Chụp X quang chẩn đoán thoái hóa khớp gối

X quang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng khá phổ biến đối với nhiều bệnh lý, bao gồm các bệnh xương khớp. Chụp X quang chẩn đoán thoái hóa khớp gối là một trong những giải pháp để đánh giá mức độ thương tổn và có hướng điều trị phù hợp.

Vai trò của X quang trong chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Đối với những bệnh nhân thoái hóa khớp gối, sử dụng X quang để chẩn đoán thoái hóa khớp gối là một trong những giải pháp cần thiết. X quang hay tia X là một dạng sóng điều từ. Đa số tia X thường có bước sóng dao động từ 0,01 nanomét cho đến 10 nanomét (tần số tương ứng từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz tương đương 3×1016 Hz đến 3×1019 Hz). Trong bước sóng của tia X cũng mang theo năng lượng từ 120 eV đến 120 keV.

Một trong những đặc điểm nổi bật của tia X là có tính xuyên thấu khi đi qua một số vật chất nhất định. Trong lĩnh vực Y tế, tia X thường được ứng dụng để chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe, bao gồm các vấn đề về phần mềm và vấn đề về xương. Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, sử dụng tia X là một trong những cách chẩn đoán hình ảnh đơn giản và nhanh chóng để giúp cho bác sĩ đánh giá được tình trạng thương tổn đang xảy ra cho khớp, từ đó có những hướng điều trị phù hợp nhất.

X quang chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Khớp gối của bệnh nhân bị thoái hóa thể hiện trên phim chụp X quang

Chuẩn bị chụp X quang chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Khi chụp X quang chẩn đoán thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần chuẩn bị một số vấn đề sau:

  • Trao đổi với bác sĩ về các vấn đề về sức khỏe bạn đang gặp phải, các loại thuốc đang điều trị để bác sĩ có thể chỉ định ngừng hoặc thay thế thuốc trước khi chụp X quang vì một số loại thuốc có thể gây cản quang.
  • Những trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp gối sớm, chấn thương gối khi còn trẻ, đang trong độ tuổi sinh đẻ, đang mang thai,… thì cần phải trao đổi trước đối với bác sĩ điều trị.
  • Gỡ bỏ các vật dụng kim loại trên cơ thể trước khi tiến hành chụp X quang.
  • Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ trong trường hợp đang cấy ghép các thiết bị điện tử trong cơ thể, thiết bị kim loại,…

Thủ tục chụp X quang đầu gối

  • Trước khi chụp X quang đầu gối, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân đến phòng chuyên dụng để chụp X quang. Đây là phòng chuyên dụng để tránh cho những khu vực khác ảnh hưởng bởi bức xạ.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngồi, đứng hoặc nằm tại một vị trí phù hợp để máy X quang có thể chụp được hình ảnh khớp gối của bạn một cách tốt nhất.
  • Những vùng cơ thể không cần chụp X quang có thể được đeo tấm chì để hạn chế bức xạ không cần thiết của tia X.
  • Khi bắt đầu chụp X quang, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bất động vài giây hoặc yêu cầu nín thở vài giây để giữ cho vị trí chụp không bị rung, hạn chế tình trạng hình ảnh chụp X quang bị mờ. Nếu X quang bị mờ có thể cần chụp lại nhiều lần.
  • Thông thường quy trình chụp X quang khá ngắn, chỉ mất vài phút. Sau khi chụp, bệnh nhân có thể nhận được hình ảnh vị trí chụp X quang sau 1 giờ hoặc hơn.
điều trị thoái hóa khớp gối dựa trên hình ảnh X quang
Kết quả chẩn đoán hình ảnh bằng X quang có thể giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp

Đánh giá dấu hiệu thoái hóa khớp gối trên phim chụp X quang

Sau khi chụp X quang, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sức khỏe khớp gối dựa trên hình ảnh lấy từ phim chụp. Trong đó, một số dấu hiệu đáng chú ý trên phim chụp mà bác sĩ có thể xem xét kỹ, bao gồm:

  • Các dấu hiệu khớp gối suy yếu, mất sụn khớp gối.
  • Không gian khớp bị hẹp, khớp gối có dấu hiệu bị mòn.
  • Một số dấu hiệu loãng xương, gai xương.
  • Các vấn đề có liên quan đến tình trạng xương dính ra khỏi khớp, nghiến vào nhau.

Xử lý thoái hóa khớp gối theo phim chụp X quang

Tùy theo tình trạng tổn thương của khớp gối thể hiện trên phim chụp, bệnh nhân có thể được các bác sĩ hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

  • Nếu kết quả X quang cho thấy bệnh nhân đã mắc thoái hóa khớp gối, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp như điều trị bằng thuốc giảm đau: acetaminophen (Tylenol), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil),… để giúp cơn đau được kiểm soát, tránh tiến triển nặng.
  • Đối với những trường hợp không chắc chắn là thoái hóa khớp gối, bác sĩ có thể tiến hành phân tích dịch khớp để xác định mức độ tổn thương khớp của bệnh nhân.
  • Trong những trường hợp kết quả hình ảnh X quang chưa thể chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định thêm các biện pháp chẩn đoán hình ảnh khác như MRI (chụp cộng hưởng từ).

Một số nguy cơ khi chụp X quang

Khi chụp X quang, có một tỉ lệ thấp có nguy cơ ung thư và một số tác dụng phụ khác do bức xạ. Tuy nhiên nếu không thường xuyên tiếp xúc với tia X thì nguy cơ sẽ rất thấp, hầu như không đáng kể.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, toa thuốc và điều trị của bác sĩ.

Tìm hiểu cách chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y

Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y cổ truyền

Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y là phương pháp lành tính, ít gây tác dụng phụ. Đồng...

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Kỹ thuật tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật giúp làm giảm nguy cơ cứng khớp, tăng...

Nguyên nhân gây đau đầu gối khi chạy bộ và cách xử lý

Đau đầu gối khi chạy bộ và biện pháp xử lý

Đau đầu gối khi chạy bộ có thể là dấu hiệu của các tổn thương như hội chứng dải chậu...

Mẹo dùng cây thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối tại nhà

Sử dụng các cây cỏ thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối là một trong những cách điều trị hiệu...

Bị thoái hóa khớp gối nên luyện tập thể dục thể thao đúng cách

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh cơ xương khớp có thể gây ảnh hưởng xấu đến vận động...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *