Viêm phế quản khi mang thai: Biện pháp ngăn ngừa và điều trị

Việc thay đổi các nội tiết tố và hoạt động của hệ miễn dịch trong giai đoạn mang thai sẽ khiến cho bà bầu dễ mắc phải các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm… dẫn đến tình trạng viêm phế quản. Nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp bà bầu có những hướng điều trị an toàn, đồng thời có thể đề ra được các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản khi mang thai và cách điều trị
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản khi mang thai và cách điều trị

I/ Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản trong giai đoạn mang thai

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm các đường dẫn khí (phế quản) trong phổi. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh bị khó thở và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là đối với các phụ nữ đang mang thai. Vì chúng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Nguyên nhân nào gây viêm phế quản ở phụ nữ mang thai?

Những người phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai sẽ có những thay đổi về nội tiết tố cũng như hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó khiến cho cơ thể dễ mắc phải các chứng bệnh thông thường dẫn đến viêm phế quản. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản ở phụ nữ mang thai có thể kể đến là:

  • Nhiễm vi khuẩn và virus: Bị cảm lạnh hoặc cảm cúm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản.
  • Chất kích thích: Việc hít phải khói thuốc, bụi bẩn hoặc các hóa chất cũng có thể làm cho phế quản bị viêm. Những tác nhân này có thể làm cho bệnh ngày càng trầm trọng và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bệnh khi đã ở mức độ này thường gây hại cho em bé, làm tăng nguy cơ mắc những chứng bẩm sinh khi được sinh ra.
  • Tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian dài: Phụ nữ mang thai có thể bị viêm phế quản do hít phải bụi, các acid mạnh, amoniac trong thời gian dài.

Triệu chứng viêm phế quản ở phụ nữ mang thai là gì?

Phụ nữ bị viêm phế quản trong giai đoạn mang thai cũng có các triệu chứng tương tự như những người khác. Cụ thể như sau:

  • Ho khan.
  • Viêm họng.
  • Đau ngực.
  • Sốt trên 37ºC
  • Ho ra máu.
  • Khó thở.
  • Chán ăn, ăn không ngon.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
  • Chảy dịch nhầy màu vàng, xám từ  mũi.

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể gặp phải những vấn đề khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ để biết rõ hơn thông tin về vấn đề này.

Biến chứng có thể gặp khi bị viêm phế quản trong giai đoạn mang thai

  • Bị viêm phế quản khi mang thai sẽ gây ra tình trạng khó thở, lượng oxy vào phổi không đủ để cung cấp cho các quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Điều này cũng khiến lượng oxy cấp cho thai nhi bị giảm đi, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
  • Bệnh sẽ khiến cho bà bầu ăn uống không được ngon miệng, gây chán ăn từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
  • Khi bị viêm phế quản do hút phải thuốc lá, có thể gây ra các biến chứng sau: Làm giảm cân nặng của trẻ khi sinh, mắc các vấn đề về đường hô hấp, dị tật tim, ảnh hưởng đến não…

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản trong giai đoạn mang thai

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản trong thời kỳ mang thai
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản trong thời kỳ mang thai

1. Chẩn đoán

Trước tiên, việc chẩn đoán bệnh viêm phế quản sẽ được thực hiện dưới hình thức khám thực thể. Bằng việc quan sát các biểu hiện bất thường ở vùng họng và dựa vào các triệu chứng mà bà bầu gặp phải để đưa ra những kết luận đầu tiên về tình trạng bệnh. Sau đó, có thể bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm đờm được ho ra từ trong phổi để xác định các loại vi khuẩn và virus gây hại, từ đó đưa ra được các hướng chữa trị phù hợp. Xét nghiệm máu cũng là một cách có thể được áp dụng trong trường hợp này.

Ngoài ra, để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác như bị lao, viêm phổi bạn cũng sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác.

2. Chẩn đoán

Dùng thuốc kháng sinh:

Trong một số trường hợp bị viêm phế quản sẽ không cần dùng đến thuốc vì chúng có thể tự biến mất nếu như người bệnh được nghỉ ngơi và chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, sau vài ngày mà không thấy bệnh thuyên giảm thì hãy liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn cách điều trị.

Thông thường để làm giảm các triệu chứng của viêm phế quản, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh cho bạn sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc tây trong thời gian này có thể làm hại đến thai nhi, vì vậy bạn cần thận trọng khi lựa chọn thuốc để uống. Một số thuốc kháng sinh được cho là an toàn đối với thai nhi bao gồm:

  • Clindamycin
  • Amoxicillin
  • Nitrofurantoin
  • Erythromycin
  • Ampicillin

Tuyệt đối không được dùng sulfamethoxazole, trimethoprim, minocycline… vì chúng có thể gây hại cho thai nhi, dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ.

♦ Áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà:

Song song với việc điều trị bằng thuốc, áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà cũng sẽ giúp cho các biểu hiện của bệnh được giảm bớt, đồng thời chúng cũng giúp cho quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi. Những biện pháp được cho là tốt nhất để chữa trị viêm phế quản cấp tính trong giai đoạn mang thai bao gồm:

  • Súc miệng bằng nước muối: Dùng các dung dịch nước muối có sẵn hoặc pha hỗn hợp nước và muối để súc miệng sẽ giúp loại bớt các chất nhầy, giảm đau vùng họng.
  • Uống nước gừng: Lấy vài lát gừng mỏng đem nghiền cho nát rồi cho vào ly nước nóng, uống khi đang ấm. Cách này cũng có thể làm giảm được các triệu chứng của bệnh viêm phế quản, đặc biệt là trong trường hợp bị cảm lạnh thông thường.
  • Xông hơi: Bạn hãy lấy một nồi nước sôi, cho thêm vào đó vài lát gừng hoặc một vài giọt tinh dầu thiên nhiên vào rồi xông. Các triệu chứng bệnh cũng sẽ được giảm bớt.
  • Uống nước chanh – mật ong: Vắt 1 ít nước cốt chanh, 1 vài thìa mật ong vào ly nước ấm rồi khuấy đều lên để uống. Chanh và mật ong sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong cổ họng, cải thiện được chứng nghẹt mũi, sổ mũi.

Ngoài những cách trên, bạn cũng cần phải chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống của mình cho phù hợp. Vì những thói quen sinh hoạt tưởng như vô hại đôi khi lại có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh.

III/ Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài. Vì thế để hạn chế nguy cơ mắc viêm phế quản cho bản thân, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị viêm phế quản hoặc bị các bệnh có thể lây nhiễm khác.
  • Cần phải sử dụng khẩu trang khi ra đường hoặc tránh tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây kích ứng như phấn hoa, hóa chất…
  • Rửa tay thường xuyên để làm giảm nguy cơ bị nhiễm virus.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ đúng giờ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Viêm phế quản: Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm. Là một bệnh lý phổ biến,...

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và...

viêm tiểu phế quản co thắt

Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt – Nguy hiểm, cần trị sớm

Viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không...

viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nguy hiểm không? Cách điều trị

So với giai đoạn đầu thì tình trạng viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường có diễn tiến phức tạp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.