VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin về công tác khám chữa bệnh mề đay bằng thảo dược tại Trung tâm Thuốc dân tộc trong phóng sự mới nhất. [Đọc ngay]

Cách nhận biết dị ứng hình xăm và phương pháp điều trị

Bên cạnh một số rủi ro có thể mắc phải khi đi xăm như: viêm gan, nhiễm vi rút HIV, bạn còn có thể đối mặt với chứng dị ứng da. Mực xăm có thể gây các phản ứng dị ứng như sưng, kích ứng, phát ban hay những bất thường về da tại vị trí xăm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết chính xác tình trạng dị ứng hình xăm và cách khắc phục hiệu quả, an toàn nhất.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Nguyên nhân gây dị ứng hình xăm

Dị ứng hình xăm thường là do dị ứng với các thành phần trong mực xăm, chẳng hạn như thuốc nhuộm, phẩm màu, chất kim loại…

Một số loại mực xăm có thành phần thuốc nhuộm là những chất được dùng trong sơn, ngành in ấn… Khi những chất trên xâm nhập vào da, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để chống lại chất gây hại cho cơ thể, hình thành phản ứng dị ứng.

Mực xăm không nằm trong danh mục chịu trách nhiệm quản lý của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), điều này có nghĩa là không phải lúc nào bạn cũng biết chính xác được những thành phần có trong đó.

Vì vậy, nếu có ý định xăm, nên yêu cầu nghệ sĩ hình xăm cho biết về loại mực được sử dụng, tìm hiểu thành phần có nguy cơ gây dị ứng hoặc được ghi nhận là có hại. Điều này giúp bạn chọn được sản phẩm mực in chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

Dưới đây là một số thành phần trong mực in có thể gây phản ứng dị ứng:

cách nhận biết dị ứng hình xăm
Các thành phần hóa học có trong mực xăm có thể gây các phản ứng dị ứng lên da như sưng, kích ứng, phát ban…
  • Nhôm
  • Aminoazobenzene
  • Brazilwood
  • Coban aluminate
  • Coban clorua
  • Cadmium sulfide
  • Carbon (còn gọi là mực Ấn Độ)
  • Thuốc nhuộm phthalocyanine
  • Oxit crom
  • Sắt ô-xít
  • Chì cromat
  • Hydrat sắt
  • Oxit sắt
  • Oxit titan
  • Oxit kẽm
  • Mangan
  • Sunfua thủy ngân
  • Gỗ đàn hương

Các loại phản ứng với hình xăm thường gặp

Một số phản ứng dị ứng hình xăm thường gặp là:

1. Dị ứng cấp tính

Những người có  bị sưng, kích thích tại vị trí xăm

Điều này xảy ra là do bị kích ứng với kim xăm và mực xăm. Nhìn chung, hình thức dị ứng này không nghiêm trọng lắm và thường biến mất trong khoảng hai hoặc ba tuần.

Dị ứng hình xăm
Hình xăm có thể gây dị ứng.

2. Nhạy cảm

Có một số loại hình xăm sau khi phản ứng với ánh sáng mặt trời có thể làm xuất hiện phản ứng dị ứng. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, sắc tố vàng, đen, xanh và đỏ trong mực xăm có chứa Cadmium Sulfide, có thể gây dị ứng nếu như tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

3. Viêm da

Dị ứng hình xăm có thể bao gồm cả viêm da. Nguyên nhân chủ yếu là do dị ứng thủy ngân trong mực xăm có màu đỏ.

4. Mảng lichen

Hiện tượng này hiếm gặp và cũng liên quan mật thiết đến mực xăm màu đỏ. Các triệu chứng đặc trưng là: da nổi đốm sưng nhỏ xung quanh vùng mực nhưng không gây ngứa hay kích ứng.

5. U hạt

Đây là tình trạng da xuất hiện vết sưng nhỏ do dị ứng. Dùng các loại mực sơn màu đỏ, xanh lá cây có thể gây ra u hạt.

6. Phản ứng giả mạc

Phản ứng phát ban, đỏ da được hình thành là do cơ thể nhạy cảm với một chất trong mực xăm. Tuy nhiên, hiện tượng trên không xảy ra ngay lập tức mà thường xuất hiện khá chậm.

Triệu chứng dị ứng hình xăm

Các triệu chứng dị ứng hình xăm có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng.

nguyên nhân dị ứng hình xăm
Hình ảnh da bị nổi hồng ban và sưng đỏ do bị dị ứng hình xăm.

Người bị dị ứng hình xăm nhẹ có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ngứa da
  • Da bị phát ban hoặc sưng lên
  • Da nổi mảng đỏ hoặc bị kích ứng
  • Bong tróc da
  • Sưng, khu vực hình xăm có chảy dịch
  • Nổi vảy quanh vị trí hình xăm
  • Xuất hiện mụn thịt, nốt sần

Trong một số trường hợp, phản ứng dị ứng có thể xuất hiện nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nên liên hệ với chuyên gia nếu bạn có những biểu hiện sau:

  • Ngứa ngáy, nóng rát dữ dội xung quanh hình xăm
  • Chảy mủ
  • Ớn lạnh hoặc nóng bừng bừng ở cổ, đầu, sau đó lan xuống ngực trong vòng 30 giây đến 5 phút
  • Sốt
  • Sưng quanh mắt
  • Khó thở

Phân biệt dị ứng hình xăm và nhiễm trùng

Các triệu chứng dị ứng hình xăm và nhiễm trùng hình xăm khá giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy vậy, giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt nhất định:

Dị ứng:

Thông thường, các biểu hiện của dị ứng như ngứa, nóng rát, sưng đỏ chỉ xuất hiện và gây ảnh hưởng tại vị trí lân cận hình xăm. Nếu như dị ứng hình xăm là do mực in gây nên, triệu chứng chỉ xuất hiện quanh khu vực có màu sắc gây dị ứng. Trong đó, màu đỏ là màu gây dị ứng phổ biến nhất.

Dị ứng hình xăm chỉ kéo dài trong một vài ngày. Ở những đối tượng mẫn cảm hơn, phản ứng dị ứng có thể kéo dài đến vài tuần.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng cũng gây đỏ, ngứa, kích ứng da. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không chỉ xuất hiện tại vị trí xăm mà còn biểu hiện trên toàn thân như sốt, ớn lạnh… So với dị ứng, nhiễm trùng có thể kéo dài (từ vài ngày đến vài tuần hoặc thậm chí là hơn).

Nên làm gì khi bị dị ứng hình xăm?

Nếu như bị dị ứng hình xăm, không nên tự áp dụng biện pháp điều trị tại nhà hoặc chờ triệu chứng tự biến mất. Lúc này, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định điều trị.

Điều trị dị ứng hình xăm

Căn cứ vào mức độ dị ứng, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp nhất. Nếu chỉ bị dị ứng hình xăm nhẹ, không quá nghiêm trọng, bạn có thể dùng một số thuốc không kê đơn OTC để giảm đau.

cách khắc phục dị ứng hình xăm
Dùng thuốc tây là cách khắc phục phản ứng dị ứng hình xăm phổ biến nhất hiện nay.

Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định nếu như bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn.

Các loại thuốc Histamine như Diphenhydramine (Benadryl) có thể cải thiện chứng ngứa, mẩn đỏ, xoa dịu, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Hoặc, một số thuốc mỡ tại chỗ như hydrocortisone hoặc kem triamcinolone (Cinolar) có thể làm giảm viêm da cục bộ.

Nếu việc dùng các loại thuốc không kê đơn không đem lại hiệu quả cao, bạn có thể dùng thuốc kháng Histamine kê đơn để khắc phục.

Có cần phải xóa hình xăm để trị dị ứng hay không?

Điều này không thực sự cần thiết. Nếu như biết cách chăm sóc vùng da bị dị ứng hình xăm đúng cách, chỉ sau một vài ngày, các phản ứng dị ứng sẽ bắt đầu mờ nhạt và biến mất.

Trong một số trường hợp dị ứng và nhiễm trùng nghiêm trọng, cần tiến hành áp dụng biện pháp điều trị, nếu không, hình xăm sẽ bị biến dạng.

Nếu như da quá nhạy cảm, không thể tiếp xúc với mực xăm và bạn cũng không muốn xăm nữa, giải pháp xóa hình xăm có thể được cân nhắc. Tuy nhiên, không được tự ý xóa mà nên đến cơ sở y tế chất lượng để được nhận tư vấn và chỉ định phương pháp xóa hình xăm an toàn.

Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng hình xăm?

Để tránh được những rủi ro, nguy cơ khi xăm, cần lưu ý một số điều sau:

  • Hiểu rõ những chất mà bản thân bị dị ứng.
  • Hiểu rõ tình trạng da và một số vấn đề về da mắc phải: vẩy nến, chàm…
  • Không nên xăm nếu bạn mắc bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch.

Sau khi chắc chắn những yếu tố trên, hãy chọn một đại chỉ xăm hình uy tín, chất lượng. Bạn có thể dựa vào tiêu chí sau để “chọn mặt gửi vàng”:

  • Cơ sở đó có được cấp giấy phép hoạt động hay không?
  • Danh tiếng có tốt không?
  • Mực in có đảm bảo an toàn?
  • Trình độ của nghệ sĩ hình xăm như thế nào?

Với sự phát triển rầm rộ hình thức nghệ thuật xăm hình trong những năm gần đây, tỉ lệ người bị dị ứng cũng tăng lên tỉ lệ thuận. Do đó, cách tốt nhất để tránh bị dị ứng đó là bạn nên tìm hiểu thật kĩ để hiểu những nguy cơ mắc phải và có biện pháp ứng phó phù hợp.

Bài đọc thêm:

Thông tin chỉ mang tính tham khảo, Thuocdantoc.vn không đưa lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tin bài liên quan

Bị mề đay khi sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc đã điều trị khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng nhờ bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Mẹ bị dị ứng sau sinh cần lưu ý những điều này

Mang thai và sinh con là một điều kỳ diệu đối với phụ nữ. Tuy nhiên bên cạnh niềm vui...

Bị dị ứng da bàn tay bàn chân do đâu? Điều trị thế nào?

Hiện tượng dị ứng da bàn tay bàn chân gây ra những cơn ngứa khó chịu, đỏ da… làm ảnh...

Dị Ứng Khi Ăn Thịt Gà : Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Dị ứng thịt gà được các chuyên gia đánh giá là không phổ biến nhưng không đồng nghĩa với việc...

Ăn cua bị dị ứng: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý?

Dị ứng cua là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em, người có cơ địa quá mẫn hoặc có...

Dị ứng với thịt: Bệnh lý ít gặp nhưng nghiêm trọng

Dị ứng thực phẩm là tình trạng phổ biến, xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.