Glucosamine có tác dụng gì ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Glucosamine thúc đẩy quá trình tổng hợp mô sụn ở khớp. Thuốc được sử dụng trong điều trị dài hạn thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát, viêm khớp dạng thấp, loãng xương,…

glucosamine là thuốc gì
Glucosamine được sử dụng trong điều trị dài hạn thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương,…

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
  • Tên thuốc: Glucosamine
  • Thành phần: Glucosamine sulfate
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng và viên nén bao phim

Những thông tin cần biết về thuốc Glucosamine

Glucosamine là hợp chất tự nhiên trong sụn – mô cứng có tác dụng giảm ma sát khi khớp vận động. Ở dạng bổ sung, thành phần này được thu hoạch từ vỏ của động vật có vỏ hoặc được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

1. Cơ chế hoạt động

Glucosamine là một amino monosaccharide – nguyên liệu tổng hợp proteoglycan. Proteoglycan là một protein có mặt trong mô sụn của con người và các loại động vật. Do đó, thuốc được có tác dụng kích thích sản xuất sụn và giúp phục hồi các mô sụn bị tổn thương.

Bên cạnh đó, Glucosamine còn có khả năng ức chế các enzyme phá hủy sụn khớp như phospholinase A2, collagenase và giảm số lượng các gốc tự do superoxide.

Ngoài ra, thuốc còn kích thích sản sinh mô liên kết xương nhằm làm giảm quá trình mất canxi. Đồng thời có khả năng tăng sản xuất chất nhầy ở khớp, giúp giảm ma sát khi vận động.

2. Chỉ định

Glucosamine thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Thoái hóa khớp
  • Thoái hóa cột sống
  • Loãng xương
  • Viêm khớp dạng thấp

Thuốc có thể được sử dụng với mục đích không được đề cập trong bài viết. Trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết tác dụng đầy đủ của thuốc.

3. Chống chỉ định

Glucosamine chống chỉ định với những người mẫn cảm và dị ứng với các thành phần của thuốc.

Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng, bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng bệnh lý để được cân nhắc về việc dùng thuốc.

Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi sử dụng Glucosamine, bác sĩ có thể đề nghị bạn thay thế một loại thuốc khác.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nang cứng, viên nén bao phim
  • Hàm lượng: 250mg, 500mg, 750mg, 1250mg, 1500mg

Thuốc có thể có những dạng bào chế và hàm lượng không được đề cập trong bài viết.

5. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi cách dùng hay tăng giảm liều lượng.

tác dụng của glucosamine
Sử dụng thuốc sau khi ăn khoảng 15 phút

Cách dùng:

  • Dùng thuốc trực tiếp với nước lọc
  • Uống sau khi ăn 15 phút

Không bẻ, nghiền hay hòa tan thuốc khi sử dụng. Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu thuốc và gây ra các phản ứng không mong muốn.

Liều dùng thuốc phụ thuộc vào mục đích sử dụng, triệu chứng cụ thể, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp. Vì vậy, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.

Thông tin được đề cập trong bài viết chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng thông thường khi điều trị thoái hóa khớp

  • Dùng 1 viên (500mg) / lần
  • Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày
  • Liều dùng tối đa: 1500mg/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm khớp dạng thấp

  • Dùng 1 viên (500mg)/ lần
  • Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày
  • Liều dùng tối đa: 1500mg/ ngày

Liều dùng trên chỉ đáp ứng cho người trưởng thành. Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu. Nếu có ý định dùng thuốc cho trẻ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Khác với những loại thuốc giảm đau, Glucosamine tham gia vào quá trình tổng hợp mô sụn nên mất nhiều thời gian mới phát huy tối đa. Nếu triệu chứng phát sinh trong thời gian dùng Glucosamine, bạn nên trao đổi với bác sĩ để dùng kết hợp với những loại thuốc khác.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Nếu nhận thấy thuốc có dấu hiệu hư hại, biến chất hoặc đổi màu, bạn nên xử lý thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Glucosamine

1. Thận trọng

Glucosamine được sử dụng trong điều trị dài hạn. Thời gian dùng thuốc tối thiểu 6 tháng. Để làm giảm triệu chứng xuất hiện trong thời gian sử dụng Glucosamine, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau, chống viêm trong những ngày đầu dùng thuốc.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn ở phụ nữ mang thai và đang con bú. Cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định dùng thuốc.

Nhằm hỗ trợ tác dụng của thuốc, bạn cần thay đổi một số thói quen thiếu lành mạnh và thiết lập chế độ ăn khoa học.

Nhiều loại thuốc có chứa hoạt chất Glucosamine. Tuy nhiên, chỉ có dạng Glucosamine sulfate được chứng minh về khả năng cải thiện các bệnh lý xương khớp. N-acetyl- glucosamine chưa được chứng minh về khả năng thúc đẩy hình thành mô sụn. Do đó, bạn cần chú ý khi lựa chọn loại thuốc có chứa thành phần này.

Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu bạn sắp phẫu thuật hay mắc bệnh tiểu đường, bạn cần thông báo với bác sĩ việc mình đang sử dụng Glucosamine.

thành phần của glucosamine
Bệnh nhân hen suyễn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

Glucosamine có thể khiến bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó bệnh nhân hen suyễn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc chủ yếu ở mức độ nhẹ. Hầu hết các triệu chứng này đều thuyên giảm sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần.

Nếu triệu chứng có xu hướng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần thông báo với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Ợ nóng

Bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không được đề cập trong bài viết. Trong trường hợp này, cần chủ động thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị tác dụng ngoại ý của Glucosamine.

3. Tương tác thuốc

Tương tác là hiện tượng Glucosamine phản ứng với các thành phần trong những nhóm thuốc khác. Phản ứng này có thể khiến thuốc thay đổi hoạt động, làm giảm tác dụng điều trị hoặc khiến các triệu chứng không mong muốn phát sinh.

sử dụng glucosamine đúng cách
Thuốc có thể tương tác với Acetaminophen, Warfarin, Insulin,…

Glucosamine có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Thuốc trợ tim
  • Thuốc lợi niệu
  • Insulin
  • Acetaminophen: Dùng Acetaminophen cùng với Glucosamine có thể làm giảm tác dụng của hai loại thuốc.
  • Warfarin (thuốc chống đông máu): Dùng Glucosamine với thuốc chống đông máu có thể làm tăng tác dụng của loại thuốc này.

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Glucosamine. Do đó bạn nên trình bày những loại thuốc mình đang sử dụng (thuốc uống, thuốc tiêm, viên uống bổ sung, thảo dược) để được bác sĩ cân nhắc về tương tác có thể xảy ra.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi dùng thiếu một liều, bạn nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo kế hoạch.

Dùng thiếu liều không gây nguy hiểm. Tuy nhiên tình trạng này có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.

Chưa có nghiên cứu về việc dùng quá liều Glucosamine. Nếu nhận thấy mình dùng hơn liều lượng khuyến cáo, bạn nên thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.