Lên thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ – Bổ và ngon

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày cho người mắc bệnh trĩ là một việc làm khá quan trọng. Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh được hiệu quả mà còn phòng bệnh trở nặng, thậm chí ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm. Vậy thực đơn hằng ngày của người mắc bệnh trĩ cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời chính xác.

Xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày cho người mắc bệnh trĩ
Xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày cho người mắc bệnh trĩ

Lên thực đơn ăn uống hằng ngày cho người mắc bệnh trĩ

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay có đến 40% người dân Việt Nam mắc bệnh trĩ. Con số này đang không ngừng gia tăng gây ra theo từng quý và đang gây ra cảnh báo cho tất cả mọi đối tượng. Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở cuối hậu môn – trực tràng giãn quá mức và phình to. Lúc này, việc lưu thông máu bị kém đi và sinh ra một số triệu chứng đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Đối với bệnh trĩ nặng, các búi trĩ dần to ra và khó có khả năng tự co lại, thậm chí máu đông lại thành cục gây tắc nghẽn.

Một trong những nguyên nhân điển hình gây ra bệnh trĩ là do cơ thể nóng trong người, chế độ ăn uống thiếu khoa học, nhất là thiếu chất xơ dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày. Và chính tình trạng này đã góp phần khởi phát bệnh trĩ và khiến bệnh trĩ ngày một nặng hơn. Do đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh để làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ mà còn giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ mà còn giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong khẩu phần ăn của người bệnh trĩ hằng ngày cần đảm bảo có đủ các loại thực phẩm hay các dưỡng chất sau:

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Chất xơ là một trong những dưỡng chất mà các đối tượng mắc bệnh trĩ tuyệt đối không được bỏ qua. Thành phần này tham gia vào quá trình trữ nước ở ruột và hỗ trợ làm mềm phần, giúp phân di chuyển dễ dàng khi ra ngoài.

Một số loại thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh trĩ nên bổ sung hằng ngày bao gồm: các loại rau xanh, đậu phụ, các loại ngũ cốc xay, một số loại hạt, củ quả, súp lơ, dâu tây, cam, quýt, bưởi,…

Chất xơ là một trong những dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh trĩ
Chất xơ là một trong những dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh trĩ

Các loại thực phẩm giúp nhuận tràng

Song song với thực phẩm giàu chất xơ, các thực phẩm giúp nhuận tràng cũng cần ưu tiên trong thực đơn ăn uống của người mắc bệnh trĩ. Bởi lẽ, giúp sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru và các chất thải sẽ mềm hơn và việc đại tiện dần trở nên dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp loại bỏ cảm giác đau đớn khi cố gắng rặn mạnh.

Một số thực phẩm giúp nhuận tràng được chuyên gia khuyến khích các đối tượng mắc bệnh trĩ nên bổ sung như: một số loại rau (rau diếp cá, rau mồng tơi, rau đay, rau lang, rau dền,…), chuối, đu đủ, lê, khoai lang, măng, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, thanh long, củ sen, gừng, hành, mật ong,…

Bên cạnh đó, magie cũng chính là dưỡng chất giúp nhuận tràng và cải thiện tình trạng bị táo bón. Một số thực phẩm giàu chất khoáng magie bao gồm: đậu nành, rau chân vịt, cá bơn, bột yến mạch, quả bơ, nho khô, hạt điều sấy,…

Thực phẩm chứa nhiều chất sắt

Thông thường, các đối tượng mắc bệnh trĩ dễ bị thiếu máu do việc đại tiện ra máu. Vì thế, chế độ ăn uống của người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Một số thực phẩm có thể kể đến như: hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh, gan gà, mận, mơ khô, cá ngừ, nho khô, hạt hướng dương, quả óc chó,…

Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày

Không riêng gì người mắc bệnh trĩ, các đối tượng khỏe mạnh cũng nên uống từ 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày. Bởi khi cơ thể được dung nạp đủ lượng nước sẽ giúp cho các cơ quan hoạt động được tốt hơn, phân mềm hơn. Đồng thời, giúp cho việc đi đại tiện được dễ dàng và hạn chế tình trạng chảy máu.

Ngoài việc uống đủ nước lọc, người mắc bệnh trĩ có thể bổ sung thêm nhiều loại nước từ rau xanh, củ quả, trái cây tươi,… Các loại đồ uống này không chỉ giúp bổ sung đủ lượng nước mà còn bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu khác.

Người mắc bệnh trĩ cần uống đủ 2 - 2,5 lít nước lọc mỗi ngày
Người mắc bệnh trĩ cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày

Gợi ý một số món ăn bổ dưỡng cho người mắc bệnh trĩ

Để khắc phục bệnh trĩ được nhanh chóng và phòng bệnh trở nặng, ngoài việc biết rõ người bệnh trĩ nên ăn gì là tốt và bổ, người bệnh trĩ cần biết cách phối hợp để tạo thành món ăn sao cho phù hợp. Dưới đây là một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh có thể tham khảo:

Món ăn 1: Canh thịt nạc heo nấu hoa hòe

  • Nguyên liệu: 100gr thịt nạc heo và 30gr hoa hòe tươi
  • Cách thực hiện: Rửa sạch hết nguyên liệu vừa được chuẩn bị qua nhiều lần nước, sau đó vớt ra để ráo. Thịt nạc heo cần cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào nồi cùng với hoa hòe. Tiến hành nấu cho đến chín hết thì nêm nếm gia vị vừa đủ ăn. Người bệnh dùng khi còn nóng.

Món ăn 2: Đại tràng heo nấu gốc rau dền

  • Nguyên liệu: 150gr đại tràng heo và 100gr gốc rau dền.
  • Cách thực hiện: Gốc rau dền cần được rửa sạch để loại bỏ lớp đất cát, bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo nước và cắt thành từng đoạn nhỏ. Tiếp đến là cho hết nguyên liệu vào trong nồi cùng với lượng nước vừa phải và tiến hành đun trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau đó, vớt gốc cây dền, thêm lượng muối vừa đủ rồi dùng cả nước lẫn cái. Món ăn này không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm.

Món ăn 3: Chuối già chưng đường phèn

  • Nguyên liệu: 1 quả chuối già một ít đường phèn.
  • Cách thực hiện: Lột bỏ phần vỏ của chuối già, cắt thành từng khúc nhỏ và cho hết vào trong dĩa. Thêm một lượng đường phèn vừa đủ rồi đem chưng cách thủy trong khoảng 7 phút thì tắt bếp. Người bệnh dùng khi nguội hẳn. Mỗi ngày nên dùng từ 2 – 3 lần để khắc phục các triệu chứng của bệnh trĩ.

Món ăn 4: Cà tím hấp

  • Nguyên liệu: 1 quả cà tím tươi và các loại gia vị.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch quả cà tím để loại bỏ bụi bẩn rồi bổ làm đôi. Tiếp đến, cho thêm dầu ăn các các loại gia vị vừa đủ. Đem chưng cách thủy cho đến khi chín đều thì tắt bếp. Món ăn này thích hợp dùng cho các trường hợp bị đau sưng và chảy máu do bệnh trĩ gây ra.

Món ăn 5: Chè nhân sâm hạt sen

  • Nguyên liệu: 10gr nhân sâm trắng, 15gr hạt sen (đã bỏ tim) và 30gr đường phèn.
  • Cách thực hiện: Đem nhân sâm trắng và hạt sen ngâm cho nở. Sau đó, gạn bỏ phần nước và thêm phần đường phèn vừa đủ. Tiếp đến, đem hỗn hợp ngâm cách thủy khoảng 1 giờ đồng hồ thì tắt bếp và dùng khi còn ấm. Người bệnh nên dùng khi còn ấm và dùng đều đặn vào mỗi bữa sáng và tối.

Món ăn 6: Quả hồng nấu nấm mèo đen

  • Nguyên liệu: Vài quả hồng khô và 4 – 6gt nấm mèo đen.
  • Cách thực hiện: Nấm mèo đen cần được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi ngâm cùng với nước mát chừng 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo và thái thành sợi dài. Cho hết nguyên liệu vào trong nồi cùng với 750ml nước và tiến hành đun cho đến khi các nguyên liệu chín đều. Tắt bếp và dùng để khắc phục tình trạng bệnh trĩ có chảy máu.

Món ăn 7: Táo đỏ nấu đường thẻ

  • Nguyên liệu: 250gr táo đỏ và 60gr đường thẻ.
  • Cách thực hiện: Táo đỏ cần được rửa sạch, tách bỏ phần hạt và cho vào nồi sao cho vàng. Tiếp đến là cho nước vừa đủ và phần đường thẻ vào nấu. Lưu ý, trong quá trình đun sôi nên bật rửa liu riu. Người bệnh nên dùng khi còn nóng và nên dùng hết trong ngày.

Người bệnh trĩ cần kiêng gì để phòng bệnh trở nặng?

Song song với những thực phẩm mà người bệnh trĩ cần bổ sung vào thực đơn hằng ngày vẫn còn những thực phẩm mà người bệnh cần tránh để phòng bệnh trở nặng. Những thực phẩm mà người bệnh trĩ cần hạn chế hoặc nên kiêng cữ tuyệt đối như:

  • Một số thực phẩm mang vị cay nóng như ớt, tiêu hành, tỏi,… có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn;
  • Hạn chế ăn các thực phẩm mặn. Bởi những thực phẩm này khi được dung nạp vào cơ thể thường có khuynh hướng giữ lại nước trong cơ thể, điều này làm cho các tế bào và mạch máu căng ra và khiến bệnh trở nặng hơn;
  • Thực phẩm chứa nhiều lượng dầu mỡ, thức ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh trĩ. Do đó, cần hạn chế tối đa dung nạp vào cơ thể;
  • Thuốc lá, cà phê, trà đặc, rượu, bia hay các đồ uống chứa nhiều cồn là những thực phẩm mà người bệnh trĩ cần kiêng cữ tuyệt đối;
  • Các thực phẩm chứa nhiều lượng đường không chỉ gây ra tình trạng táo bón mà còn làm tăng phản ứng ngứa hậu môn;
  • Người bệnh trĩ không nên ăn quá no. Việc ăn quá no sẽ làm gia tăng áp lực ổ bụng, từ đó làm ảnh hưởng đến các tĩnh mạch trĩ và khiến bệnh tình trở nặng hơn.
Người mắc bệnh trĩ cần kiêng các thực phẩm cay nóng để phòng bệnh trĩ trở nặng
Người mắc bệnh trĩ cần kiêng các thực phẩm cay nóng để phòng bệnh trĩ trở nặng

Người bệnh trĩ có cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hằng ngày không?

Bên cạnh một thực đơn ăn uống hằng ngày khoa học, người mắc bệnh trĩ cũng không nên quên đến việc chú trọng đến lối sinh hoạt hằng ngày. Một số lưu ý cụ thể hơn:

  • Hình thành thói quen đi vệ sinh khoa học thông qua việc đi vệ sinh đúng cách và đi đúng giờ;
  • Tuyệt đối không nên rặn mạnh khi đi đại tiện;
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý và nên dùng khăn giấy mềm để lau;
  • Đối với dân văn phòng hay các đối tượng ngồi nhiều hay đứng tại chỗ quá lâu, thi thoảng nên vận động cơ thể, vươn vai hay lắc nhẹ người;
  • Không làm việc quá nặng ngọc hay khiêng vác nặng;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc thông qua việc nằm nghỉ, đọc sách hay chơi thể dục thể thao;
  • Mỗi ngày dành ít nhất 30 – 45 phút để vận động cơ thể. Việc chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp phòng bệnh tật.
Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cũng như giảm sự áp lực lên vùng hậu môn - trực tràng
Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cũng như giảm sự áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng

Xây dựng và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, căn bệnh trĩ dần được khắc phục và ngăn chặn sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, để bệnh tình được đẩy lùi một cách nhanh chóng, người bệnh nên điều trị bệnh bằng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, chủ động thăm khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe đang mắc phải, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Tham khảo thêm:

Click xem thêm

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ giúp nhanh khỏi

Chế Độ Sinh Hoạt Cho Người Bệnh Trĩ Giúp Nhanh Khỏi

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ được điều chỉnh tốt sẽ giúp bệnh mau chóng được khống chế....

“Sốc” với cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía

Theo Đông Y, Thầu dầu tía có vị cay, ngọt, tính bình, có khả năng chống ngứa, tiêu độc, giảm...

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – “Thần dược” chữa trĩ bí truyền của người H’Mông

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc đặc trị bệnh trĩ độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc,...

Thông tin cần biết về bệnh trĩ nội độ 2 và cách điều trị

Trĩ nội độ 2 : Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn là I, II, III, IV trong đó trĩ nội độ II...

bài tập thể dục cho người bệnh trĩ

Bài tập thể dục cho người bệnh trĩ – Nhanh khỏi, khỏe người

Thường xuyên rèn luyện các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ rất hữu ích với quá trình điều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.