Triệu chứng sau mổ trĩ khi nào nguy hiểm?
Triệu chứng sau mổ trĩ thường gặp như tình trạng đau rát, khó đi cầu, nhiễm trùng vết thương,…Chúng gây khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, trong đó có một số triệu chứng là biểu hiện bắt buộc người bệnh phải trải qua trong giai đoạn hậu phẫu. Vậy, những triệu chứng sau mổ khi nào là nguy hiểm? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Mổ trĩ là gì? Khi nào cần tiến hành?
Phẫu thuật là một trong số biện pháp điều trị bệnh trĩ được nhiều người lựa chọn. Bởi, bệnh trĩ gây ra các triệu chứng khó chịu, nhất là tình trạng khó khăn trong đại tiện. Trường hợp búi trĩ lớn còn gây đau rát cho người bệnh khi ngồi, di chuyển. Do đó, với mong muốn mau chóng loại bỏ búi trĩ ra khỏi cơ thể, nhiều người đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ.
Mổ trĩ là biện pháp điều trị xâm lấn nhầm loại bỏ búi trĩ ra khỏi hậu môn – trực tràng, nhằm đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Sở dĩ nhiều người ưu tiên lựa chọn phương pháp này là vì hiệu quả điều trị cao và khả năng tái phát thấp. Các phương pháp phổ biến thường được sử dụng trong mổ trĩ như cắt bằng laser, longo, PPH, HCPT, khâu trĩ bằng tay,…
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, mổ trĩ chỉ thực sự cần thiết khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng, nguy cơ biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh đó, biện pháp này chỉ được áp dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng. Bởi, việc phẫu thuật sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với người bệnh.
Thông thường, phương pháp này sẽ được chỉ định thực hiện đối với người bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn 3, 4 và những người bệnh không còn đáp ứng điều trị nội khoa, có nguy cơ biến chứng cao. Các triệu chứng cảnh báo mức độ bệnh trĩ cần phải tiến hành mổ trĩ như:
- Hậu môn đau nhức dữ dội, búi trĩ sưng to.
- Có dấu hiệu sa búi trĩ, tắc nghẽn tĩnh mạch.
- Xuất huyết hậu môn, nhiễm trùng búi trĩ,…
Khi đó, người bệnh cần phải tiến hành cắt bỏ búi trĩ ra khỏi cơ thể. Nếu tiếp tục để búi trĩ ngày càng tổn thương có thể dẫn đến tình trạng hoại tử. Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề hơn cho sức khỏe người bệnh.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý cụ thể của từng người, xem xét có nên can thiệp ngoại khoa hay không. Do đó, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm: Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi có tốt như lời đồn?
Triệu chứng sau mổ trĩ khi nào nguy hiểm?
Mổ trĩ là một trong những biện pháp điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả cao, do loại búi trĩ ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, do đây là biện pháp xâm lấn nên người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng tương đối nguy hiểm sau khi thực hiện. Để tránh được các nguy cơ, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra an toàn, hiệu quả.
Như đã đề cập, sau khi tiến hành phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều triệu chứng. Điển hình là tình trạng đau nhức khu vực hậu môn, nhất là khi người bệnh đi đại tiện. Ngoài ra, niêm mạc hậu môn cũng bị lộ, phù nề vùng da thừa, táo bón, không tự chủ được trong đại tiện,…
Vậy, triệu chứng nào sau mổ trĩ trong số chúng là nguy hiểm? Dưới đây là một vài trường hợp người bệnh nên lưu ý để nhanh chóng nhận diện và can thiệp khắc phục:
Đau, phù nề sau khi mổ trĩ
Triệu chứng đau, phù nề là một trong những biến chứng hậu phẫu cắt trĩ thường gặp. Khi đó, người bệnh sẽ có những dấu hiệu bất ổn như đau rát, cảm giác vướng ở vùng hậu môn. Nhiều trường hợp tình trạng này sẽ tự khỏi sau khi vết mổ lành lại. Thế nhưng, cũng có người bị cơn đau hoành hành kéo dài. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng cho cuộc sống và sức khỏe người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị đau hoặc phù nề sau khi mổ trĩ. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ:
- Cắt trĩ không triệt để: Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, bác sĩ có thể bỏ sót một phần trĩ. Chính vì thế mà người bệnh cảm thấy đau đớn dù đã cắt bỏ trĩ. Nguyên do là vì lúc này mạch máu ở vùng hậu môn bị tắc nghẽn, phù nề…
- Vết cắt quá rộng: Độ rộng của vết cắt khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng hay thương tổn nhiều hơn. Ngoài ra, cơ vòng hậu môn co thắt quá mức khiến cho máu bị nghẽn lại trên đường lưu thông qua tĩnh mạch. Bởi thế mà hậu môn sưng tấy và đau đớn.
- Người bệnh không sử dụng thuốc theo chỉ định hoặc thực hiện điều trị hậu phẫu theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này cũng là nguyên nhân chính khiến cho người bệnh sau mổ trĩ gặp phải triệu chứng đau nhức, phù nề khó chịu.
- Ảnh hưởng tia hồng ngoại: Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, có thể các mô ở vùng hậu môn có thể bị kích ứng bởi tia hồng ngoại. Sau mổ, khu vực này sẽ bị sưng tấy và gây ra đau nhức, phù nề.
Tình trạng đau, phù nề sau mổ trĩ có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Do đó, khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh nên báo với bác sĩ để được hỗ trợ. Tránh tình trạng vết mổ biến chứng nguy hại nặng nề.
Tham khảo thêm: Bệnh trĩ nên và kiêng ăn rau gì hỗ trợ điều trị?
Sau mổ trĩ không đi cầu được
Mổ trĩ được xem là biện pháp khắc phục và kiểm soát bệnh trĩ mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, sau khi cắt trĩ, người bệnh có thể phải đối mặt với triệu chứng khó đi cầu hoặc thậm chí là không đi cầu được. Điều này khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng sau khi phẫu thuật cắt trĩ làm cho người bệnh khó đi đại tiện hoặc gây nên tình trạng táo bón. Ngoài ra, thuốc tê cũng là tác nhân gây nên nhiều vấn đề hậu phẫu cho người bệnh. Điển hình là tình trạng đau rát hậu môn, lỏng lẻo cơ vòng, khó tiểu.
- Tâm lý người bệnh: Nhiều người thường bị lo lắng khi thực hiện phẫu thuật. Chính vì thế sau khi cắt trĩ xong, điều này gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, khiến người bệnh đại tiện khó khăn.
- Chế độ ăn uống: Người bệnh nếu có chế độ dinh dưỡng không hợp lý sau phẫu thuật rất dễ gặp phải tình trạng khó đi cầu. Ngoài ra, nếu người bệnh không uống đủ nước, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ gây khó khăn cho hệ thống tiêu hóa. Do đó sau khi cắt trĩ nhiều người bệnh gặp phải tình trạng táo bón.
- Sau mổ không vận động: Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, người bệnh không nên nằm một chỗ quá lâu. Điều này khiến cho máu huyết không được lưu thông tốt, khiến cứng cơ, tê buốt, giảm kích thích cơ thể. Vì thế, bệnh nhân sẽ dễ bị táo bón, không đi cầu được.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng đại tiện khó khăn còn có thể do cơn đau nhức hậu môn hoành hành hoặc người bệnh bị tác động bởi các kích thích trong lúc mổ trĩ. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Vết mổ trĩ bị nhiễm trùng
Tình trạng vết mổ trĩ bị nhiễm trùng là biến chứng nguy hiểm sau mổ trĩ mà người bệnh không nên chủ quan. Nguyên do có thể là do chất lượng dịch vụ trong quá trình thực hiện mổ trĩ kém. Ngoài ra, sau khi cắt trĩ, người bệnh không vệ sinh hậu môn đúng cách cũng làm nguy cơ nhiễm trùng cao.
Vị trí hậu môn là nơi tiếp xúc với chất thải trong cơ thể, dễ bị viêm nhiễm nếu bị các tác nhân gây hại tấn công. Giai đoạn hậu phẫu, nếu người bệnh biết cách vệ sinh, chăm sóc tốt, khả năng hồi phục sẽ nhanh chóng, an toàn hơn. Trong khi đó, trường hợp người bệnh lơ là, chủ quan, biến chứng nhiễm trùng có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Dấu hiệu nhận biết vết mổ trĩ bị nhiễm trùng là hậu môn sưng đỏ, có dịch mủ tiết ra. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và xử trí kịp thời. Bởi, nếu viêm nhiễm ngày càng lan rộng, biến chứng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh còn đối mặt với nguy cơ tế bào ung thư ác tính hình thành.
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ là triệu chứng nguy hiểm. Đây cũng là biến chứng gây ra nhiều hệ lụy mà không người bệnh nào mong muốn gặp phải. Nguyên nhân là vì sau khi phẫu thuật, vết thương vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Nếu người bệnh gặp táo bón, sử dụng sức rặn để tống phân ra ngoài sẽ khiến vết thương bị cọ sát.
Dưới áp lực đó, người bệnh sẽ bị đi ngoài ra máu. Lượng máu chảy ít hay nhiều phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, cũng như diện tích vết mổ. Tuy nhiên, cũng còn một vài nguyên nhân khác khiến người bệnh bị đi ngoài ra máu sau cắt trĩ như sai sót trong quá trình thực hiện, điều trị bệnh chưa tận gốc,…
Nhằm tránh triệu chứng nguy hiểm này, sau khi mổ cắt trĩ, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp theo hướng dẫn của người có chuyên môn. Bởi, nếu tình trạng xuất huyết kéo dài, có thể ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Để đảm bảo an toàn, khi thấy triệu chứng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và nhận sự tư vấn cụ thể hơn. Không nên mua và tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được chỉ định, để tránh tình trạng loãng máu hoặc dẫn tới rối loạn đông máu nguy hiểm.
Tham khảo thêm: Bệnh Trĩ Theo Y Học Cổ Truyền: Căn Nguyên Và Cách Chữa
Đi ngoài nhiều lần sau khi cắt trĩ
Ngoài những triệu chứng kể trên, sau khi phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh còn có nguy cơ bị đi ngoài nhiều lần. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do hậu môn bị tác động mạnh và đột ngột. Nhất là thời gian sau khi mổ vài ngày đầu. Điều này khiến người bệnh bị mất tự chủ đại tiện.
Nếu thấy biểu hiện này, người bệnh nên báo với bác sĩ điều trị để khắc phục sớm. Tránh tình trạng đại tiện quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả phục hồi vết thương. Đặc biệt là tránh nguy cơ tổn thương vết mổ gây nhiễm trùng hoặc biến chứng nguy hại khác.
Ngoài những vấn đề kể trên, người bệnh trĩ sau khi tiến hành phẫu thuật vẫn có khả năng tái phát bệnh. Trường hợp này thường xảy ra ở người vẫn tiếp tục duy trì thói quen ăn uống không kiểm soát, sinh hoạt không khoa học. Do đó, người bệnh nên quan tâm vấn đề chăm sóc hậu phẫu để cơ thể mau chóng phục hồi trạng thái bình thường.
Cách phòng tránh các triệu chứng nguy hiểm sau mổ trĩ
Bác sĩ khi tiến hành biện pháp phẫu thuật búi trĩ sẽ cố gắng tạo vết thương nhỏ nhất có thể trong lòng hậu môn. Việc này giúp cho người bệnh tránh được những tổn thương các mô xung quanh. Đồng thời, đây cũng là chi tiết giúp vết thương nhanh chóng lành hơn và phòng ngừa được tình trạng phát sinh biến chứng.
Đối với vị trí người bệnh, việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, cũng như chăm sóc tốt vết thương là yếu tố cực kì quan trọng quyết định kết quả điều trị. Do đó, bạn nên lưu ý thêm các vấn đề sau đây, nhằm hạn chế thấp nhất các nguy cơ sau mổ trĩ:
- Tái khám theo lịch của bác sĩ để kiểm tra quá trình phục hồi của vết thương. Bạn nên lựa chọn địa chỉ thăm khám và tiến hành giải phẫu uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, vệ sinh vết mổ. Người bệnh có thể tham vấn ý kiến của người có chuyên môn về việc ngâm rửa hậu môn với thảo dược thiên nhiên. Việc này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cải thiện bệnh.
- Để tiêu hóa tốt hơn, người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2 lít đến 2,5 lít nước. Thông quá đó, quá trình tiêu hóa, trao đổi chất trong cơ thể sẽ được thuận lợi, đồng thời giúp phân mềm, dễ đi cầu, giảm áp lực cho hậu môn. Hạn chế sử dụng nước ngọt có ga, rượu, bia,…
- Ăn uống hợp lý, khoa học. Lựa chọn thực phẩm nhuận tràng, chống táo bón như rau xanh, trái cây tươi. Không nên ăn những món ăn khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn, ngọt hoặc cay nóng.
- Tránh vận động mạnh hoặc làm việc quá sức sau mổ trĩ. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để vết mổ mau chóng phục hồi. Tuy nhiên, bạn cũng nên tập luyện, vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, chống táo bón.
Mổ trĩ là biện pháp mang lại hiệu quả điều trị nhanh. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau mổ trĩ nguy hiểm như trên. Do đó, để phòng ngừa bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Đồng thời, kết hợp với biện pháp chăm sóc tốt để mau chóng phục hồi sức khỏe cho cơ thể.
Có thể bạn quan tâm
- 10 cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà – Áp dụng là khỏi
- Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ giúp nhanh khỏi
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!