Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Kỹ thuật tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật giúp làm giảm nguy cơ cứng khớp, tăng cường sức cơ và giúp bệnh nhân sớm phục hồi khả năng vận động. Các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật được gợi ý dưới đây là một ví dụ điển hình. 

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật là phương pháp đơn giản làm tăng cường khả năng vận động

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật được chỉ định thực hiện trong quá trình phục hồi chức năng khớp sau phẫu thuật hoặc trong quá trình điều trị. Dựa vào tình trạng tổn thương ở khớp đầu gối cũng như khả năng phục hồi tại khớp gối mà bác sĩ chuyên khoa và chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn phương pháp thực hiện phù hợp, điều này giúp cho bệnh nhân có thể hoạt động như bình thường.

Như chúng ta đều biết, khớp đầu gối đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp nâng đỡ cho toàn cơ thể mà nó còn đóng vai trò di chuyển. Chính vì vậy, phục hồi chức năng vận động cho khớp gối sau khi phẫu thuật là vấn đề rất cần thiết. Các bài tập vật lý trị liệu được chỉ định thực hiện sau khi bệnh nhân được tháo nẹp hoặc tháo bột và quá trình luyện tập của bệnh nhân có sự theo dõi, hướng dẫn của chuyên gia.

Hiện nay, những biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật thường được chỉ định áp dụng đó là:

1. Xoa bóp

Phương pháp xoa bóp nhẹ nhàng tại vị trí ổ gãy xương liền khớp để vết thương nhanh chóng được phục hồi. Thao tác xoa bóp nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay. Tuyệt đối không bóp mạnh hoặc sử dụng các loại dầu, cao hoặc cồn, thuốc xoa bóp vào các khớp vì rất dễ làm cho khớp bị xơ cứng, thậm chí còn làm vôi hóa cạnh khớp.

Phương pháp xoa bóp vết thương được thực hiện 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần thực hiện khoảng 15 – 20 phút. Thường xuyên thực hiện động tác xoa bóp tại vị trí tổn thương kết hợp với các động tác khác để phục hồi khớp gối nhanh hơn.

2. Cử động khớp

Sau phẫu thuật, khớp gối sẽ bị bất động trong một thời gian và dễ bị cứng khớp do cơ co ngắn, bao hoạt dịch tăng sản sinh mỡ, bao khớp bị co rúm và làm cho sụn bị mỏng. Vì thế, cử động nhẹ nhàng khớp là cách tốt nhất để lưu thông dịch khớp, nuôi dưỡng đầu sụn và giúp cho các vận động trở nên mềm mại hơn.

Tốc độ co duỗi, cử động khớp gối khoảng 45 giây, mỗi lần thực hiện khoảng 10 – 15 phút, ngày thực hiện khoảng 4 – 6 lần. Bệnh nhân có thể bắt đầu cử động khớp nhẹ nhàng từ ngày thứ 3, kể từ sau khi phẫu thuật hoặc sau thời gian bó bột.

3. Vận động trị liệu

Dựa vào tình trạng phục hồi của khớp đầu gối và mức độ tổn thương mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành hướng dẫn và theo dõi quá trình luyện tập của bệnh nhân. Khi bệnh nhân chưa thể hoạt động thì bệnh nhân sẽ được thực hiện theo các bài tập thụ động với sự hỗ trợ của bác sĩ và chuyên viên. Đến khi bệnh nhân đã bắt đầu vận động nhẹ nhàng thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp vận động trị liệu chủ động như bước chậm lên cầu thang, đạp xe, tập ngồi xổm, bước lên thềm nhà,… Bệnh nhân cũng nên duy trì luyện tập mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút và dành thời gian để cho các khớp được nghỉ ngơi.

Một số bài tập có thể áp dụng cho quá trình vận động trị liệu đó là:

– Bài tập 1:

  • Khởi động khớp gối hoặc đi bộ nhẹ nhàng khoảng 5 phút để làm nóng khớp.
  • Đặt 1 chiếc ghế dựa, ngồi tựa thẳng người vào ghế, 2 chân đặt vuông góc mặt sàn.
  • Kéo chân trái sát vào ghế và hơi nhón phần gót chân lên.
  • Tiếp theo đó là nhấc chân phải lên khỏi mặt sàn, duỗi thẳng chân và giữ khoảng 3 giây.
  • Thu 2 chân lại vị trí ban đầu và đổi bên tương tự. Kiên trì thực hiện mỗi bên khoảng 10 lần.
Vận động trị liệu
Vận động trị liệu sau khi phẫu thuật khớp gối

– Bài tập 2:

  • Chuẩn bị 1 chiếc ghế có thành dựa.
  • Tư thế đứng thẳng người, vịn tay vào thành ghế.
  • Hai chân khép sát vào nhau, từ từ nhón gót chân và đứng thẳng người trên các đầu ngón chân khoảng 3 giây.
  • Hạ người từ từ xuống và quay về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại động tác 10 lần sẽ giúp cải thiện chứng sưng phù đầu gối.

4. Nhiệt trị liệu

Bao gồm một số phương pháp cụ thể như chườm muối nóng, đắp Paraphin, chườm ngải cứu,… Nhiệt trị liệu giúp làm giảm cơn đau tại đầu gối, làm giảm tình trạng co cứng cơ, giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông và tăng cường các chuyển hóa dinh dưỡng để nuôi khớp. Với sự tác động của nhiệt lượng, các cơn đau tại khớp đầu gối sẽ được cải thiện đáng kể.

5. Chiếu sóng ngắn

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật bằng sóng điện từ là phương pháp được thực hiện dưới sự hỗ trợ của chuyên viên vật lý trị liệu. Bệnh nhân sẽ được chiếu sóng ngắn vào vùng khớp gối bị tổn thương với bước sóng phù hợp. Bước sóng ngắn tạo nhiệt nóng vào bên trong, giúp làm giảm cơn đau đầu gối, ngăn ngừa viêm, cải thiện sưng phù đồng thời tăng cường các chuyển hóa dinh dưỡng để nuôi dưỡng sụn khớp.

6. Chiếu đèn hồng ngoại

Đèn hồng ngoại phát ánh sáng, làm nóng đầu gối và giúp cải thiện cơn đau, ngăn ngừa sự co cứng các cơ. Ngoài ra, ánh sáng hồng ngoại còn giúp cho quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật bằng đèn hồng ngoại
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật bằng đèn hồng ngoại

7. Điện phân và điện xung

  • Sử dụng xung điện: Phương pháp này kích thích các thần kinh cơ, giảm triệu chứng đau nhức đầu gối.
  • Laser: Tái tạo các tổ chức ở khớp gối, làm mềm cơ, ngăn chặn các viêm nhiễm và làm giảm đau.
  • Sử dụng dòng Gavanic và Faradic tác động: Dòng Gavanic và Faradic đưa thuốc giảm đau vào khớp đầu gối, giúp làm giảm cơn đau nhanh hơn.

Bên cạnh những phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi. Không nên luyện tập quá sức, vận động mạnh hoặc đứng quá lâu, gập đầu gối quá mức, tránh làm cho khớp đầu gối bị áp lực và khó phục hồi. Khi thực hiện các động tác vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nạng, gậy, khung tập đi hoặc băng chun đầu gối,…

Ngoài ra, trong quá trình vận động, bệnh nhân nên lưu một số vấn đề sau:

  • Không vận động khớp gối đột ngột hoặc ngồi xổm quá lâu.
  • Khi ngủ dậy, nên dành khoảng 1-3 phút co duỗi đầu gối trước khi bước xuống giường, tránh hiện tượng khớp đầu gối bị co cứng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, uống sữa bổ sung canxi để khớp đầu gối mau chóng phục hồi.
  • Bệnh nhân nên luyện tập cơ thể theo sự hướng dẫn của bác sĩ, chuyên viên trị liệu, người có chuyên môn.
  • Tránh vận động mạnh, mang vác nặng hoặc đứng quá lâu.

Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật mà bạn đọc có thể tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Hiểu hơn về thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát

Dựa vào nguyên nhân gây tổn thương mô sụn có thể xác định được thoái hóa khớp gối nguyên phát...

Bị thoái hóa khớp gối nên luyện tập thể dục thể thao đúng cách

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh cơ xương khớp có thể gây ảnh hưởng xấu đến vận động...

Cảnh giác nguy cơ thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần...

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị khoa học

Theo các báo cáo y khoa, thoái hóa khớp gối đang là căn bệnh phổ biến, chiếm khoảng 13% dân...

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn và những điều cần lưu ý

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là một trong những giải pháp để cải thiện các đợt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.