Trà hoa cúc: Công dụng cho sức khoẻ và cách sử dụng
Từ lâu trà hoa cúc là thức trà được rất nhiều người sử dụng. Đây là một thức trà thơm ngon, dễ uống và mang nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho sức khỏe con người. Để tìm hiểu những thông tin chi tiết về trà cúc, hãy cùng chuyên trang thuocdantoc.vn khám phá tại bài viết dưới đây.
Trà hoa cúc là gì? Tìm hiểu những thông tin về dược liệu
Trà hoa cúc được làm từ hoa cúc, qua các công đoạn bào chế sẽ cho ra thức trà bổ dưỡng cho sức khỏe. Dưới đây là những thông tin chi tiết về trà hoa cúc nguyên bông này:
- Tên gọi dược liệu: Hoa cúc
- Tên gọi khác: Dược cúc, cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc diệp, tiết hoa, nhật tinh….
- Tên gọi trong khoa học: Chrysanthemum Indicum
- Dược liệu thuộc họ: Asteraceae
1. Tính vị và thành phần của của dược liệu
Không hề ngẫu nhiên khi trà thảo dược này lại được sử dụng phổ biến đến vậy. Tác dụng của hoa cúc cũng như tác dụng trà hoa cúc đã được chứng minh trong cả Đông y và Tây y. Đây thật sự là thức trà rất tốt cho sức khỏe, không chứa độc tố và phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau.
Theo y học cổ truyền, trà thảo dược có vị hơi cay, đắng và tính mát. Bởi vậy, tác dụng của trà hoa cúc rất tốt trong việc thanh lọc cơ thể, giải độc, an thần và dưỡng tâm hiệu quả. Khi uống trà hoa cúc. người sử dụng có thể cảm nhận được hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ, hương vị lạ miệng và rất tinh tế.
Các thành phần của dược liệu cũng đã được công trình nghiên cứu khoa học hiện đại kiểm chứng. Các hoạt chất có trong dược liệu như: 0,004mg Riboflavin; 1mg Natri; 40,3 chất xơ; 20 IU vitamin A; 0,01 Thiamin; 1mg Magie; 0,2g Carbohydrate; 1 Kcal năng lượng; 1 mcg axit folic; 0,08g sắt; 9 mg Kali; 0,04g Kẽm; chất béo; chất đạm và Cholesterol
Với các dưỡng chất đó, sử dụng nước hoa cúc giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch, làm đẹp da, ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ kinh niên và làm giảm căng thẳng.
2. Phân loại trà thảo dược
Hiện nay có khoảng 60 giống hoa cúc trên thế giới. Tại Việt Nam, số lượng này là 15. Rất nhiều loại cúc phổ biến tại nước ta như: Cúc trắng, cúc vạn thọ, cúc tiến vua, cúc đại đóa… Mỗi loại đều có những thành phần rất tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng trà hoa cúc loại nào tốt?
Theo đánh giá của các chuyên gia, trà hoa cúc vàng và trà hoa cúc trắng là hai thức trà có giá trị dinh dưỡng tốt nhất với sức khỏe. Chúng mang những đặc điểm nổi bật như sau:
- Trà cúc vàng: Hay còn được gọi là cúc tiến vua. Đây là giống hoa có bông nhỏ, nhiều cánh. Khi pha trà, người dùng sẽ cảm nhận được mùi hương nhẹ, vị hơi đắng dịu. Tác dụng của trà hoa cúc vàng giúp thư giãn tinh thần, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và bồi bổ cơ thể.
- Trà cúc trắng: Thời điểm tốt nhất để thu hái hoa là vào khoảng thời gian tháng 7. Sử dụng trà hoa cúc có vị gì, như thế nào? Khi dùng, trà có vị đắng và hơi nồng. Trà có tác dụng trong việc thanh nhiệt, thanh lọc và giải độc cơ thể rất tốt.
3. Cách thu hoạch và bào chế dược liệu
Thông thường, hoa cúc dùng làm trà sẽ được thu hái vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11, đây là thời điểm khi thời tiết đang ở cuối thu đầu đông. Khi thu hái, nên lựa chọn hoa đó, có màu tươi sáng, hương thơm dịu, không nên lấy cả cành, lá và cuống hoa. Theo kinh nghiệm dân gian, lựa chọn hoa vừa chớm nở là tốt nhất để dùng làm trà, có thể dùng tươi luôn hoặc sấy khô, sao vàng rồi sử dụng.
Với cách sao trà hoa cúc, người dùng cũng cần phải lưu ý không nên sao quá kỹ, sao cho tới khi cúc bắt đầu hơi ngả màu thì tắt bếp, để nguội rồi bảo quản bằng lọ thủy tinh hoặc túi bóng kín. Nên đặt trà hoa cúc khô tại những khu vực khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc, mối mọt, ảnh hưởng tới dược tính của trà thảo dược.
Tìm hiểu trà bông cúc có tác dụng gì với sức khỏe và trà hoa cúc uống có tốt không?
Trà hoa cúc có tác dụng gì và uống trà hoa cúc có tác dụng gì đối với sức khỏe người dùng? Đây là câu hỏi được đặt ra rất nhiều khi người dùng với bắt đầu sử dụng loại trà thảo dược này. Tác dụng của hoa cúc vàng với sức khỏe đã được chứng minh qua những bài thuốc y học cổ truyền cũng như y học hiện đại. Công dụng của hoa cúc được liệt kê như sau:
- Tác dụng của hoa cúc đối với da mặt là công dụng khiến nhiều người phải cảm thấy bất ngờ. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đây là phương pháp làm đẹp phổ biến, vừa tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí. Hơn nữa thành phần của hoa cúc cũng được chiết xuất để làm thành nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da mặt. Beta-carotene là dưỡng chất có hiệu quả trong quá trình trao đổi chất, duy trì được sức khỏe ổn định và có khả năng tái tạo làm da. Với những chị em bị dị ứng thời tiết, kích ứng do dùng mỹ phẩm không hợp thì sử dụng trà hoa cúc cũng là phương pháp điều trị hiệu quả.
- Sử dụng trà hoa cúc sạch còn là giải pháp giúp ngăn ngừa những triệu chứng của bệnh tim, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh lý này rất tốt. Hàm lượng flavonoids có đóng góp vai trò quan trọng trong việc làm giảm huyết áp và lượng cholesterol có trong cơ thể. Chất oxy hóa có trong trà thảo dược làm giảm những cơn đau thắt ngực và giúp kiểm soát được bệnh tốt hơn.
- Trà hoa cúc công dụng hạ sốt, giải cảm. Đây là bài thuốc đã được các danh y Trung Hoa xưa áp dụng nhiều để chữa cảm thanh, phong hàn, nhức đầu và sưng tấy. Với những bệnh nhân có triệu chứng sốt cao, cảm lạnh, sử dụng dược liệu giúp làm giảm các triệu chứng đó nhanh chóng.
- Trà thảo dược hoa cúc giúp ngăn ngừa chứng bệnh đái tháo đường hiệu quả. Thành phần của trà có tác dụng điều chỉnh glucose và insulin trong cơ thể – một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh tiểu đường thường gặp. Các nghiên cứu trong y học hiện đại cũng đã chứng minh được thành phần trong dược liệu giúp ổn định được lượng đường có trong máu, từ đó hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh lý này.
- Thức trà này còn là bài thuốc chữa chứng mất ngủ kinh niên. Khác với nhiều trà khác như trà xanh, trà mạn, trà cúc không chứa cafein nên có công dụng an thần, duy trì và cải thiện giấc ngủ. Dùng trà trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng sẽ giúp bạn vào giấc nhanh hơn và ngủ sâu hơn.
- Với những người mắc những bệnh về da liễu như ngứa ghẻ, mụn nhọt, người bệnh có thể sử dụng trà cúc kết hợp với bồ công anh, kim ngân sẽ làm tiêu viêm, giảm mụn nhọt nhanh chóng.
- Đây là một trong những loại thuốc bổ có khả năng chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Hoạt chất apigenin tác động vào quá trình phát triển của các khối u, ngăn ngừa những triệu chứng về các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư da, ung thư cổ tử cung và tuyến tiền liệt.
- Uống trà hoa cúc mát gan, giải độc tố và thanh lọc cơ thể. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm về gan. Đặc biệt, với những người thường xuyên dùng các chất kích thích, sử dụng rượu bia, trà cúc giúp thanh nhiệt, giải rượu rất hiệu quả. Để tăng thêm hương vị khi dùng, người bệnh có thể kết hợp với hoa hòe, hương vị thơm ngon và vẫn đảm bảo được dược tính.
- Loại trà thảo dược này có vai trò trong việc cải thiện sức khỏe của đôi mắt. Với những người phải sử dụng máy tính hàng ngày, hay đọc sách, dùng điện thoại và phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời thì đây thật sự là bài thuốc bổ giúp đôi mắt thêm khỏe và hạn chế được nhiều bệnh lý về mắt.
Ngoài những công dụng trên, trà cúc còn được biết đến là công thức giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress. Không ít người thường xuyên gặp những áp lực trong cuộc sống hay phải làm việc quá công suất thì đây chính là phương pháp giảm lo âu hiệu quả. Đặc biệt, sử dụng trà hoa cúc còn giúp điều trị chứng hôi miệng, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tìm hiểu trà hoa cúc pha thế nào?
Trà hoa cúc cách làm đúng tiêu chuẩn giúp thảo dược đảm bảo được dược tính và gia tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng. Vậy, cách ướp trà hoa cúc như thế nào là đúng tiêu chuẩn?
1. Sử dụng hoa cúc khô pha trà
Đây được xem là cách pha đơn giản, phổ biến và được nhiều người áp dụng nhất. Thưởng thức, nhâm nhi một tách trà thơm ngon, hương dịu nhẹ, vị ngọt hơi đắng giúp bồi bổ cho sức khỏe rất tốt. Với cách pha này, thực hiện theo những bước sau đây:
- Chuẩn bị 3 đến 5 bông cúc khô, rửa sạch để tránh bụi bẩn.
- Cho dược liệu vào ấm trà và thêm nước nóng khoảng 80 đến 90 độ C.
- Đậy nắp và ngâm trà khoảng 10 phút, để các dưỡng chất ngấm ra nước rồi thưởng thức.
2. Kết hợp trà với những nguyên liệu khác
Đây là loại dược liệu lành tính, không chứa độc tố nên người dùng có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để kích thích hương vị và tăng hiệu quả của dược liệu. Dưới đây là một số công thức khi kết hợp với các loại dược liệu khác
- Kết hợp với cam thảo: Chuẩn bị hoa cúc khô, rễ cam thảo và 2 thìa nhỏ đường phèn. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm, đun sôi khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp. Người dùng có thể sử dụng nóng hoặc để trong tủ lạnh dùng dần, điều này không hề ảnh hưởng tới dược tính của trà.
- Kết hợp với mật ong: Chuẩn bị 10gr hoa cúc đã được bào chế khô và 30ml mật ong. Cho dược liệu vào ấm, ủ cùng nước nóng trong khoảng 5 phút rồi thêm mật ong vào trà. Sự kết hợp này giúp làm ấm cơ thể và hỗ trợ điều trị mất ngủ.
3. Hoa cúc ngâm rượu
Mọi người thường nghĩ chỉ nên dùng các bộ phận như rễ, thân của dược liệu để ngâm rượu. Tuy nhiên, dùng hoa cúc ngâm rượu cũng là bài thuốc được nhiều người áp dụng bởi tính hiệu quả của chúng mang lại.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1kg hoa cúc tươi (hoặc 100gr hoa cúc khô)
- 10 lít rượu nếp khoảng 45 độ.
- Bình thủy tinh ngâm rượu.
Các bước thực hiện:
- Có thể sử dụng hoa cúc khô trực tiếp. Trong trường hợp là hoa cúc tươi, cần phải phơi khô hoặc sao vàng.
- Cho dược liệu đã sao vàng vào nồi, để lửa nhỏ và đổ thêm rượu vào cùng. Đổ cho ngập dược liệu và đun nhỏ lửa trong khoảng 1 tiếng và tắt bếp.
- Lọc hết bã hoa bằng miếng vải mỏng, lấy toàn bộ phần nước cốt.
- Cho nước cốt rượu hoa cúc ngâm cùng rượu trắng trong khoảng 3 tháng rồi sử dụng. Ngoài ra, nhiều người còn ủ rượu trong lòng đất khoảng 1 năm rồi đào lên dùng.
- Sử dụng rượu thuốc trong bữa ăn, mỗi ngày chỉ dùng khoảng 50ml để đạt hiệu quả tốt nhất với sức khỏe.
Cách uống trà đạt hiệu quả
Không chỉ cách pha trà ảnh hưởng tới dược tính của dược liệu mà thời điểm uống trà cũng quyết định rất nhiều tới hiệu quả của thảo dược với cơ thể người dùng. Người sử dụng cần phải ghi nhớ những thời điểm uống trà sau đây:
- Khi thức dậy, sau bữa ăn chính 30 phút và trước khi đi ngủ 30 phút là ba thời điểm tốt nhất để uống trà.
- Có thể dùng trà sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc khi gặp tình trạng khó tiêu. Trà cúc giúp tiêu hóa thực phẩm nhanh chóng, kích thích hoạt động của đường tiêu hóa và là mất cảm giác đầy bụng.
- Khi sử dụng quá nhiều đồ ăn mặn với hàm lượng muối cao, sử dụng trà giúp cân bằng, trung hòa lượng muối, đồng thời đào thải lượng muối thừa ra khỏi cơ thể.
- Sử dụng trà sau khi vận động nhiều, cơ thể ra mồ hôi và mất lượng nước. Trà cúc là bài thuốc, phương pháp bù nước hiệu quả và nhanh chóng.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi người dùng sử dụng trà như uống nhiều trà hoa cúc có tốt không và có bầu uống trà hoa cúc được không? Là liều thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, để phát huy và đảm bảo được đầy đủ dược tính của trà hoa cúc, người dùng cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Có nên uống trà hoa cúc mỗi ngày hay không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Người dùng hoàn toàn có thể sử dụng trà hàng ngày để bồi bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, theo những người có chuyên môn, chỉ nên dùng khoảng 15gr đến 20gr trà cúc khô mỗi ngày. Đây là liều lượng tốt nhất cho cơ thể mỗi ngày.
- Nhiều phụ sản thắc mắc có thai uống trà hoa cúc được không? Dùng trà cúc trong thời gian mang bầu làm giảm những triệu chứng ốm nghén và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải lưu ý về liều lượng.
- Những người bị dị ứng với phấn hoa không nên sử dụng trà.
- Không được uống trà khi còn đói sẽ dẫn tới tình trạng say trà.
- Trong thời gian sử dụng, nếu trà có mùi hắc khi pha thì cần phải kiểm tra lại chất lượng của trà thảo dược.
Trên đây là những kiến thức, những hiểu biết về trà hoa cúc – thức trà bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Hy vọng rằng, với những chia sẻ của thuocdantoc.vn, đây sẽ là những thông tin bổ ích gửi tới quý độc giả.
Có thể bạn quan tâm
- Trà hoa hồng: Công dụng, cách dùng và lưu ý
- Cây quao chữa bệnh gì? Cách sử dụng và thận trọng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!