Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng thế nào đến chất lượng sống của bạn?

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh cơ xương khớp có thể làm suy giảm sức khỏe và gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Ảnh hưởng của thoái hóa khớp gối đến chất lượng sống

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh đau nhức mạn tính, khó phục hồi và cải thiện. Do đó bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối thường bị suy giảm nặng nề về chất lượng sống, sức khỏe,… Trong đó, có một số ảnh hưởng liên quan đến thoái hóa khớp bao gồm:

1. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là một trong những ảnh hưởng xấu do thoái hóa khớp gối gây ra. Những cơn đau âm ỉ, khó chịu ở các khớp có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ, tỉnh dậy về đêm. Ở người cao tuổi bị thoái hóa khớp, tình trạng rối loạn giấc ngủ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, những khó chịu ở các khớp cũng khiến cho bệnh nhân khó trở mình khi ngủ, khiến giấc ngủ chập chờn không thoải mái.

Theo các chuyên gia, giấc ngủ không được trọn vẹn là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm chất lượng sống của bệnh nhân thoái hóa khớp gối vì chúng góp phần kéo theo một loạt những hệ lụy khác.

đau khớp gối ảnh hưởng đến giấc ngủ
Đau khớp gối do thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ

2. Giảm hiệu suất làm việc

Hiệu suất làm việc của bệnh nhân thường ảnh hưởng khi các cơn đau do thoái hóa khớp xảy ra. Chính những cơn đau này góp phần khiến cho những công việc của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Không chỉ những hoạt động nặng bị gián đoạn, những hoạt động bình thường tại nhà như bước lên cầu thang, làm các việc nhà, nấu ăn, đứng ngồi,… cũng gặp khó khăn.

Người trong độ tuổi lao động khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối có thể phải dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi. Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc hằng ngày. Một số trường hợp thoái hóa khớp gối nặng cũng khiến cho bệnh nhân mất khả năng lao động với một số ngành nghề đặc thù.

3. Ảnh hưởng nặng nề đến vận động

Người bị thoái hóa khớp thường gặp nhiều ảnh hưởng xấu liên quan đến vận động. Đặc biệt, những cử động liên quan đến duỗi, gập đầu gối thường bị đau nhức nặng nề nhất. Bệnh nhân thường xuyên bị hạn chế các vấn đề như:

  • Giảm thời gian vận động. Người bị thoái hóa khớp gối thường chỉ vận động được thời gian ngắn sau đó phải nghỉ ngơi.
  • Giảm phạm vi vận động. Các hoạt động như duỗi, co, gập các khớp của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Khớp gối thường không mở được góc như mong muốn, điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến tư thế di chuyển.
  • Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể giảm đến 50% khả năng di chuyển.
giảm khả năng vận động khi bị thoái hóa khớp gối
Khả năng vận động sẽ bị ảnh hưởng đáng kể khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối

4. Ảnh hưởng đến tâm lý

Người bị thoái hóa khớp gối sẽ chuyển dần từ một người bình thường chuyển sang người bị hạn chế về vận động. Điều này khiến cho bệnh nhân thường xuyên lo lắng, ảnh hưởng về tâm lý. Bệnh nhân có thể gặp nhiều vấn đề như trầm cảm, lo âu thường xuyên, ngại di chuyển, ngại giao tiếp, gặp gỡ mọi người. Theo thống kê, có khoảng 40% những trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp gối gặp phải các vấn đề liên quan đến tâm lý.

5. Tăng nguy cơ bệnh Gout

Gout là một trong những bệnh cơ xương khớp có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc điểm của bệnh Gout là do sự lắng đọng các tinh thể urat natri trong cơ thể trong các khớp. Ở những bệnh nhân thoái hóa khớp, sự thay đổi cấu trúc sụn khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn so với người bình thường. Đặc biệt những trường hợp người bệnh thoái hóa khớp kết hợp với rối loạn chuyển hóa càng có nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn.

thoái hóa khớp gối làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout
Người bị thoái hóa khớp gối làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout

6. Nguy cơ bị tàn phế

Tàn phế là một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất cho khớp gối. Hiện nay, tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa khớp gối khá cao, tăng dần theo độ tuổi. Nhóm tuổi từ 35 – 65 tuổi chiếm tỷ lệ 30%, nhóm tuổi từ 65 – 75 tuổi chiếm tỷ lệ từ 60%, tỉ lệ bệnh nhân trên 75 tuổi có thể lên đến 85%.

Nguy cơ bị tàn phế do thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Xuất hiện tình trạng hoạt tử xương ở khớp gối.
  • Tăng nguy cơ gây áp lực lên xương, khớp gối, nguy cơ gãy xương.
  • Nhiễm trùng trong khớp và gây chảy máu trong khớp.

Làm gì khi bị thoái hóa khớp gối

Khi bị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần chú ý thăm khám và điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Thời gian điều trị thoái hóa khớp gối thường kéo dài, khó có thể điều trị nhanh chóng và dứt điểm, dễ tiến triển dai dẳng.

  • Điều trị bằng thoái hóa khớp gối có thể sử dụng các loại thuốc như acetaminophen (Tylenol).
  • Điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid.
  • Áp dụng các biện pháp vận động, rèn luyện, phù hợp để cải thiện sức khỏe xương khớp, đầu gối.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và toa thuốc của bác sĩ.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Thoái hóa khớp gối tập yoga và những lời ích không ngờ tới

Yoga là bộ môn luyện tập có cường độ nhẹ nhàng rất thích hợp với những người mắc bệnh xương...

Cảnh giác nguy cơ thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần...

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Gần đây, các nghiên cứu y khoa đầu ngành đã tiến hành thí nghiệm và ứng dụng phương pháp điều...

Mẹo dùng cây thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối tại nhà

Sử dụng các cây cỏ thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối là một trong những cách điều trị hiệu...

Mổ thoái hóa khớp gối

Mổ thoái hóa khớp gối – Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Phẫu thuật thoái hóa khớp gối là giải pháp cuối cùng được áp dụng nhằm ngăn chặn các biến chứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.