NSAID là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

NSAID hay còn gọi là thuốc chống viêm không steroid. Nhóm thuốc này có tác dụng chính là giảm đau, chống viêm và hạ sốt. NSAID có thể gây xuất huyết dạ dày, đột quỵ, đau tim,… nếu bạn thiếu thận trọng khi sử dụng.

thuốc nsaid
NSAID hay còn gọi là thuốc chống viêm không steroid

  • Tên nhóm thuốc: NSAID
  • Tên khác: Thuốc chống viêm không steroid
  • Dạng bào chế: Viên nén, viên nang, viên sủi, thuốc tiêm, thuốc bôi da,…

Những thông tin cần biết về nhóm thuốc chống viêm không steroid

1. Cơ chế hoạt động

NSAID có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt nhờ vào cơ chế ngăn chặn tác nhân gây viêm – prostaglandin.

Postaglandin là hoạt chất được sản xuất bởi các tế bào trong cơ thể. Hoạt chất này thúc đẩy quá trình gây viêm nhằm bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, hỗ trợ chức năng đông máu của tiểu cầu và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của axit,… Tuy nhiên phản ứng viêm lại vô tình dẫn đến triệu chứng đau nhức và sốt.

Prosgtaglandin được sản xuất bởi enzyme cyclooxygenase (COX). Enzyme này bao gồm hai nhóm nhỏ: COX-1 và COX-2. Cả hai loại enzyme này đều sản xuất ra các tiền chất có tác dụng thúc đẩy viêm, đau và sốt.

nsaid
NSAID ức chế COX-1 và COX-2 nhằm hạn chế sinh tổng hợp thành phần trung gian gây viêm protaglandin

COX-1 sản sinh ra các chất bảo vệ dạ dày và hỗ trợ chức năng đông máu của tiểu cầu. Do đó khi sử dụng, NSAID vô tình gây loét và chảy máu dạ dày.

Tuy nhiên, một số loại thuốc NSAID ức chế chọn lọc COX-2 được bào chế nhằm giảm tác hại đến cơ quan tiêu hóa và khả năng đông máu của tiểu cầu.

2. Các loại thuốc NSAID

NSAID không kê toa, bao gồm:

NSAID kê toa, bao gồm:

  • Naproxen sodium
  • Diclofenac potassium
  • Celecoxib
  • Sulindac
  • Piroxicam
  • Oxaprozin
  • Imdomethacin
  • Meloxicam
  • Fenoprofen
  • Naproxen
  • Esomeprazole
  • Diclofenac
  • Etodolac
  • Nabumetone
  • Salsalate

Một số loại thuốc chống viêm không steroid không được đề cập trong bài viết.

3. Chỉ định

Thuốc chống viêm không steroid được chỉ định để giảm đau, chống viêm và hạ sốt trong nhiều trường hợp. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về tác dụng của từng loại thuốc trước khi quyết định sử dụng.

4. Chống chỉ định

NSAID chống chỉ định với những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng
  • Người có tiền sử xuất huyết dạ dày
  • Bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng tiến triển
  • Dị ứng và mẫn cảm với những thành phần trong thuốc

NSAID là nhóm thuốc có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó bạn cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng bệnh lý để được cân nhắc về việc dùng thuốc.

Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi sử dụng, bác sĩ có thể đổi sang một loại NSAID có hoạt động nhẹ hơn hoặc thay thế bằng nhóm thuốc khác.

5. Cách dùng NSAID

Thuốc chống viêm không steroid có thể được bào chế ở dạng viên, thuốc bột, hỗn dịch, thuốc bôi và dung dịch tiêm. Bạn cần trao đổi với nhân viên y tế để biết cách dùng, liều lượng và tần suất sử dụng của từng loại thuốc.

cách dùng thuốc nsaid
NSAID có thể được bào chế ở dạng viên, thuốc bột, hỗn dịch, thuốc bôi và dung dịch tiêm

Không sử dụng NSAID không kê toa quá 10 ngày trừ khi có yêu cầu từ bác sĩ. Nếu dùng NSAID trong thời gian dài, bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ các tác dụng và thay đổi cách điều trị nếu cần thiết.

Đối với thuốc chống viêm không steroid kê toa, bạn chỉ nên sử dụng trong thời gian được chỉ định. Dùng thuốc qua thời gian cho phép có thể gây ra những rủi ro không đáng có.

NSAID không được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ. Do đó bạn nên sử dụng những loại thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn hơn cho trẻ – chẳng hạn như Paracetamol.

Trong trường hợp cơn đau nặng nề và không đáp ứng với bất cứ NSAID nào, bác sĩ sẽ đề nghị bạn sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện hoặc một loại thuốc hoạt động mạnh hơn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid

1. Thận trọng

Bất cứ thuốc chống viêm không steroid nào cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và chảy máu dạ dày – ngay cả thuốc ức chế COX-2. Do đó nếu bạn bạn từng có tiền sử loét dạ dày, thường xuyên hút thuốc lá, nghiện rượu bia, bị suy thận, huyết áp cap hay trên 60 tuổi, bạn cần thông báo với bác sĩ trước khi dùng thuốc.

NSAID gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, do đó nếu cơn đau không quá nghiêm trọng bạn có thể sử dụng Paracetamol để cải thiện. Bên cạnh đó, cần dùng thuốc liều thấp và chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn. Nếu có ý định kéo dài thời gian dùng thuốc, cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa.

Trong trường hợp dạ dày bị khó chịu khi sử dụng NSAID, bác sĩ có thể kết hợp cùng với thuốc kháng axit để giảm kích ứng lên cơ quan này.

NSAID là thuốc gi
Không tự ý sử dụng NSAID cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai và cho con bú không được khuyến khích sử dụng nhóm thuốc này.

Các NSAID – đặc biệt là Aspirin có thể kéo dài thời gian chống đông máu. Nếu chuẩn bị thực hiện thủ tục ngoại khoa, bạn cần thông báo với bác sĩ việc mình đang sử dụng thuốc chống viêm không steroid.

2. Tác dụng phụ

Thuốc chống viêm không steroid làm phát sinh nhiều tác dụng phụ trong thời gian điều trị.

Một số tác dụng không mong muốn có thể biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên tình trạng có thể kéo dài và đe dọa đến sức khỏe của bạn. Do đó cần chủ động thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy tác dụng ngoại ý xuất hiện.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau dạ dày
  • Ợ nóng
  • Loét dạ dày
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Ù tai
  • Phản ứng dị ứng (phát ban, khò khè, sưng cổ họng,…)
  • Vấn đề về gan và thận
  • Sưng phù chân
  • Tăng huyết áp

Bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ ít phổ biến hơn.

3. Tương tác thuốc

NSAID có thể tương tác với nhiều nhóm thuốc khác. Tương tác có thể làm thuốc thay đổi hoạt động, khiến hiệu quả điều trị suy giảm hoặc gây ra những tình huống rủi ro.

Để tránh những triệu chứng không mong muốn, bạn cần trình bày những loại thuốc mình đang sử dụng để bác sĩ dự phòng tương tác có thể xảy ra.

NSAID có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • NSAID: Làm tăng nguy cơ quá liều, có thể gây đột qụy và chảy máu đường tiêu hóa.
  • Thuốc chống đông máu (Warfarin, Coumadin,…): NSAID kéo dài thời gian chống đông máu và gây chảy máu kéo dài.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp: Thuốc chống viêm không steroid có thể khiến huyết áp tăng, do đó làm giảm tác dụng hạ huyết áp của nhóm thuốc này.
  • Cyclosporin: Sử dụng kết hợp với NSAID làm tăng độc tính của Cyclosporin lên thận.
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc chống viêm không steroid ức chế máu tuần hoàn đến thận, do đó làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu.
  • Methotrexate: NSAID làm tăng nồng độ của Methotrexate trong máu và gây ra nhiều tác dụng phụ.
  • Lithium: Thuốc chống viêm không steroid ức chế khả năng thải trừ Lithium và làm tăng tác dụng của loại thuốc này.

4. Xử lý khi dùng quá liều

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid quá liều có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày, đột quỵ, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và tần suất được yêu cầu.

Nếu nghi ngờ đã dùng quá liều lượng cho phép, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc chủ động đến bệnh viện gần nhất.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *