Thuốc Ciclosporin: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ciclosporin là một trong những sản phẩm thuốc ức chế miễn dịch dùng trong các vấn đề về viêm nhiễm, điều trị và cải thiện tình trạng một số bệnh da liễu.

Ciclosporin
Ciclosporin (Công thức C62H111N11O12)

  • Tên hoạt chất: Ciclosporine.
  • Phân loại: thuốc ức chế miễn dịch.
  • Dạng thuốc: dung dịch dùng tiêm và dung dịch dùng uống.

Thông tin về Ciclosporin

# Tác dụng của Ciclosporin

  • Sử dụng trong điều trị bệnh vẩy nến, làm chậm tiến triển của các bệnh ngoài da.
  • Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Sử dụng điều trị bệnh liên quan đến miễn dịch như bệnh Crohn.
  • Điều trị các vấn đề về thận.
  • Sử dụng trong điều trị ghép tạng, chống thải ghép, đặc biệt là ghép giác mạc, tuyến tụy, tủy xương.

# Những dạng Ciclosporin và hàm lượng phổ biến

  • Dạng Cislosorin hòa tan, dùng uống với hàm lượng từ 100 mg/ml.
  • Dạng Cislosorin viên nang uống với hàm lượng từ 25 mg, 100 mg.
  • Dạng Cislosorin truyền tĩnh mạch với hàm lượng từ 50 mg/ml.

# Tác dụng phụ của Ciclosporin

Khi sử dụng Ciclosporin, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn bao gồm:

  • Triệu chứng sốt, ớn lạnh, ra mồ hôi, cơ thể đau nhức.
  • Các dấu hiệu lở loét cổ họng, buồn nôn, nôn.
  • Tiểu ít, đau rát khi đi tiểu, đôi khi có lẫn máu, đau lưng dưới hoặc đau bên hông, cân nặng sút hoặc tăng bất thường.
  • Bệnh nhân tiêu chảy ra máu.
  • Da có cảm giác nóng, đỏ, sưng đau hoặc có rỉ dịch trên bề mặt da.
  • Một số bệnh nhân có các dấu hiệu co giật và động kinh.
  • Bệnh nhân có lượng kali cao, mạch yếu, suy nhược cơ bắp, có cảm giác tê, tốc độ tim chậm.
  • Bệnh nhân có các vấn đề về huyết áp như mờ mắt, ù tai, đau ngực, lo lắng, nhịp tim không ổn định, khó thở.
  • Bệnh nhân bị rối loạn về khả năng di chuyển, thị lực kém, giảm sút.

Một số tác dụng phụ ít nguy hiểm có thể xảy ra gồm có:

  • Có cảm giác đau hoặc sưng nướu.
  • Bệnh nhân có cảm giác nhức đầu nhẹ.
  • Một số triệu chứng về tiêu hóa như tình trạng đau dạ dày, tiêu chảy nhẹ, tình trạng táo bón.
  • Da có cảm giác tê, ngứa và có một số triệu chứng ngoài da.
  • Các dấu hiệu co thắt cơ, có cảm giác run rẩy.

Những tác dụng phụ khi sử dụng Ciclosporin có tỉ lệ tương đối thấp, không phải bệnh nhân nào cũng có những tác dụng phụ kể trên.

Tham khảo thêm: Thuốc Prednisolon: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

# Chống chỉ định, thận trọng khi sử dụng Ciclosporin

Trong quá trình sử dụng Ciclosporin, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng Ciclosporin với người có tiền sử dị ứng.
  • Thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng, bao gồm các loại thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng và một số loại thảo dược.
  • Thông báo cho bác sĩ điều trị nếu có các bệnh lý hoặc tiền sử bệnh bao gồm: tình trạng cholesterol thấp, magie trong máu dưới mức trung bình, các vấn đề về chuyển hóa, trong đó có bệnh gan.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Ciclosporin trong những trường hợp phụ nữ đang dự định mang thai, mang thai và giai đoạn đang cho con bú. Ciclosporin có thể gây ra tình trạng sinh non và một số ảnh hưởng xấu đối với trẻ.

Ciclosporin là thuốc điều trị theo toa, do đó không tự ý sử dụng nếu chưa có những chỉ định phù hợp từ bác sĩ điều trị.

# Tương tác khi sử dụng Ciclosporin

Ciclosporin có thể gây ra một số tương tác đối với thuốc, tương tác với một số thức ăn, thức uống trong quá trình sinh hoạt, điều trị,…

Tương tác của Ciclosporin đối với thuốc gồm một số loại như:

  • Một số nhóm thuốc tránh thai.
  • Hoạt chất Caspofungin, Ezetimibe, Sulfinpyrazone.
  • Các nhóm thuốc liên quan đến hệ miễn dịch, nhiễm trùng như tacrolimus, temsirolimus, terbinafine, natalizumab, rituximab, tofacitinib và một số nhóm thuốc khác.
  • Những loại thuốc điều trị có ảnh hưởng đến bệnh thận như nhóm thuốc acyclovir, các loại kháng sinh aminoglycoside như bramycin; amphotericin B; colchicine; melphalan; thuốc sulfa bao gồm sulfamethoxazole; ranitidine vancomycin,…
  • Những loại thuốc có thể làm tăng nồng độ kali trong cơ thể, một số thuốc nước như amiloride, spironolactone.

Tương tác của Ciclosporin đối với thực phẩm:

  • Ciclosporin tương tác với một số chất kích thích, đặc biệt là thức uống có cồn, rượu, bia,… Những yếu tố này có thể làm giảm, mất tác dụng của Ciclosporin hoặc gây ra một số vấn đề không mong muốn.
Cisclosporin cần sử dụng đúng cách
Ciclosporin cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ

# Liều dùng thuốc Ciclosporin phổ biến

Thông tin về liều dùng Ciclosporin mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán điều trị, toa thuốc được bác sĩ chỉ định.

Tùy vào mục đích điều trị và loại thuốc mà Ciclosporin có thể được dùng với những liều khác nhau:

Liều dùng cho những trường hợp cấy ghép nội tạng – sử dụng trong dự phòng thải ghép:

  • Dạng thuốc truyền tĩnh mạch từ 2 – 4 mg / kg / lần / ngày, mỗi lần truyền từ 4 – 6 giờ.
  • Dạng viên nang uống, dùng từ 8 – 12 mg / kg / ngày, dùng 2 lần mỗi ngày.
  • Dạng thuốc hòa tan, sử dụng theo liều từ 8 – 12 mg / kg cân nặng, dùng mỗi ngày 1 lần.

Liều sử dụng cho những trường hợp viêm loét đại tràng ở người lớn:

  • Truyền tĩnh mạch theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.

Liều dùng thông thường cho những trường hợp bệnh ngoài da, vảy nến:

  • Những trường hợp bệnh ngoài da, vảy nến thường dùng Ciclosporin theo liều 2,5 mg / kg / ngày.

Liều dùng cho trẻ em trong cấy ghép tạng, dự phòng thải ghép:

  • Đối với Ciclosporin dạng thuốc tiêm, sử dụng theo liều từ 2 – 4 mg / kg bằng cách truyền tĩnh mạch trong 4 – 6 giờ.
  • Đối với Ciclosporin viên nang, dùng theo liều từ 8 – 12 mg / kg / ngày, sử dụng để uống, chia làm 2 lần mỗi ngày.
  • Đối với Ciclosporin dạng bột hòa tan, sử dụng liều 8 – 12 mg / kg / ngày, dùng uống mỗi ngày 1 lần.

# Triệu chứng quá liều

Triệu chứng quá liều khi sử dụng Ciclosporin thường là các dấu hiệu da hoặc mắt vàng do rối loạn chuyển hóa. Đồng thời bàn tay, bàn chân, cánh tay, cẳng chân, mắt cá chân và một số dấu hiệu khác. Nếu phát hiện các dấu hiệu quá liều thì bạn cần đến những cơ sở y tế gần nhất để có hướng điều trị và xử trí một cách phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *