Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn và những điều cần lưu ý

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là một trong những giải pháp để cải thiện các đợt đau nhức do thoái hóa khớp gối. Biện pháp này có thể giúp cho bệnh nhân dễ đi lại, vận động, giảm bớt đau đớn.

Sơ lược về thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh cơ xương khớp xảy ra ở vùng gối. Bệnh thường xảy ra một cách chậm chạp, tiến triển khó phát hiện. Vùng khớp gối của bệnh nhân gặp nhiều thương tổn, có thể bị mất đi tính đàn hồi, sụn khớp không còn trơn, mất đi độ nhẵn, đôi khi có cả các thương tổn như rạn nứt. Khi khớp gối mất đi lớp sụn, các khớp sẽ bị cọ xát, va vào nhau khi di chuyển.

Chính điều này khiến cho bệnh nhân gặp đau đớn, ảnh hưởng đến các sinh hoạt, vận động hằng ngày, làm tăng nguy cơ xuất hiện chấn thương. Thoái hóa khớp gối là một trong những tổn thương có liên quan trực tiếp đến quá trình lão hóa của cơ thể. Do đó, đa số những trường hợp thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người cao tuổi.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là gì?

Có nhiều hướng điều trị thoái hóa khớp gối, trong đó có điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc ức chế thoái hóa tác dụng chậm, điều trị vật lý trị liệu, điều trị ngoại khoa, điều trị bằng chất nhờn. Trong đó, việc điều trị thoái hóa khớp bằng chất nhờn là một trong những biện pháp được ứng dụng rộng rãi, an toàn. Hai loại chất nhờn thường được sử dụng chủ yếu trong điều trị là Acid Hyaluronic.

Tác dụng của Acid Hyaluronic

Trong dịch khớp gối có tồn tại một lượng dịch khớp khoảng 2 ml. Trong dịch khớp gối tự nhiên cũng có chứa thành phần Acid Hyaluronic (AH). Đây là một loại polysaccharid tự nhiên có tính nhớt và đàn hồi. Do đó khi các khớp có các tác động lực mạnh, các Acid Hyaluronic có thể đảm nhiệm hai vai trò là bôi trơn và giảm xóc. Qua đó, các khớp gối có thể được bảo vệ một cách an toàn khỏi các vận động.

Ở tình trạng bình thường, lượng Acid Hyaluronic trong dịch khớp có lượng khoảng 2,5 – 4,0 mg trên mỗi ml. Tuy nhiên khi khớp gối bắt đầu bị thoái hóa, lượng Acid Hyaluronic trong khớp sẽ bắt đầu giảm dần. Do đó bệnh nhân sẽ bắt đầu bị mất đi sự bôi trơn tại các khớp, khiến cho sụn khớp bị hủy hoại. Tùy mức độ thoái hóa khớp nặng hay nhẹ mà lượng Acid Hyaluronic trong dịch khớp có thể chỉ còn từ 1/2 cho đến 2/3 so với những người có khớp khỏe mạnh.

Acid Hyaluronic được sử dụng thế nào trong điều trị

Acid Hyaluronic thường được bổ sung và khớp gối bằng cách tiêm. Khi được tiêm vào khớp, lượng Acid Hyaluronic này sẽ giúp ổn định trọng lượng phân tử, nồng độ chất nhờn trong khớp. Tác dụng chính của hướng điều trị bằng chất nhờn có thể giúp mang lại một số lợi ích cho khớp gối:

  • Cải thiện chứng năng khớp gối trong vận động, di chuyển.
  • Hỗ trợ giảm đau cho khớp gối.
  • Hoạt chất này cũng giúp ngăn chặn những tác động của cytokyne, tình trạng ngăn sinh tổng hợp PGE2. Qua đó giúp hỗ trợ kháng viêm cho khớp gối.
  • Ức chế tình trạng thoái hóa sụn khớp do hoạt tính men TIMP gia tăng.
  • Giúp kết nối các proteoglycan và làm tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp.

Khi được tiêm vào cơ thể, Acid Hyaluronic có thể lưu lại trong dịch khớp của bệnh nhân khoảng 7 ngày. Tuy nhiên tác dụng của Acid Hyaluronic đối với khớp được điều trị có thể duy trì khá lâu, lên đến 6 tháng. Việc tiêm Acid Hyaluronic cũng giúp cho khớp gối kích thích sản sinh Acid Hyaluronic nội sinh. Chính vì vậy hiệu quả của phương pháp này mang tính bền vững hơn so với biện pháp tiêm Corticoid nội khớp.

điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn

Ưu nhược điểm của điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn

Tương tự như những phương pháp điều trị khác, điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn cũng có những ưu nhược điểm riêng biệt, bao gồm:

Ưu điểm

  • Mức độ an toàn tương đối cao.
  • Hiệu quả của phương pháp có thể duy trì trong thời gian dài (duy trì tác dụng lên đến 6 tháng).
  • Phương pháp có tác dụng giảm đau tương đối tốt sau khi được tiêm lên các khớp.

Nhược điểm

  • Khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn, có một số ít bệnh nhân không đáp ứng tốt sau khi tiêm dịch khớp. Những trường hợp này bắt buộc phải thay đổi phương pháp khác.
  • Sử dụng chất nhờn trong điều trị thoái hóa khớp gối chỉ có mức độ đáp ứng từ trung bình đến nặng vừa.
  • Acid Hyaluronic chỉ có hiệu quả đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối được tiêm đủ liều.
  • Sau 6 tháng, tác dụng của Acid Hyaluronic có thể giảm trở lại, dịch khớp có thể ít đi, bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác đau trở lại.
điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn cần tuân thủ hướng dẫn
Khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị

Một số lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn

Khi điều trị thoái hóa khớp bằng chất nhờn, có một số lưu ý mà bệnh nhân cần biết:

  • Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn có thể thay thế nếu điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid khi không có hiệu quả.
  • Khi thực hiện tiêm chất nhờn nội khớp cần phải đảm bảo vô khuẩn. Ngoài ra cần phải tiêm ngay khi mở hộp chứa Acid Hyaluronic. Trong trường hợp khớp của bệnh nhân đã có chứa dịch thì phải tiến hành hút dịch khớp ra sau đó mới tiến hành tiêm Acid Hyaluronic vào khớp.
  • Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách tiêm Acid Hyaluronic có thể gây ra phản ứng đau tại vị trí tiêm, có phản ứng viêm sưng đau tại chỗ. Đồng thời, ở lần đầu tiên tiêm Acid Hyaluronic, người bệnh có thể có cảm giác mệt mỏi. Tình trạng này có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày.
  • Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm Acid Hyaluronic cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Chỉ tiêm Acid Hyaluronic vào khớp gối tại những cơ sở Y tế đảm bảo chuyên môn, kỹ thuật và các trang thiết bị.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, điều trị và toa thuốc của bác sĩ.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
Chữa đau khớp gối tại nhà bằng các mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa đau đầu gối tại nhà thật đơn giản

Các bài thuốc từ dây đau xương, gừng, chanh, thiên niên kiện, hy thiêm, củ nghệ... là những cách chữa...

Mổ thoái hóa khớp gối

Mổ thoái hóa khớp gối – Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Phẫu thuật thoái hóa khớp gối là giải pháp cuối cùng được áp dụng nhằm ngăn chặn các biến chứng...

Bị đau khớp gối, viêm khớp gối uống thuốc gì mau khỏi?

Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Paracetamol, Tylenol, Ibuprofen, Aleve, Glucosamin sulfat... là những giải đáp cho vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì....

Tìm hiểu cách chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y

Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y cổ truyền

Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y là phương pháp lành tính, ít gây tác dụng phụ. Đồng...

Thoái hóa khớp gối tập yoga và những lời ích không ngờ tới

Yoga là bộ môn luyện tập có cường độ nhẹ nhàng rất thích hợp với những người mắc bệnh xương...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.