Lý do người bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, chạy bộ nhiều

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Những người bị thoái hóa khớp gối thường được các bác sĩ khuyên là nên vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập thể dục phù hợp để làm tăng sự linh hoạt của các khớp gối. Tuy nhiên họ lại không nên đi bộ hoặc chạy bộ nhiều, vì chúng có thể làm cho bệnh trầm trọng thêm. 

Những người bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, chạy bộ
Những người bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, chạy bộ

Vì sao thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, chạy bộ?

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng các mô sụn bao bọc ở 2 đầu khớp xương bị hư hỏng, làm cho xương bị biến dạng. Đây là căn bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Do các sụn trong xương khi đã trải qua quá trình lão hóa sẽ không còn được khỏe mạnh như trước mà chúng thường khô, xơ cứng và dễ bị bào mòn hơn.

Một khi bị thoái hóa khớp gối thì việc hạn chế đi bộ, chạy bộ là điều hiển nhiên. Vì càng di chuyển nhiều sẽ làm cho các mô sụn càng bị tổn thương, bệnh cũng vì thế mà nặng thêm. Điều này được giải thích như sau:

Khi chúng ta đứng, đi bộ hoặc chạy bộ nhiều sẽ tạo một áp lực chèn ép lên các sụn khớp vốn đã bị thoái hóa. Chức năng của mô sụn là nâng đỡ các đầu xương và hấp thu các áp lực. Khi bị tổn thương, những chức năng này sẽ bị giảm xuống khiến cho áp lực tác động lên 2 đầu xương tăng lên. Chính điều này sẽ làm cho bệnh thoái hóa khớp ngày càng nặng. Do đó, thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, chạy bộ. Một số người bị bệnh nặng, bạn có thể phải cần dùng đến gậy, nạng để nâng đỡ cơ thể, làm giảm các áp lực lên đôi chân.

Tuy nhiên, khi bị thoái hóa khớp gối, bạn thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, ngồi thiền, tập yoga… Chúng sẽ giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn, tâm trạng được thoải mái sẽ làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp.

Giải đáp: Thoái hóa khớp gối tập yoga tốt không? Bài tập phù hợp

Hướng dẫn cách đi lại cho người thoái hóa khớp gối

Với người bị thoái hóa khớp gối, việc di chuyển hàng ngày cũng cần phải được thực hiện một cách cẩn thận hơn. Để hạn chế gây hại cho các khớp gối, khi đi lại các bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

♦ Chú ý tư thế: 

Người bệnh không nên sải những bước dài, không đi nhanh vì nó sẽ làm tăng các áp lực cho khớp gối, gây đau. Hãy đi một cách chậm rãi, thong thả, từ tốn. Khoảng cách thích hợp giữa mỗi bước chân nên là từ 1 – 2 bàn chân.

 

Người bệnh cần phải cẩn thận hơn trong việc di chuyển hàng ngày khi bị thoái hóa khớp gối
Người bệnh cần phải cẩn thận hơn trong việc di chuyển hàng ngày khi bị thoái hóa khớp gối

♦ Tốc độ đi: 

Tốc độ đi hợp lý của một người bị thoái hóa khớp là 50 – 60 bước/ phút. Với những trường hợp nặng hơn, nên giảm cường độ xuống. Bạn cũng chỉ nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, vì đi lâu hơn có thể làm ảnh hưởng xấu đến các khớp gối.

Ngoài ra khi di chuyển, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên khởi động các khớp và làm nóng cơ thể trước khi di chuyển. Động tác mà bạn có thể áp dụng là gập duỗi chân một cách nhẹ nhàng.
  • Hãy chọn những nơi có bề mặt bằng phẳng để đi. Tuyệt đối không được leo cầu thang, di chuyển trên các bề mặt gồ ghề.
  • Sử dụng những đôi giày thấp, vừa vặn với chân.
  • Nếu việc di chuyển hàng ngày cũng làm cho bạn đau đớn, hãy hạn chế lại. Có thể bạn sẽ cần đến sự chẩn đoán và điều trị của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

Đi bộ hoặc chạy bộ nhiều là việc không nên làm khi bị thoái hóa khớp. Bởi chúng có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Do đó nên hạn chế thực hiện các hoạt động này, đồng thời chú ý hơn đến cách đi đứng hàng ngày của bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Mổ thoái hóa khớp gối

Mổ thoái hóa khớp gối – Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Phẫu thuật thoái hóa khớp gối là giải pháp cuối cùng được áp dụng nhằm ngăn chặn các biến chứng...

Những nguyên nhân khiến xương khớp gối dễ bị thoái hóa

Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính và không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc nắm bắt...

Uống thuốc liệu có chữa khỏi được bệnh thoái hóa khớp gối?

Dùng thuốc là phương pháp phổ biến trong điều trị bảo tồn thoái hóa khớp gối. Mặc dù được sử...

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Kỹ thuật tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật giúp làm giảm nguy cơ cứng khớp, tăng...

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị khoa học

Theo các báo cáo y khoa, thoái hóa khớp gối đang là căn bệnh phổ biến, chiếm khoảng 13% dân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *