Bệnh vảy phấn hồng gibert: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy phấn hồng gibert là dạng bệnh cấp tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện các của các tổn thương da đặc hiệu. Để nhận biết chính xác căn bệnh này và biết cách điều trị hiệu quả nhất bằng thảo dược thiên nhiên, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

vảy phấn hồng gibert
Vảy nến hồng gibert (vảy phấn hồng gibert) là một dạng tổn thương da cấp tính

Vảy phấn hồng gibert là bệnh gì?

Bệnh vảy phấn hồng gibert là một dạng tổn thương da cấp tính và có khả năng lây truyền. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Mặc dù bệnh lý này khá lành tính nhưng nếu xảy ra với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai, bệnh có thể để lại một số biến chứng.

1. Triệu chứng

Vảy phấn hồng gibert có biểu hiện không rõ ràng nên rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của những bệnh lý khác.

vảy nến hồng gibert
Tổn thương da đi kèm triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu và mệt mỏi

Các triệu chứng của bệnh, bao gồm:

  • Ban đầu sẽ có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi và hơi đau đầu
  • Sau đó xuất hiện tổn thương da ở vùng lưng, bụng, ngực, cổ và cẳng tay. Vùng da tổn thương thường có hình oval hoặc tròn, màu đỏ nhạt và có giới hạn rõ so với những vùng da bình thường.
  • Đường kính các tổn thương trên da khoảng từ 2 – 5cm, kéo dài từ 5 – 15 ngày. Tuy nhiên ở những trường hợp đặc biệt, triệu chứng có thể kéo dài hơn 2 tháng.
  • Sau 2 – 3 ngày khi các tổn thương da xuất hiện, các tổn thương mới bắt đầu phát triển. Các tổn thương da mới thường có màu hồng nhẹ, ban mề đay xung quanh và có vảy khô màu xám phủ ở trên.
  • Vùng da tổn thương lõm nhẹ ở trung tâm, hơi teo, da nhăn, có màu nâu.
  • Cảm thấy ngứa nhẹ, mệt mỏi, sốt rét và sưng hạch bạch huyết ở nách.
  • Sau khi tổn thương da biến mất thường gây tăng/ giảm sắc tố nhưng hầu như không để lại dấu vết gì.

2. Nguyên nhân

Bệnh vảy phấn hồng gibert thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi trung bình khoảng 35 tuổi. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và người trên 60 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ. Một số chuyên gia đặt giả thuyết do virus Epstein-Barr (thuộc họ virus Herpes) xâm nhập và gây tổn thương da. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chính thức về giả thuyết này.

3. Biến chứng

Vảy phấn hồng gibert có thể biến mất và không cần điều trị. Tuy nhiên bệnh lý này có thể gây ngứa ngáy nghiêm trọng, lây lan tổn thương da và tái phát nhiều lần.

Nếu bệnh phát sinh trong thời gian mang thai, phụ nữ có thể đối mặt với nguy cơ sinh non và một số vấn đề tiêu cực khác.

Bệnh vảy phấn hồng gibert có lây không?

Vảy phấn hồng gibert là một bệnh truyền nhiễm. Nó có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Do đó, người bệnh cần hết sức chú ý trong việc chăm sóc và điều trị, hạn chế tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ với người khác để tránh lây nhiễm.

Ngoài ra, tổn thương do bệnh vảy phấn hồng gây ra có xu hướng lây lan rộng dần ra. Có thể tái đi tái lại nhiều lần. Bình thường nó không gây đau đớn, nhưng có thể tiến triển nặng, gây ngứa cục bộ, vô cùng khó chịu. Nên khi phát hiện bệnh, cần đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

Chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng gibert

Với những dạng vảy phấn hồng gibert điển hình, bác sĩ có thể thông qua biểu hiện lâm sàng và vị trí của tổn thương da để chẩn đoán bệnh.

Trong trường hợp triệu chứng không điển hình và có dấu hiệu biến dạng (ban mề đay, lichen hóa và xuất huyết), cần tiến hành phân biệt với tình trạng sau:

  • Viêm da dầu: Tổn thương da viêm da dầu thường tiến triển chậm, có vảy mỡ, sẩn chân lông và khu trú ở lưng, ngực và má. Ngoài ra triệu chứng của viêm da dầu thường kéo dài nếu không được điều trị.
  • Nhiễm độc da do dị ứng thuốc: Cần xét nghiệm in vitro.
  • Giang mai: Bệnh lý có tổn thương da tiến triển chậm, đi kèm với triệu chứng nổi hạch, đào ban dát sần, tổn thương niêm mạc và xét nghiệm dương tính huyết thanh giang mai.
  • Vảy nến thể chấm giọt: Có các vảy trắng xà cừ ở trên bề mặt da tổn thương.
  • Viêm da liên cầu

Điều trị bệnh vảy phấn hồng gibert

Các triệu chứng của bệnh thường không gây đau mà chỉ gây khó chịu và ngứa nhẹ. Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng của bệnh đều có xu hướng biến mất sau khoảng 12 tuần mà không cần điều trị.

vảy nến hồng gibert
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi/ uống để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy

Tuy nhiên nếu triệu chứng ngứa ngáy xuất hiện thường xuyên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp điều trị sau:

  • Kem làm dịu da và dưỡng ẩm: Những loại kem bôi này có khả năng dưỡng ẩm và làm dịu vùng da tổn thương. Khi da được dưỡng ẩm đầy đủ, các triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu sẽ có xu hướng thuyên giảm dần.
  • Thuốc bôi chứa steroid: Các dẫn xuất của corticoid (Betamethasone và Hydrocortisone) có khả năng giảm ngứa, sưng và viêm. Loại thuốc này được sử dụng khi triệu chứng không có đáp ứng với kem làm dịu da. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bôi chứa steroid, cần hạn chế dùng dài ngày hay thoa lên phạm vi da rộng.
  • Thuốc kháng histamine: Trong trường hợp triệu chứng ngứa xuất hiện vào ban đêm và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine nhằm làm giảm các phản ứng dị ứng. Nhóm thuốc này thường gây chóng mặt và buồn ngủ trong thời gian đầu sử dụng, vì vậy bạn nên hạn chế lái xe khi đang dùng thuốc.
  • Thuốc kháng virus (Acyclovir): Thuốc kháng virus được sử dụng khi xét nghiệm nhận thấy có sự hiện diện của virus gây bệnh. Nhóm thuốc này có khả năng kìm hãm và ức chế hoạt động của các loại virus nhạy cảm.

Các biện pháp chăm sóc bệnh nhân vảy phấn hồng gibert

Tổn thương da do bệnh vảy phấn hồng gibert đều có xu hướng biến mất sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên trong thời gian tổn thương da tồn tại, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu.

vảy phấn hồng gibert
Cần uống nhiều nước để tránh làm khô da và hạn chế kích thích cơn ngứa

Để cải thiện triệu chứng mệt mỏi, đau đầu và ngứa ngáy do vảy phấn hồng gibert gây ra, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Không nên dùng tay chà xát và gãi lên các vùng da tổn thương. Thay vào đó bạn có thể dùng bột yến mạch đắp lên da để giảm ngứa.
  • Bên cạnh đó có thể tắm bằng nước ấm nhẹ để làm dịu, dưỡng ẩm và cải thiện cơn ngứa.
  • Uống nhiều nước để tránh làm khô da.
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát vì có thể gây tổn thương lên vùng da bị bệnh.
  • Trong thời gian điều trị, cần hạn chế tăng tiết mồ hôi bằng cách tránh vận động mạnh.
  • Sử dụng vật dụng cá nhân riêng, không mặc chung quần áo với người khác. Có giả thuyết cho rằng bệnh lý này có khả năng lây nhiễm gián tiếp thông qua các vật dụng sinh hoạt.

Vảy phấn hồng gibert là tổn thương da cấp tính và có xu hướng biến mất trong 12 tuần mà không cần điều trị. Vì vậy hầu hết các phương pháp điều trị được thực hiện chỉ có mục đích cải thiện triệu chứng và làm giảm khó chịu cho người bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

10 lưu ý giúp phòng bệnh vảy nến tái phát

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh vẩy nến lại khiến nhiều người khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Để ngăn ngừa và kiểm soát...

Bác sĩ Tuyết Lan tư vấn giải pháp điều trị vảy nến, viêm da cơ địa trên sóng VTV2

Ngay khi vừa lên sóng VTV2, chương trình Sống khỏe mỗi ngày với chuyên đề “Đẩy lùi vảy nến, viêm...

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin có hiệu quả không?

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin gì? Cách bổ sung

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi,...

Vẩy nến phấn hồng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vẩy nến phấn hồng (Pityriasis rosea) là một loại phát ban tạm thời thường bắt đầu như xuất hiện đốm...

Chữa bệnh vẩy nến bằng hành hoa là phương pháp đơn giản, an toàn

Cách chữa bệnh vẩy nến bằng hành hoa có thể bạn chưa biết

Chữa bệnh vẩy nến bằng hành hoa có thể làm giảm được tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm, giúp bệnh...

Hướng Dẫn Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Tại Nhà Đúng Cách

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y, các đối tượng bị vảy nến có thể áp dụng một...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *