Cảnh giác nguy cơ thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số người mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Các chuyên gia cho biết, nếu người trẻ mắc phải những sai lầm trong sinh hoạt, làm việc xương khớp có thể bị tổn thương và lão hóa sớm.

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ
Thoái hóa khớp gối ở người trẻ đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây

Cảnh báo bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp là tình trạng mô sụn bị bào mòn, dịch khớp giảm do quá trình tái tạo không theo kịp quá trình phân hủy mô sụn. Theo thời gian, lớp sụn trở nên mỏng và kém linh hoạt, khiến đầu xương ma sát mạnh mỗi khi hoạt động.

Vì nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là quá trình lão hóa nên đối tượng bệnh nhân thường tập trung ở những người từ 55 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây bệnh lý có xu hướng xuất hiện ở những người trẻ tuổi.

1. Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối ở người trẻ bao gồm:

Béo phì

Béo phì là yếu tố có mối quan hệ mật thiết với những vấn đề xương khớp. Trọng lượng cơ thể cao khiến khớp gối chịu áp lực lớn. Tình trạng này kéo dài khiến khớp giải phóng những enzyme gây hư hại sụn, khiến sụn bị bào mòn và rơi vào trạng thái lão hóa.

Hơn nữa, những người béo phì thường có hàm lượng mỡ thừa cao. Các chuyên khoa xương khớp cho rằng, mỡ thừa là nguyên nhân kích thích khớp viêm và sưng đau hơn.

Chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân thường gặp nhất gây thoái hóa khớp gối ở người trẻ. Khớp gối phải vận động thường xuyên nên rất dễ va chạm với các tác nhân vật lý.

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ
Chấn thương không được điều trị là nguyên nhân khiến sụn khớp bị tổn thương và dễ hao mòn

Chấn thương nặng nề nhưng không được điều trị là nguyên nhân khiến xương khớp suy yếu và dễ tổn thương. Tác động vật lý mạnh có thể khiến mao mạch xuất hiện cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu đến vị trí khớp gối. Nếu không phát hiện sớm, khớp sẽ không có đủ dưỡng chất và oxy để tái tạo tế bào xương và mô sụn.

Hơn nữa, chấn thương có thể khiến cơ bắp và dây chằng bị hư hại. Điều này khiến ổ khớp mất cân bằng và trở nên lỏng lẻo. Khi vận động ổ khớp có thể ma sát mạnh vào nhau và trực tiếp bào mòn mô sụn.

Lười vận động

Lười vận động là thực trạng chung của những người trẻ, đặc biệt là những người làm công việc văn phòng. Thói quen này không chỉ làm giảm chức năng vận động mà còn khiến dịch nhầy của khớp giảm. Khi khớp vận động, cơ thể sẽ kích thích sụn tiết ra dịch nhầy để giảm ma sát và dễ vận động hơn. Tuy nhiên, nếu bạn ít vận động lượng dịch nhầy sẽ có xu hướng giảm mạnh.

Tình trạng khô khớp khiến xương ma sát mạnh vào nhau và vô tình phân hủy những tế bào sụn. Trong khi đó, cơ thể không có đủ dưỡng chất để tái tạo và phục hồi.

Chế độ dinh dưỡng

Khớp và sụn cần nhiều thành phần cần thiết để tổng hợp collagen và canxi. Nếu bạn không có một chế độ ăn cân bằng, cơ thể sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất và không đáp ứng được quá trình tái sinh tế bào xương và sụn. Dần dần những cơ quan này sẽ trở nên suy yếu và lão hóa sớm.

Những người trẻ thường có thói quen ăn uống bừa bãi, lựa chọn món ăn theo tiêu chí nhanh và tiện lợi. Hầu hết những thức ăn này đều được chế biến sẵn, chứa chất bảo quản, nhiều gia vị và dầu mỡ. Những loại thực phẩm này chứa nhiều năng lượng khiến cơ thể tăng cân nhưng lại không chứa những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp.

Chế độ sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt như thức khuya, ngủ không đủ giấc, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia,… là những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ngay khi còn trẻ. Khi ngủ, cơ quan sẽ được nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu bạn thức khuya hoặc không ngủ đủ giấc, quá trình tổng hợp canxi và dưỡng chất cho xương khớp có thể bị gián đoạn.

Thoái hóa khớp gối ở người già
Khói thuốc lá có chứa nicotine làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể

Hơn nữa, các nhà khoa học cho rằng, khói thuốc lá chứa nicotine làm giảm sự hấp thu canxi của cơ thể. Khi lượng canxi giảm, tế bào xương sẽ thưa dần khiến xương khớp suy yếu và dễ đau nhức.

Xem thêm: Hiểu hơn về thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát

2. Triệu chứng

Một số người bị thoái hóa khớp gối nhưng không nhận thấy những triệu chứng lâm sàng. Hầu hết các trường hợp này đều nằm ở giai đoạn đầu khi mức độ tổn thương ở khớp không quá nghiêm trọng.

Với những trường hợp nặng hơn, bạn có thể bị cứng khớp, đau nhức và sưng viêm ở khớp gối. Thỉnh thoảng bạn có thể nghe khớp phát ra âm thanh khi vận động.

3. Biến chứng

So với bệnh nhân có độ tuổi cao, thoái hóa khớp gối ở người trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng hơn.

Người trẻ có mức độ vận động cao hơn người già, khi khớp bị tổn thương bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể hoạt động như trước. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn làm giảm hiệu suất làm việc.

Hầu hết người bệnh đều được điều trị bảo tồn để trì hoãn việc phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân trẻ tuổi có thời gian sống lâu hơn nên việc can thiệp ngoại khoa là điều không tránh khỏi.

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ
Bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối khi còn trẻ có nguy cơ phải phẫu thuật khớp 2 lần

Thông thường, điều trị ngoại khoa sẽ thực hiện thay thế khớp bị tổn thương bằng một bộ phận nhân tạo. Các khớp nhân tạo chỉ có tuổi thọ từ 10 – 20 năm, do đó bệnh nhân trẻ tuổi phải đối mặt với phẫu thuật thay khớp lần 2. Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ gặp phải những biến chứng của điều trị ngoại khoa sẽ cao hơn so với lần đầu.

Nhiều người trẻ có tình trạng chủ quan, lơ là dẫn đến việc không điều trị kịp thời. Nếu không điều trị sớm, khớp có thể bị biến dạng, chèn ép cơ bắp và các dây chằng xung quanh. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối là bại liệt – mất hoàn toàn khả năng vận động.

Tìm hiểu thêm: Mổ thoái hóa khớp gối – Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ

Sụn và xương khớp của người trẻ có độ tái tạo và phục hồi cao, vì thế bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh lý này.

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ
Nên chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở người trẻ

Những biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ:

  • Dành 15 – 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể thao. Nên lựa chọn những bộ môn có cường độ thích hợp nhằm cải thiện mô sụn và giảm nguy cơ thoái hóa. Tránh những bộ môn luyện tập nặng nề, mức độ luyện tập cao có thể khiến khớp gối bị chấn thương.
  • Cần thăm khám và điều trị chấn thương dứt điểm. Tuyệt đối không được chủ quan và lơ là ngay cả khi khớp bị chấn thương phần mềm.
  • Điều chỉnh cân nặng vừa phải, trọng lượng quá cao có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác như cao huyết áp, tim mạch, gout,…
  • Thay đổi những thói quen không khoa học như ăn uống bừa bãi, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya, stress,…Bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi cho cơ thể như rau xanh, trái cây, cá, trứng, sữa,…

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp mãn tính và chưa thể điều trị dứt điểm. Do đó, bạn đọc cần nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh lý này và có những biện pháp phòng ngừa kịp thời!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Kỹ thuật tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật giúp làm giảm nguy cơ cứng khớp, tăng...

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị khoa học

Theo các báo cáo y khoa, thoái hóa khớp gối đang là căn bệnh phổ biến, chiếm khoảng 13% dân...

Chụp X quang chẩn đoán thoái hóa khớp gối

X quang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng khá phổ biến đối...

Mổ thoái hóa khớp gối

Mổ thoái hóa khớp gối – Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Phẫu thuật thoái hóa khớp gối là giải pháp cuối cùng được áp dụng nhằm ngăn chặn các biến chứng...

Thông tin về các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối tại nhà

Đau đầu gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, nhất là ở những người lớn tuổi. Ngoài...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *