Yoga có thể hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến?

Để kiểm soát tình trạng vẩy nến, các chuyên gia Da liễu đã khuyến khích bệnh nhân nên tìm hiểu các bài tập yoga. Nhưng liệu rằng yoga có khả năng kiểm soát và điều trị bệnh vẩy nến hay không? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

Yoga có thể hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến?

Một trong số những nhân tố có khả năng cải thiện và kiểm soát được tình trạng vẩy nến đó chính là hạn chế căng thẳng. Thay vì để suy nghĩ bị cuốn vào những vấn đề mệt mỏi và làm cho cơ thể bị căng thẳng thì người bệnh có thể tìm đến với yoga – liệu pháp trị liệu tâm lý phổ biến. Không chỉ giúp cơ thể được thư giãn mà yoga còn giúp hạn chế tình trạng phát triển do cơ thể căng thẳng quá lâu.

Điều trị vẩy nến bằng yoga
Yoga có thể hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến?

1. Mối liên hệ giữa yoga và vẩy nến

Chắc hẳn nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng trạng thái tâm lý lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề ngăn chặn vẩy nến phát sinh. Không những vậy, một tinh thần thoải mái cũng giúp ngăn chặn được những cơn đau đớn bùng phát do vẩy nến.

Stress, căng thẳng là tình trạng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Quan trọng, cơ thể bạn phản ứng với căng thẳng bằng cách nào. Có nhiều trường hợp, cơ thể phản ứng với căng thẳng bằng việc tăng viêm và làm cho tình trạng vẩy nến bùng phát mạnh và ngày càng trở nên tồi tệ.

Theo một số thông tin của nguồn Quỹ bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF), vẩy nến thường bùng phát khi cơ thể bị căng thẳng trong thời gian dài. Cụ thể, khi bệnh nhân phải đối mặt với chứng trầm cảm, lo âu tạo điều kiện cho vẩy nến phát triển và việc điều trị không còn hiệu quả. Tuy nhiên, PGS-TS. Phạm Văn Hiển, Nguyên Viện trưởng Viện da liễu Trung ương cũng cho biết thêm: “Có rất nhiều cách để giảm căng thẳng và tác động của nó đối với tình trạng vẩy nến và một trong số đó chính là yoga”. Mặc dù yoga không điều trị vẩy nến tận gốc nhưng nó có khả năng làm giảm căng thẳng và hạn chế tình trạng gây viêm.

Yoga có thể hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến
Vẩy nến gây tổn thương ngoài da và gây đau nhức tại các khớp

Khẳng định này dựa vào một công trình nghiên cứu nhóm người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer tại Đại học California – San Francisco của Tiến sĩ Wilson Liao. Nhóm bệnh nhân Alzheimer được tham gia buổi tập yoga kéo dài khoảng 12 phút với những động tác đơn giản và âm nhạc êm dịu. Sau 8 tuần thực hiện, những người luyện tập yoga có dấu hiệu giảm viêm đáng kể.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu y khoa hiện đại cho rằng, vẩy nến là một dạng bệnh lý tự miễn do các kháng thể tự tấn công vào tế bào da khỏe mạnh. Phản ứng miễn dịch này gây hiện tượng tăng sinh tế bào máu, tế bào da. Hiện nay, y khoa hiện đại vẫn chưa tìm thấy phương pháp điều trị vẩy nến dứt điểm. Tuy nhiên, việc làm thế nào để kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da và cải thiện cơn đau bùng phát mới là điều quan trọng.

2. Chia sẻ của một bệnh nhân vẩy nến đang làm giáo viên yoga

Tôi là Anne Falkowski, hiện đang là giáo viên yoga tự do và đang thực hiện chiến dịch yoga cho tổ chức vẩy nến tại khu vực tôi đang ở. Tôi phát hiện mình bị vẩy nến từ mùa đông năm ngoái với các mảng da đỏ, có vảy trắng bao phủ ở khuỷu tay. Ban đầu, các vết thương không quá rộng nên tôi hoàn toàn có thể che giấu, nhưng sau đó các tổn thương này lan rộng hơn và khiến cho những người xung quanh tôi cảm thấy sợ hãi. Bạn thân, người yêu và gia đình chỉ trích tôi vì nghĩ vấn đề vệ sinh cá nhân của tôi kém. Điều này khiến tôi vô cùng đau đớn, lo lắng và không còn tự tin như trước.

Các bạn biết đấy, trong một đánh giá được công bố trên Tạp chí Tâm thần học Ấn Độ năm 2013 cũng đã chỉ ra rằng căng thẳng là tác nhân hàng đầu khiến cho vẩy nến trở nên nghiêm trọng. Có hơn 60% tỷ lệ người bị vẩy nến nặng có liên quan đến việc căng thẳng.

Mặc dù vậy, yoga đã cho tôi niềm tin có thể khống chế được vẩy nến hoặc ít nhất có thể giúp tôi sống chung với vẩy nến tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm mắc bệnh vẩy nến, tôi đã có hơn 15 năm tập yoga và tôi tin chắc yoga là một phương pháp tuyệt vời để tôi có thể giải tỏa nỗi sợ hãi, chấp nhận bản thân, trong đó bao gồm cả bệnh vẩy nến.

Có thời điểm, vẩy nến đã hoành hành tôi suốt thời gian dài với những cơn đau nhức rất khó chịu. Bên cạnh đó, những người xung quanh lại không dám đến gần tôi. Nhưng tôi đã đáp lại họ rằng, yoga sẽ giúp tôi có những kỹ năng tuyệt vời giúp tôi tự tin hơn và vượt qua sự sợ hãi và nỗi lo lắng của mình. Với tôi, yoga là phương pháp có thể làm dịu đi cảm giác đau nhức do vẩy nến mang lại. Việc tập trung cơ thể vào những động tác và thả lỏng các cơ, tôi nghĩ nó tốt cho làn da của tôi vì mồ hôi có khả năng thải độc tố rất tốt.

Chữa vẩy nến bằng yoga
Yoga mang lại nhiều tác động đối với sức khỏe và tinh thần

Ngoài việc luyện tập yoga mỗi ngày, tôi còn có chế độ ăn kiêng và tin điều này có thể giúp ích cho tình trạng vẩy nến. Tôi hạn chế lúa mì, ngũ cốc và đặc biệt không dùng các sản phẩm có chứa sulfate, cồn hoặc mùi hương khi chăm sóc da. Tôi không còn cảm thấy xấu hổ về những tổn thương ngoài da của mình nữa vì tôi nghĩ rằng tôi không có nhiều thời gian để tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình nữa. Bởi hầu hết, những học viên yoga của tôi đều là bệnh nhân vẩy nến, vì thế tôi cần phải là người truyền năng lượng lạc quan đến họ.

Tham khảo thêm: Stress: Một yếu tố khiến bệnh vẩy nến bùng phát nghiêm trọng

Những tư thế yoga cho người bị vẩy nến

Với những người chưa biết nhiều đến yoga thì việc làm quen với những động tác đơn giản là điều tất yếu. Dưới đây là những động tác yoga mà các bạn có thể tham khảo.

1. Hít thở sâu:

Hơi thở sâu là nơi tốt để bắt đầu cho bài tập. Để thử với động tác hít thở sâu, bạn nên chọn nơi thoáng mát yên tĩnh để bắt đầu thực hiện thiền định.

  • Đầu tiên, ngồi thoải mái trên sàn, tư thế ngồi thẳng lưng.
  • Hít từ từ bằng đường mũi, hít thật sâu cho đến khi phổi căng đầy không khí.
  • Giữ hơi thở này khoảng 10 giây, sau đó thở nhẹ nhàng bằng đường mũi.
  • Lặp lại động tác này khoảng 15 phút.

2. Tư thế đứa trẻ:

  • Quỳ thẳng lưng trên sàn, đầu gối nằm cách nhau khoảng cách hông và 2 đầu ngón chân cái chạm vào nhau.
  • Thư giãn phần hông, trọng lượng cơ thể dồn về phần gót chân.
  • Duỗi 2 tay qua đầu và từ từ đưa người về phía trước, kết hợp hít thở sâu.
  • Thư giãn với tư thế này khoảng 3 phút và thư giãn cánh tay để thấy thoải mái hơn.
Yoga cải thiện vẩy nến
Tư thế đứa trẻ trong yoga

3. Tư thế chào:

Có thể kết hợp tư thế chào với bài tập hít thở sâu để cơ thể dễ dàng thư giãn và thiền định.

  • Ngồi khoanh chân lên sàn hoặc thảm yoga.
  • Chắp 2 tay lại với nhau theo tư thế cầu nguyện.
  • Hít thở sâu, ngồi thẳng người và thư giãn.

Hiện nay, có rất nhiều tư thế yoga phù hợp cho việc cải thiện căng thẳng. Tuy nhiên, thuocdantoc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa nào. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để điều trị vẩy nến, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ và điều trị theo phác đồ cụ thể.

Học cách chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng theo dân gian

Chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng có ưu điểm là dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy...

Cách chữa bệnh vảy nến theo y học cổ truyền

Chữa bệnh vảy nến bằng các phương pháp Y học cổ truyền được khá nhiều người lựa chọn. Phương pháp...

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến nhanh phục hồi

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến giúp nhanh hồi phục

Chăm sóc bệnh nhân vảy nến tốt, đúng phương pháp giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, người...

Cẩn trọng các loại thuốc khiến bệnh vẩy nến thêm trầm trọng

Chúng ta hay có thói quen dùng thuốc một cách tùy tiện nhưng bạn nên biết rằng một số loại...

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin có hiệu quả không?

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin gì? Cách bổ sung

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *