tai giữa bằng diện chẩn cùng với những phương pháp điều trị theo Tây y hoặc Đông y dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian chữa bệnh
  • Nếu nhận thấy bệnh tình không thể thuyên giảm hoặc xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngưng sử dụng phương pháp dùng diện chẩn chữa bệnh viêm tai giữa. Đồng thời báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp
  • Khi chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn, người bệnh không nên lạm dụng các điếu ngải cứu để hơ và thổi hơi nóng vào tai. Bởi điều này có thể làm dịch mủ trong tai khô lại và cô đặc bên trong ống tai. Sự cô đặc dịch mủ sẽ gây cản trở quá trình chữa bệnh viêm tai giữa của bạn
  • Để bệnh viêm tai giữa có thể mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần thường xuyên lau và vệ sinh vành tai bằng nước muối sinh lý. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm và hỗ trợ tốt quá trình điều trị
  • Người bệnh không nên dùng tăm bông ngoáy sâu vào ống tai trong thời gian điều trị viêm tai giữa. Bởi hành động này sẽ khiến tình trạng viêm, sưng và nhiễm trùng tai trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến bội nhiễm và nhiều rủi ro không mong muốn khác.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn
Người bệnh không nên dùng tăm bông ngoáy sâu vào ống tai trong thời gian điều trị viêm tai giữa

Phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn và những điều cần lưu ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Vì thế, người bệnh nên liên hệ và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa về hiệu quả chữa bệnh và độ an toàn của phương pháp trước khi quyết định dùng diện chẩn điều trị viêm tai giữa. Chúng tôi không đưa ra những chẩn đoán, lời khuyên và các phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không hay phải chữa trị?

Bệnh viêm tai giữa bao gồm cả viêm tai giữa cấp tính và mãn tính. Với các triệu chứng và...

Phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa mới nhất

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở không gian phía sau màng nhĩ. Bệnh có thể gây ảnh...

Bệnh viêm tai giữa để lại nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai giữa khi nào phải mổ, hết bao nhiêu tiền?

Bệnh viêm tai giữa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù bệnh khá dễ điều trị, tuy...

Tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm tai giữa có mủ

Chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có mủ thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm tai giữa hoặc viêm mũi họng nhưng...

Viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm? Điều cần biết

Viêm tai giữa tái phát nhiều lần thường được gọi là bệnh viêm tai giữa mạn tính. Trong bài viết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *