Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không là thắc mắc của nhiều thanh thiếu niên. Theo bộ luật hiện hành, vảy nến thuộc nhóm bệnh da liễu nằm trong danh mục được tạm hoãn nhập ngũ. Tuy nhiên, kết luận còn phụ thuộc vào Hội đồng khám sức khỏe và phân loại mức độ vảy nến của từng người.

Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không?
Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Vảy nến là một chứng bệnh da liễu mãn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần. Người bệnh phải sống chung với tình trạng bong tróc vảy màu trắng như nến trên da trong thời gian dài, thậm chí là đến cuối đời. Mặc dù không nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng vảy nến gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Trường hợp không kiểm soát vảy nến, các tổn thương da xảy ra trong thời gian dài, kết hợp với nguy có nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, hiện nay một số thanh niên mắc phải chứng bệnh này được gọi nhập ngũ theo quy định thắc mắc: “Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không?”.

Để giải đáp vấn đề này, bạn cần tìm hiểu về những quy định cơ bản trong Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành. Theo điều 9 tại thông tư 36/2011/TTLT-BYT-BQP có quy định như sau:

Về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe: Quy định tại Bảng 1, 3, 3, phụ lục I.

Về cách cho điểm: Bác sĩ khám sức khỏe sẽ cho thang điểm từ 1 đến 6 theo các chỉ tiêu được quy định. Cụ thể:

  • Điểm 1: Sức khỏe rất tốt.
  • Điểm 2: Sức khỏe tốt.
  • Điểm 3: Sức khỏe khá.
  • Điểm 4: Sức khỏe trung bình.
  • Điểm 5: Sức khỏe kém.
  • Điểm 6: Sức khỏe rất kém.

    Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không?
    Bác sĩ khám sẽ chấm điểm chẵn từ 1 đến 6 theo quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Về cách ghi phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ như sau:

  • Sau khi thực hiện khám xét, bác sĩ thuộc mỗi chuyên khoa sẽ chấm điểm vào cột “điểm”. Đồng thời, ở cột ghi “lý do” người chấm điểm phải viết tóm tắt lý do chấm số điểm như trên. Sau đó, bác sĩ khám sức khỏe ký và ghi rõ họ tên vào cột “ký”.
  • Căn cứ vào từng cột điểm của các chỉ tiêu đã được chấm, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe sẽ phân loại, ghi bằng số và chữ vào phần kết luận. 
  • Sau khi đã đưa ra kết luận khám sức khỏe, Chủ tịch Hội đồng ký tên vào phiếu khám sức khỏe của thanh niên được triệu tập.
  • Phần chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám kèm theo dấu đóng của cơ quan Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Phần chữ ký của Chủ tịch hội đồng khám phúc tra dấu đóng của đơn vị thành lập Hội đồng phúc tra sức khỏe.

Về phân loại sức khỏe: Dựa vào điểm đã được chấm theo 8 chỉ tiêu được quy định trong phiếu khám sức khỏe để phân loại như sau:

  • Sức khỏe loại 1: Mỗi chỉ tiêu đều đạt điểm 1, sức khỏe đảm bảo để phục vụ trong hầu hết quân, binh chủng.
  • Sức khỏe loại 2: Có ít nhất 1 trong số 8 chỉ tiêu bị điểm 2, sức khỏe có thể phục vụ trong phần lớn quân, binh chủng.
  • Sức khỏe loại 3: Có ít nhất 1 trong số 8 chỉ tiêu bị điểm 3, sức khỏe hiện tại có thể phục vụ trong một số quân, binh chủng.
  • Sức khỏe loại 4: Có ít nhất 1 trong số 8 chỉ tiêu bị điểm 4, sức khỏe thanh niên có thể bị hạn chế ở một vài quân, binh chủng.
  • Sức khỏe loại 5: Có ít nhất 1 trong số 8 chỉ tiêu bị điểm 5, người này có thể thực hiện nghĩa vụ thông qua làm một vài công việc hành chính sự vụ theo lệnh tổng động viên.
  • Sức khỏe loại 6: Có ít nhất 1 trong số 8 chỉ tiêu bị điểm 6, sức khỏe rất kém được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.

Một vài điểm cần chú ý khác:

  • Trường hợp thanh niên mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể diễn biến tốt hoặc xấu dần theo thời gian điều trị, bên cạnh điểm chấm sẽ kèm theo chữ “T”, tức là “tạm thời”. Bác sĩ phải ghi rõ phần tóm tắt tên bệnh. Kết luận cũng sẽ ghi chữ “T” vào ô phân loại sức khỏe.
  • Nếu nghi ngờ chưa cho được điểm cụ thể, Hội đồng khám sẽ gửi công dân đến bệnh viện để khám và đưa ra kết luận chính xác.
  • Trường hợp vẫn chưa thể kết luận, công dân sẽ tiếp tục được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để khám ngoại chẩn. Thời gian trong khoảng 7 đến 10 ngày phải đưa ra được kết luận. Tuy nhiên trường hợp này chỉ được thực hiện trong các tình huống thật sự cần thiết.
  • Những công dân có chữ “T” trong phiếu khám sức khỏe được Hội đồng khám hướng dẫn điều trị tại các các sở y tế.

Tóm lại, theo quy định bạn phải chấp hành theo luật khi nhận được giấy gọi nhập ngũ trong trường hợp không thuộc diện được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự. Bạn cần đến nơi khám theo chỉ định của ban chỉ huy quân sự.

Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không?
Công dân khi được gọi nhập ngũ cần tuần thủ quy định đến khám nghĩa vụ quân sự theo chỉ thị của ban chỉ huy quân sự tại địa bàn cư trú

Tuy nhiên, theo phụ lục I cũng của thông tư này, người mắc bệnh da liễu trong đó có bệnh vảy nến sẽ được xếp loại sức khỏe từ mức 4 đến 6. Hội đồng khám sẽ căn cứ vào tình trạng vảy nến cụ thể của công dân để đưa ra kết luận phân loại phù hợp.

Nếu phiếu khám sức khỏe của bạn kết luận bạn có sức khỏe loại 6 thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. 

Các trường hợp bệnh da liễu được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự

Ngoài bệnh vảy nến, một số bệnh lý da liễu khác cũng được đề cập trong bộ luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với các công dân đủ tuổi. Theo đó, các bệnh được xếp vào dạng tạm hoãn nghĩa vụ có thể kể đến như: 

  • Bệnh liên quan đến nấm như nấm da, nấm kẽ, nấm tóc,…
  • Bệnh lý da liễu ngoài vảy nến còn có lang ben, ghẻ,…
  • Bệnh tổ chức liên kết như lupus ban đỏ, bệnh xơ cứng bì, viêm nút quanh động mạch…

Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị cho điểm sức khỏe rất kém (điểm 6) được miễn nghĩa vụ quân sự là xơ cứng bì lan tỏa, bệnh viêm bì cơ, phong tất ở tất cả các thể bệnh.

Tìm hiểu thêm một số trường hợp được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự

Theo quy định của pháp luật hiện hành, một số trường hợp khác được miễn hoặc hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự như:

  • Các trường hợp đặc biệt như người là con của liệt sĩ, thương binh hạng một, là một anh hoặc một em của liệt sĩ,…sẽ được miễn nghĩa vụ.
  • Các trường hợp mắc bệnh như tâm thần, động kinh, mù mắt, điếc, di chứng của bệnh lao, bệnh phong hoặc cơ thể có u ác tính, bệnh ác tính về máu, nhiễm HIV, khiếm khuyết bộ phận cơ thể,…khi có giấy chứng nhận sức khỏe thường được miễn tham gia nhập ngũ.

Cũng theo quy định cụ thể, với mỗi bộ phận trên cơ thể đều có những tiêu chí đánh giá riêng về mức độ tổn thương. Dựa vào tình trạng của công dân mà người khám sức khỏe sẽ chấm điểm theo tiêu chí được quy định. Do đó, việc tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ ở mỗi trường hợp cụ thể sẽ có sự khác biệt.

Tìm hiểu thêm một số trường hợp được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự
Tham khảo thêm thông tin cần thiết tại thông tư số 36/2011/TTLT-BYT-BQP

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không?”. Theo đó, tùy thuộc vào phân loại sức khỏe sau thăm khám mà Hội đồng khám kết luận bạn có được hoãn hay miễn nhập ngũ hay không. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về các quy định nhập ngũ ở thông tư số 36/2011/TTLT-BYT-BQP. 

Có thể bạn quan tâm:

HỮU ÍCH:

Điều trị vảy nến bằng UVB là gì? Chi phí & điều cần biết

Điều trị vảy nến bằng UVB một phương pháp kiểm soát triệu chứng và chữa bệnh bằng hình thức trị...

Tìm hiểu về bệnh vảy nến thể đảo ngược

Vảy nến thể đảo ngược là vảy nến xuất hiện ở những vùng có nếp kẽ như bẹn, nách, nếp...

8 điều bệnh vẩy nến nên và không nên làm

Cho dù bạn mới điều trị bệnh vẩy nến hay điều trị rất lâu rồi thì việc thay đổi các...

Bị vẩy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Vì sao mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường...

Vảy nến thường xuất hiện ở vùng đầu gối, khuỷu tay,...

Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở đâu nhất ?

Bệnh vảy nến là tình trạng da bị ửng đỏ, ngứa rát, xuất hiện vảy khô và bong tróc. Vảy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.