Hiểu hơn về thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát

Dựa vào nguyên nhân gây tổn thương mô sụn có thể xác định được thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hai loại thoái hóa khớp và có hướng điều trị thích hợp.

thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát
Hiểu hơn về thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát

Thoái hóa khớp gối nguyên phát

Thoái hóa khớp gối nguyên phát được xác định là do quá trình lão hóa gây ra. Tình trạng này thường gặp ở những người từ 55 tuổi trở lên.

Lão hóa khiến các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, trong đó có xương khớp. Quá trình này không chỉ làm suy giảm chức năng của sụn và xương mà còn làm giảm quá trình tổng hợp những thành phần dinh dưỡng của cơ thể. Khi cơ thể giảm khả năng chuyển hóa thành phần, quá trình tái tạo tế bào xương và mô sụn sẽ không theo kịp tình trạng phân hủy mô sụn do lão hóa.

Lão hóa là quy luật tự nhiên, do đó bạn không thể kiểm soát được yếu tố này. Tuy nhiên, những người có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa và giảm mức độ tổn thương khớp. Ngược lại, những người sinh hoạt và ăn uống bừa bãi có thể phải đối diện với quá trình lão hóa sớm hơn bình thường.

Thoái hóa khớp gối thứ phát

Khác với thoái hóa khớp gối nguyên phát, tình trạng thứ phát xuất hiện do những nguyên nhân khác.

thoái hóa khớp gối nguyên phát
Béo phì, chấn thương, di truyền,… là những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối thứ phát
  • Chấn thương: Chấn thương trong quá trình sinh hoạt, làm việc, chơi thể thao là yếu tố khiến thoái hóa khớp gối thứ phát xuất hiện. Khi ổ khớp mất ổn định, các cơ quan trong khớp có thể va chạm và ma sát lên nhau khi vận động. Điều này khiến mô sụn dần dần suy yếu và dễ bị bào mòn. Hơn nữa, các chấn thương nặng nề có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn tại khớp. Các tổn thương này có thể phát triển theo thời gian và gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối.
  • Béo phì: Khớp gối là vị trí nâng đỡ phần thân trên của cơ thể. Khi trọng lượng có thể tăng cao, áp lực lên khớp gối cũng có xu hướng nặng nề hơn. Nếu tình trạng kéo dài, áp lực từ cơ thể sẽ khiến mô sụn bị bào mòn và thiếu linh hoạt. Các nhà khoa học cho rằng, những người thừa cân thường dễ mắc phải những bệnh rối loạn chuyển hóa. Rối loạn chuyển hóa có thể làm gián đoạn quá trình tổng hợp những thành phần dinh dưỡng cho xương khớp.
  • Lười vận động: Ít vận động khiến trọng lượng cơ thể tăng, khớp cứng và thiếu linh hoạt. Ngoài ra, ít vận động còn khiến cơ bắp xung quanh khớp yếu. Cơ bắp xung quanh không chỉ tăng sức mạnh của khớp mà còn có vai trò giữ cho ổ khớp ổn định. Khi cơ bắp suy yếu, khớp mất trạng thái cân bằng và dễ bị tổn thương .
  • Di truyền: Bạn có thể thừa hưởng gen đột biến hoặc các khiếm khuyết trong cấu trúc xương. Các khiếm khuyết này sẽ phát triển khi bạn trưởng thành và gây ra thoái hóa khớp.
  • Viêm khớp: Tình trạng viêm kéo dài ở khớp có thể khiến sụn bị bào mòn, dẫn đến tình trạng lão hóa. Các bệnh viêm khớp có thể gây ra thoái hóa khớp gối có thể là: viêm khớp dạng thấp, gout, viêm màng bao hoạt dịch,…

Điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh khác nhau nhưng việc điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát đều được thực hiện như nhau. Người bệnh sẽ được điều trị bảo tồn trước khi can thiệp ngoại khoa.

Điều trị bảo tồn:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc bổ sung dưỡng chất cho xương khớp và mô sụn.
  • Thực hiện các kỹ thuật và bài tập vật lý trị liệu nhằm cải thiện khả năng vận động và giảm mức độ tổn thương sụn.
  • Giảm cân nặng và bổ sung dinh dưỡng cho khớp bằng chế độ ăn uống khoa học.

Điều trị ngoại khoa:

ĐỌC NGAY: Phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y cổ truyền

Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát

Một số nguyên nhân thoái hóa khớp như di truyền, lão hóa,… không thể kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm mức độ thoái hóa ở khớp bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ.

thoái hóa khớp gối thứ phát
Cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa để giảm mức độ thoái hóa ở khớp
  • Điều chỉnh cân nặng, không nên để cơ thể tăng cân quá nhanh.
  • Hạn chế những thói quen xấu ảnh hưởng đến xương khớp như lười vận động, ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị,…
  • Điều trị chấn thương dứt điểm, đồng thời nên theo dõi chuyển biến của khớp để kịp thời khắc phục những dấu hiệu bất thường.
  • Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể thao
  • Thăm khám theo định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bác sĩ kiểm tra những dấu hiệu bất thường ở khớp và điều chỉnh kịp thời. Thoái hóa khớp có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện và điều trị sớm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Chụp X quang chẩn đoán thoái hóa khớp gối

X quang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng khá phổ biến đối...

Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì tốt?

Chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với hệ thống xương khớp. Một chế độ ăn lành...

Đau đầu gối là dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa khớp gối

Người bị thoái hóa khớp gối phải tuyệt đối kiêng các thực phẩm sau

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh, những người bị thoái hóa khớp...

Bị thoái hóa khớp gối nên luyện tập thể dục thể thao đúng cách

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh cơ xương khớp có thể gây ảnh hưởng xấu đến vận động...

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn và những điều cần lưu ý

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là một trong những giải pháp để cải thiện các đợt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *