Bệnh viêm phế quản có lây nhiễm không?

Hỏi: “Thưa bác sĩ, tôi được chẩn đoán là bị viêm phế quản cấp tính và đang được điều trị bằng một số loại thuốc. Hiện tại tôi đang sống chung với gia đình nên khá lo lắng là liệu viêm phế quản có lây từ người này sang người khác hay không? Mong bác sĩ sẽ giải đáp thắc mắc này của tôi, tôi xin cảm ơn.”

Trần Thị Thu Uyên (uyentran2301@gmail.com)

viêm phế quản có lây không
Viêm phế quản có lây không là vấn đề khiến nhiều người lo lắng

Trả lời:

Xin chào bạn Thu Uyên!

Trước tiên, chúng tôi xin cám ơn vì bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến. Viêm phế quản là bệnh lý phổ biến hiện nay và vấn đề bệnh có lây nhiễm không được rất nhiều người quan tâm. Để giải đáp, chúng tôi đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh và được bác sĩ chia sẻ như sau.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản gồm 2 loại là viêm phế quản cấp tính mà mãn tính. Viêm phế quản mãn tính là tình trạng lớp lót bề mặt của đường dẫn khí phế quản bị viêm kéo dài. Nguyên nhân gây bệnh thường là do hút thuốc lá nhưng cũng có thể là do tiếp xúc thường xuyên với các chất kích thích độc hại khác. Thông thường, viêm phế quản mãn tính không truyền nhiễm, vì vậy bạn không thể bị lây nhiễm từ một người bệnh nào đó hoặc truyền bệnh sang người khác. Những người bị viêm phế quản mãn tính thường bị ho có đờm, nếu bệnh không phải do nhiễm trùng thì cả khi tiếp xúc gần gũi bệnh cũng không lây nhiễm.

Đối với viêm phế quản cấp tính, đây là tình trạng lớp lót bề mặt của đường dẫn khí phế quản bị viêm trong thời gian ngắn. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn. Các loại vi khuẩn phổ biến gây viêm phế quản bao gồm: Bordetella ho gà, Streptococcus, Mycoplasma, Chlamydia.

Nhiễm trùng thường sẽ kéo dài trong khoảng 7 đến 10 ngày nhưng triệu chứng ho có thể tiếp tục trong nhiều tuần sau khi các triệu chứng ban đầu đã qua. Do là một bệnh nhiễm trùng nên viêm phế quản cấp tính có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác giống như bệnh cảm lạnh thông thường.

Viêm phế quản có lây nhiễm không?

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh khẳng định rằng viêm phế quản có thể lây lan và chủ yếu thông qua đường hô hấp nếu mọi người không chú ý phòng tránh. Cụ thể, viêm phế quản cấp tính do nhiễm trùng thường lây nhiễm thông qua các giọt nước bọt, trong không khí có chứa mầm bệnh mà ai đó đã phát tán ra khi nói, hắt hơi hoặc ho.

Virus và vi khuẩn có thể sống bên ngoài cơ thể người trong khoảng vài phút, vài giờ và thậm chí là vài ngày. Do đó bạn có thể bị nhiễm viêm phế quản cấp tính vì chạm vào một vật chứa mầm bệnh chẳng hạn như nắm cửa, bắt tay với người bệnh rồi chạm tay vào mắt, mũi, miệng của bạn.

Viêm phế quản cấp tính do nhiễm vi khuẩn có thể dễ dàng truyền sang những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc nhiễm trùng mãn tính. Trẻ em và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

viêm phế quản có lây nhiễm không
Viêm phế quản có thể lây nhiễm, thông thường là qua đường hô hấp

Triệu chứng và thời gian ủ bệnh

Viêm phế quản truyền nhiễm cấp tính có thời gian ủ bệnh từ 4 đến 6 ngày. Trong khoảng thời gian trước khi triệu chứng bắt đầu, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chảy nước mũi và đau họng. Các triệu chứng viêm phế quản bao gồm:

  • Ho
  • Khò khè
  • Khó thở
  • Đau ngực, khó chịu
  • Có đờm
  • Ớn lạnh
  • Sốt, mệt mỏi

Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính thường mờ dần trong vòng một đến hai tuần khi bệnh khởi phát, ngoài trừ ho có thể tiếp tục trong vài tuần.

Phòng ngừa lây nhiễm viêm phế quản

Để phòng ngừa viêm phế quản lây lan, đầu tiên thì người bệnh nên thăm khám và điều trị với bác sĩ, đặc biệt là trong các trường hợp sau:

  • Số trên 38 độ C
  • Ho kéo dài hơn 3 tuần
  • Khò khè hoặc khó thở liên tục
  • Chất nhầy đổi màu hoặc có máu từ miệng, mũi

Bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi về sức khỏe trước đây của bạn, bao gồm cả việc bạn có hút thuốc và đã tiêm phòng cảm cúm chưa. Tiếp theo, bác sĩ sẽ lắng nghe hơi thở thông qua ống nghe và có thể khuyến nghị bạn chụp X-quang ngực để xác định nguyên nhân gây ho.

Nếu viêm phế quản do virus gây nên, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc không kê đơn để hạ sốt và khuyên bạn nên nghỉ ngơi, uống nước nhiều. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus, nó chỉ được sử dụng trong trường hợp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Do đó, không nên tự ý mua thuốc kháng sinh sử dụng khi bắt gặp triệu chứng viêm phế quản vì có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Tiếp theo, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản, người bệnh và người xung quanh nên chú ý các điều sau:

  • Tránh tiếp xúc với bất kỳ ai bị bệnh
  • Tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm phế quản
  • Không chạm vào khăn giấy mà người bị viêm phế quản đã sử dụng vì có thể lây nhiễm bệnh thông qua chất nhầy
  • Tiêm phòng cúm hàng năm
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước ấm, xà phòng
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay bẩn

Mong rằng bài viết trên đây đã có thể giải đáp thắc mắc viêm phế quản có lây nhiễm không. Nếu như nhận thấy những triệu chứng của bệnh, hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị với bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa, hãy luôn tìm kiếm lời khuyên trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.

viêm tiểu phế quản co thắt

Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt – Nguy hiểm, cần trị sớm

Viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể phát...

Hướng dẫn cách chữa viêm phế quản bằng tỏi đơn giản lại rẻ tiền

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có thể tự khỏi...

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và...

viêm tiểu phế quản co thắt

Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt – Nguy hiểm, cần trị sớm

Viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không...

Tìm hiểu cách chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu

Bài thuốc chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu cực đơn giản

Bên cạnh việc uống thuốc tây, chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu tằm cũng có thể khắc phục...

Có nên tập thể dục khi bị viêm phế quản không? Bác sĩ giải đáp

Người bị viêm phế quản thường được khuyên nên hạn chế một số hoạt động thể chất tốn kém quá...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *