Phương pháp điều trị vẩy nến bằng laser có thể bạn chưa biết
Laser excimer là một phương pháp y học hiện đại được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều vấn đề về da liễu, trong đó có bệnh vẩy nến. Nắm rõ các thông tin về phương pháp này sẽ giúp các bạn yên tâm hơn khi thực hiện.
Thông thường, vẩy nến được điều trị bằng các loại thuốc tại chỗ, các loại kháng sinh hay sử dụng liệu pháp ánh sáng. Đây đều là những cách chữa trị mang lại tác dụng tốt và có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, nếu dùng các loại thuốc tây thì bạn sẽ khó tránh khỏi tác dụng phụ do thuốc gây ra. Còn với liệu pháp ánh sáng, sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì bạn cần phải thực hiện với mật độ 3 ngày mỗi tuần và cần kiên trì áp dụng khoảng 2 – 3 tháng.
Tổng quan về phương pháp dùng laser Excimer điều trị bệnh vẩy nến
Giới thiệu
Laser Excimer là phương pháp điều trị vẩy nến sử dụng ánh sáng cực tím B (UVB) có cường độ cao với bước sóng 308 nm (nanomet) để chiếu trực tiếp vào vùng da bị vẩy nến. Những người bị bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình là các đối tượng phù hợp để áp dụng phương pháp này.
Chữa bệnh vẩy nến bằng cách này được nghiên cứu bởi Bonis cùng với đồng nghiệp vào năm 1997. Từ đó, laser Excimer 308nm đã trở thành một trong những “vũ khí” chung được nhiều bác sĩ lựa chọn để chữa nhiều bệnh về da liễu, mở ra bước đột phá của nền y học hiện đại.
Tìm hiểu thêm: Điều trị vảy nến bằng UVB là gì? Chi phí & điều cần biết
Cách thức hoạt động
Tương tự như hoạt động của ánh sáng UVB, laser excimer sẽ gây ra Apoptosis – là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình tự hủy chương trình có sẵn trong gen – trong tế bào keratinocytes và tế bào lympho T. Vì sử dụng bước sóng 308 nm, nên khi chiếu tia laser vào vùng da bệnh, chúng sẽ phá vỡ cấu trúc DNA, điều hòa lại các gen bị lỗi, làm giảm proto-oncogene Bcl-2. Từ đó ngăn cản sự hoạt động của tế bào T và keratinocytes. Khi quá trình hoạt động của những tế bào này bị ngưng lại, chu kỳ hoạt động của các phản ứng dị ứng trong cơ thể bị kích thích bởi 2 yếu tố này sẽ bị phá vỡ, giúp khắc phục được các triệu chứng khó chịu.
Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh bằng tia laser excimer ở cường độ cực cao còn có tác dụng làm ngăn chặn nguy cơ tế bào T xâm nhập vào biểu bì và hạ bì của da, tránh được khả năng bệnh tái phát sau khi chữa trị.
Liều lượng sử dụng
Dùng tia laser Excimer 308 nm trị bệnh vẩy nến thường được áp dụng 2 – 3 lần mỗi tuần và thực hiện liên tục trong khoảng 10 – 15 tuần sẽ thấy được kết quả.
Dựa trên tình trạng bệnh, màu da và độ dày của các mảng vẩy nến mà các bác sĩ sẽ chỉ định một liều ánh sáng laser phù hợp. Để bảo vệ cho đôi mắt khỏi tác động của các tia bức xạ, bạn sẽ được trang bị kính bảo hộ trong suốt quá trình điều trị.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp laser Excimer
Áp dụng phương pháp laser Excimer 308 nm điều trị bệnh vẩy nến là cách chữa trị mới được áp dụng. Do đó, không ít người vẫn còn rất băn khoăn về hiệu quả cũng như là ưu và nhược mà biện pháp này mang lại. Với phương pháp này, chúng có những ưu và nhược như sau:
♦ Về ưu điểm:
Khác với kỹ thuật trị liệu bằng ánh sáng truyền thống, sử dụng tia laser UVB 308nm lại dùng bằng tay nên có thể điều chỉnh hướng đi của tia khiến chúng chiếu trực tiếp vào vùng da bị vảy nến mà không làm ảnh hưởng đến những vùng da xung quanh. Điều này khiến cho vùng da khỏe mạnh sẽ không bị tác động bởi những tia bức xạ, hạn chế được những tổn thương không mong muốn.
♦ Về nhược điểm:
Mặc dù được xem là biện pháp an toàn, tuy ít khi xảy ra nhưng bạn cũng có thể mắc phải một số vấn đề không mong muốn, cụ thể:
- Da bị đỏ tạm thời
- Có cảm giác ngứa, rát sau khi điều trị.
- Bị ban xuất huyết trên da.
- Da phồng rộp.
- Sắc tố của da tăng hoặc giảm.
- Để lại sẹo.
Bên cạnh các hạn chế nêu trên, có một số bệnh nhân e ngại rằng việc tiếp xúc với ánh sáng UVB từ laser excimer có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da. Tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa có đầy đủ thông tin và căn cứ để xác định chính xác vấn đề này.
Xem thêm: Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin: Các loại tốt nhất và Cách bổ sung
Những ai không nên điều trị vẩy nến bằng laser Excimer
Phương pháp chữa bệnh vẩy nến bằng laser chống chỉ định cho các trường hợp sau:
- Bị xơ cứng bì hoặc lupus ban đỏ hệ thống
- Xeroderma sắc tố
- Người có tiền sử ung thư da
- Sử dụng các loại thuốc điều trị khiến da bị mỏng hay nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra, còn có nhiều đối tượng không được chỉ định dùng tia laser điều trị vẩy nến mà không được chúng tôi đề cập ở đây. Để đảm bảo toàn, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi điều trị.
Cần lưu ý gì trước khi điều trị vẩy nến bằng phương pháp laser Excimer
Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả rõ rệt ở một số người, nhưng cũng có không ít trường hợp áp dụng mà không mang lại kết quả hoặc nằm trong số các trường hợp không được áp dụng chữa trị bằng laser. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị sẵn tinh thần, không được quên khai báo đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý của mình với các bác sĩ trước khi điều trị, tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn.
Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng và cách chữa trị
- Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến mới nhất – Điều cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!