Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp tận dụng các đặc tính tự nhiên của máu để sửa chữa sụn, gân, dây chằng, cơ và xương. Phương pháp này có những ưu điểm nổi trội và các mặt hạn chế nhất định.

huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu

1. Huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma – PRP) là mẫu máu của chính bệnh nhân với nồng độ tiểu cầu cao hơn so với máu bình thường.

Huyết tương:

Huyết tương là một thành phần ở trong máu – có vai trò là phương tiện để hồng cầu, bạch cầu và các chất dinh dưỡng di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể.

Huyết tương chủ yếu là nước và chứa một ít protein, chất dinh dưỡng, glucose, kháng thể,…

Tiểu cầu:

Trong máu có chứa hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tiểu cầu là yếu tố tăng trưởng nhằm thúc đẩy tái tạo mô và phục hồi vết thương.

2. Tác dụng

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu có thể đem lại những lợi ích sau.

  • Ức chế viêm và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp
  • Kích thích sụn mới hình thành
  • Tăng sản xuất chất lỏng tự nhiên trong khớp nhằm làm giảm ma sát và giảm đau khi vận động.
  • Chứa các protein làm thay đổi thụ thể đau của người bệnh và giúp cải thiện cơn đau.

3. Chỉ định và chống chỉ định

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu thường được chỉ định với các trường hợp sau:

  • Đau xương khớp ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.
  • Các phương pháp điều trị bảo tồn khác thất bại và không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Một số đối tượng có thể gặp phải nguy cơ khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu. Do đó bạn nên trình bày các vấn đề sức khỏe và tiền sử dị ứng để bác sĩ cân nhắc về việc thực hiện phương pháp này.

quy trình tách huyết tương giàu tiểu cầu
Chống chỉ định liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu với phụ nữ mang thai

Nếu thuộc nhóm đối tượng sau, bạn cần cân nhắc về việc áp dụng biện pháp này:

  • Bị nhiễm trùng lan rộng
  • Bệnh di căn (chẳng hạn như ung thư)
  • Rối loạn máu và chảy máu bất thường
  • Đang sử dụng những loại thuốc chống đông máu
  • Bệnh nhân thiếu máu
  • Phụ nữ đang mang thai

Ngoài ra bệnh nhân dị ứng với thịt bò nên thông báo với bác sĩ tình trạng này. Trong huyết tương giàu tiểu cầu có chứa chất phụ gia – thrombin có nguồn gốc từ bò. Do đó nếu bạn thực hiện, bạn có thể gặp phải phản ứng dị ứng.

Chuẩn bị trước khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Trước khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tránh dùng thuốc corticosteroid trong 2 – 3 tuần trước khi thực hiện.
  • Ngưng dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ví dụ như Aspirin, Ibuprofen, Celecoxib,… 1 tuần trước khi tiến hành thủ thuật.
  • Không dùng thuốc chống đông máu trong 5 ngày trước khi tiến hành tiêm huyết tương giàu tiểu cầu.
  • Bổ sung nhiều nước vào trước ngày thực hiện.
  • Nếu bạn cảm thấy bất an, lo âu, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống lo âu trước khi tiêm.

Quá trình tách huyết tương giàu tiểu cầu

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu có thể đem lại kết quả không đồng nhất do chất lượng máu của từng bệnh nhân.

Trước khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành để tách tiểu cầu ra khỏi máu.

thuốc tiêm chữa thoái hóa khớp
Phương pháp quay ly tâm thường được áp dụng để tách huyết tương giàu tiểu cầu

Cách phổ biến nhất để tách huyết tương giàu tiểu cầu là quay ly tâm mẫu máu của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đặt lọ máu trong máu ly tâm và quay với tốc độ cao. Quá trình này sẽ tách máu thành các lớp sau:

  • Tế bào hồng cầu (chiếm khoảng 45% máu) nằm lắng ở bên dưới lọ.
  • Tế bào bạch cầu và tiểu cầu tạo thành một lớp mỏng ở giữa (chiếm khoảng 1% máu ly tâm).
  • Huyết tương có nồng độ tiểu cầu thấp (chiếm khoảng 55% mẫu máu ly tâm).

Sau khi hoàn thành quá trình ly tâm, bác sĩ sẽ lấy lọ máu ra khỏi thiết bị ly tâm và chuẩn bị dung dịch huyết tương giàu tiểu cầu.

Dung dịch được lấy ra khỏi lọ, sau đó bác sĩ tiến hành trực tiếp vào khớp gối. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào thành phần trong huyết tương giàu tiểu cầu của từng bệnh nhân.

Thành phần trong huyết tương giàu tiểu cầu phụ thuộc vào biến số, nồng độ tiểu cầu, bạch cầu và các thành phần khác. Bác sĩ có thể thêm vào dung dịch này một số chất phụ gia, được gọi là thrombin và canxi clorua nhằm kích hoạt tiểu cầu, kích thích đông máu và tăng cường các đặc tính tái tạo của huyết tương tiểu cầu.

Các bước tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được thực hiện với các bước như sau:

  • Máu được rút trực tiếp từ tĩnh mạch ở cánh tay của bệnh nhân (thường lấy từ 15 – 50ml máu).
  • Sau đó được xử lý bằng máy ly tâm
  • Bác sĩ sẽ chuẩn bị huyết tương giàu tiểu cầu để tiêm vào khớp gối bị thoái hóa
  • Vùng khớp bị ảnh hưởng được làm sạch bằng chất khử trùng (thường là cồn hoặc iot).
  • Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị siêu âm để quan sát tình trạng bên trong khớp. Để thực hiện siêu âm, một loại gel sẽ được thoa đều lên vùng da gần vị trí tiêm. Sau đó đầu dò siêu âm sẽ tiếp xúc với vùng da phủ gel.
  • Bác sĩ bắt đầu tiêm một lượng nhỏ (thường khoảng 3 – 6ml) huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối.
  • Khu vực tiêm sẽ được làm sạch và băng bó

Sau khi tiêm, huyết tương giàu tiểu cầu có thể kích thích một loạt phản ứng sinh học và gây sưng, đau ở vị trí tiêm trong khoảng 3 ngày.

Chăm sóc sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Bệnh nhân có thể được yêu cầu dùng thuốc trong vài ngày và tránh gây căng thẳng lên khớp. Bác sĩ có thể đề nghị bạn:

  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm để làm giảm cơn đau và sưng do huyết tương giàu tiểu cầu gây ra.
  • Mang nẹp để bảo vệ và cố định khớp bị ảnh hưởng. Một số trường hợp có thể được khuyến khích dùng nạng.
  • Sử dụng miếng gạc lạnh vài lần một ngày trong 10 – 20 phút để giúp giảm đau và sưng sau khi tiêm.

Nếu làm những công việc không đòi hỏi vận động mạnh, bạn có thể trở lại làm việc vào ngày hôm sau. Tuy nhiên nếu bạn làm những công việc nặng nhọc, bác sĩ có thể đề nghị bạn nghỉ ngơi vài ngày trước khi quay lại làm việc.

Mặc dù thuốc chống viêm thường được sử dụng để cải thiện cơn đau. Tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Dùng thuốc tùy tiện có thể gây ra tình trạng chảy máu bất thường.

chi phí tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
Bác sĩ có thể chỉ định vật lý trị liệu sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Sau khi thực hiện tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, bạn có thể được chỉ định vật lý trị liệu. Thực hiện các bài tập đơn giản có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp bị ảnh hưởng. Tác động này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.

Ưu điểm và hạn chế của liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu

Tương tự như các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu có những ưu điểm vượt trội nhưng cũng tồn tại các mặt hạn chế nhất định.

1. Ưu điểm

Huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp tự thân do xuất phát từ chính cơ thể của người bệnh. Do vậy nên huyết tương được hấp thu dễ dàng, ít xảy ra sốc phản vệ hay các rủi ro khác.

So với những biện pháp khác, liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu ít gây ra các tác dụng không mong muốn. Chẳng hạn như:

  • Vật lý trị liệu: Mặc dù biện pháp này khá an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe chung, tuy nhiên ở một số trường hợp phương pháp này hầu như không thể cải thiện và kiểm soát các triệu chứng.
  • Tiêm Cortisone: Tiêm Cortisone được chứng minh là có khả năng giảm đau xương khớp nhanh chóng. Tuy nhiên tiêm thường xuyên có thể làm suy yếu dây chằng và gân ở xung quanh khớp. Ngoài ra, phương pháp này còn gây ra nhiều bất lợi đối với các sụn khớp khỏe mạnh.
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid – NSAID: Nhóm thuốc này có thể giảm đau và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng lâu dài có thể gây ra các vấn đề về tim, huyết áp và dạ dày.
  • Phẫu thuật: Can thiệp ngoại khoa có thể giải quyết được nguyên nhân gốc rễ. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải phục hồi chức năng lâu dài và đi kèm với những biến chứng hậu phẫu (cục máu đông, nhiễm trùng, trật khớp,…).

Vì thoái hóa khớp gối không thể chữa trị dứt điểm nên việc áp dụng phương pháp tự thân luôn được các bác sĩ cân nhắc. Tuy nhiên người bệnh cần xác định huyết tương tiểu cầu không phải là thuốc điều trị. Vì vậy, bác sĩ có thể kết hợp với các phương pháp điều trị nội khoa và chế độ sinh hoạt để đạt kết quả tốt nhất.

2. Hạn chế

Mặc dù các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy huyết tương giàu tiểu cầu kích thích tái tạo tế bào, tuy nhiên các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải được nguyên lý hoạt động của tiểu cầu.

Bên cạnh đó, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào thành phần của huyết tương giàu tiểu cầu. Do đó kết quả có thể không đồng nhất ở tất cả các bệnh nhân.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu có những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên phương pháp này cũng còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Do đó bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Thoái hóa khớp gối tập yoga và những lời ích không ngờ tới

Yoga là bộ môn luyện tập có cường độ nhẹ nhàng rất thích hợp với những người mắc bệnh xương...

Những nguyên nhân khiến xương khớp gối dễ bị thoái hóa

Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính và không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc nắm bắt...

Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì tốt ?

Chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với hệ thống xương khớp. Một chế độ ăn lành...

Chăm sóc đúng cách giúp cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối

Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối có gì khác biệt?

Thoái hóa khớp gối là một dạng của thoái hóa khớp, thường gặp ở những người cao niên. Ngoài việc...

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Gần đây, các nghiên cứu y khoa đầu ngành đã tiến hành thí nghiệm và ứng dụng phương pháp điều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.