Bị suy thận sống được bao lâu? Nên làm gì?

Suy thận là thuật ngữ chung để chỉ trạng thái suy giảm chức năng của thận. Hầu hết các trường hợp suy thận là do suy giảm chức năng bài tiết chất thải của cơ thể trong quá trình chuyển hóa. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, thận có thể ngừng hoạt động và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. 

Bệnh suy thận sẽ được điều trị dễ dàng hơn nếu ở giai đoạn đầu
Bệnh suy thận thường được phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng hơn

Suy thận – Những nguyên nhân chính gây bệnh

Suy thận là tên gọi chung của các tình trạng suy giảm chức năng ở thận như: Tổn thương thận cấp; Suy thận cấp; Bệnh thận mãn tính; Suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Dù những tình trạng suy thận này xuất hiện với mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng chúng thường có triệu chứng lâm sàng giống nhau, gây hiểu lầm cho nhiều người bệnh.

Dưới đây là một vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận:

1. Ăn quá nhiều thực phẩm có chứa chất đạm

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến chức năng thận suy giảm hiện nay chính là do chế độ ăn nạp quá nhiều chất đạm trong một khoảng thời gian. Các thực phẩm chứa đạm sẽ làm thận bị “quá tải” và gây áp lực đối với hoạt động của thận. Và nếu như tình trạng này kéo dài, thận sẽ bị suy giảm chức năng, đặc biệt là chức năng lọc và bài tiết chất thải.

2. Không uống đủ nước, nhịn đi tiểu thường xuyên

Không uống đủ nước hàng ngày là thói quen của rất nhiều người hiện nay. Điều này khiến hàm lượng các chất cặn bã và độc tố có bên trong nước tiểu tăng cao, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thận.

Ngoài ra, nếu nhịn tiểu thường xuyên, bàng quang sẽ bị áp lực, khiến chức năng tiểu tiện bị dồn xuống thấp. Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên có thể gây ra tình trạng trào ngược bàng quang gây ra chứng viêm bể thận và nặng hơn là bệnh thận suy.

Người không uống đủ nước dễ mắc bệnh suy thận hơn
Không uống đủ nước là nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh suy thận

3. Lạm dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc Tây

Tất cả các loại thuốc khi nạp vào cơ thể đều được đi qua hệ thống lọc của thận và theo đó thải ra ngoài. Nếu sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc Tây trong một khoảng thời gian dài có thể gây tổn thương đến thận. Dần dà dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng ở thận.

4. Tuổi tác

Một nghiên cứu đáng tin cậy đã cho thấy, chức năng của thận sẽ suy giảm nếu tuổi tác của người mắc bệnh càng cao. Do đó, đây cũng được xem là yếu tố có tác động đến khả năng mắc bệnh suy thận.

XEM THÊM: Danh sách 9 dấu hiệu nhận biết thận suy yếu không được chủ quan

Khả năng điều trị dứt điểm của bệnh suy giảm chức năng thận

Trên thực tế, hiện nay dù y học trên thế giới đã có nhiều bước tiến bộ rõ rệt, nhưng vẫn chưa có một phương pháp nào được cho là có khả năng điều trị dứt điểm bệnh suy thận.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng của bệnh bằng việc thực hiện đúng phác đồ điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa và xây dựng một lối sống lành mạnh. Hiện nay, phương pháp điều trị khả thi nhất đối với người mắc chứng suy thận là điều trị bảo tồn, sử dụng thuốc và thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Người bệnh sẽ kéo dài được sự sống nếu thực hiện đúng các phương pháp điều trị từ bác sĩ
Các phương pháp điều trị suy thận hiện nay giúp làm giảm đi các biến chứng của bệnh và kéo dài sự sống cho bệnh nhân

Trong trường hợp người bệnh bước vào giai đoạn cuối, phương pháp chạy thận nhân tạo và ghép thận sẽ là các phương pháp giúp người bênh kéo dài được sự sống. Hai phương pháp này vẫn có những điểm hạn chế nhất định trong thực hiện:

Phương pháp chạy thận nhân tạo

Người mắc chứng suy thận sẽ phải đến bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín ít nhất 2 – 3 lần mỗi tuần với mỗi lần thực hiện là từ 4 – 5h để chạy thận và đưa máu “sạch” trở lại cơ thể. Phương pháp này phải được thực hiện kéo dài và tốn kém nhiều chi phí.

Phương pháp ghép thận

Nếu người bệnh có thể tìm được người hiến tương thích, đây được xem là phương pháp lý tưởng. Dù chi phí thực hiện cao và vẫn có rủi ro nhưng người bệnh sẽ cải thiện được sức khỏe một cách đáng kể nếu thực hiện thành công.

Như vậy, việc kéo dài thời gian sống của những người mắc chứng suy thận phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện người bệnh có thực hiện đúng phác đồ điều trị, sinh hoạt khoa học và lạc quan với tình trạng của mình hay không.

Nên làm gì để phòng ngừa và ngăn chặn các triệu chứng của suy thận?

1. Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh

Ngay từ khi chưa có bất kì dấu hiệu nào của bệnh, việc ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng ở thận vẫn là điều cần thiết. Để bảo vệ cho thận, một chế độ ăn uống lành mạnh nên được xây dựng. Thông qua việc cắt giảm các loại thực phẩm giàu đạm, Purine, những thực phẩm quá mặn,…Đồng thời, bổ sung nước đầy đủ vào mỗi ngày, người bệnh có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh thận và duy trì một sức khỏe tốt.

2. Khám sức khỏe định kì

Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kì và kiểm tra hoạt động của thận cũng sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm các triệu chứng ban đầu. Qua đó, giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh. Phương pháp chẩn đoán phổ biến hiện nay là xét nghiệm máu và nước tiểu, với tần suất khoảng 4 lần/ năm để chắc chắn về sức khỏe của thận.

3. Lắng nghe bác sĩ điều trị

Vấn đề mà nhiều người suy thận thường gặp phải chính là trở ngại về tâm lí khi phát hiện và điều trị bệnh. Điều này khiến nhiều bệnh nhân bỏ qua những lời khuyên, tư vấn từ bác sĩ về lộ trình điều trị thích hợp và cải thiện chế độ sinh hoạt. Dẫn đến bệnh tiến triển nhanh và gây nguy hiểm nhiều hơn.

Người bệnh nên lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ
Lời khuyên từ bác sĩ là “bài thuốc” quý giá nhất cho người mắc bệnh suy thận

Để giảm thiểu được các biến chứng của suy thận,người bệnh cần giữ cho mình một tâm lí thật vững vàng. Lắng nghe tư vấn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều và thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mình. Ngoài ra, việc vận động thường xuyên và đúng cách cũng đem đến những tác động tích cực cho những bệnh nhân mắc chứng suy thận. Bởi nó giúp cải thiện tinh thần, phục hồi chức năng của các bộ phận trong cơ thể, đem đến một sức khỏe tốt để người bệnh tiếp tục thực hiện phác đồ điều trị của mình.

Kết luận

Việc phòng ngừa và điều trị chứng suy thận cần đến những nỗ lực trong việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày và tuân thủ phác đồ điều trị. Trên thực tế, vẫn có trường hợp người bệnh suy thận có thể sống và hoạt động bình thường sau nhiều năm phát hiện bệnh.

Những thông tin mà chúng tôi đem đến trong bài viết trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra những lời khuyên hay các chẩn đoán thay thế các bác sĩ có chuyên môn. Nếu người bệnh có bất kì thắc mắc nào về việc bị suy thận sống được bao lâu và điều trị như thế nào, có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nang thận là gì?

Nang thận là gì? Nguy hiểm không? Thông tin cần biết

Nang thận do tình trạng ứ đọng nước tiểu trong thời gian dài dẫn đến hình thành những khối dịch...

Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không? Cần phải làm gì?

Nếu bị sỏi thận 7mm, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ bắt đầu bị đe dọa. Tuy chưa...

Chữa sỏi thận bằng quả dứa với những cách đơn giản

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để hỗ trợ điều trị...

Nhận biết tình trạng

Thận yếu gây mụn làm sao để khắc phục?

Tình trạng thận yếu gây ra nhiều dấu hiệu khó chịu cho người bệnh. Và một trong số đó chính...

Có phải do thận yếu tiểu nhiều lần hay không?

Có phải do thận yếu nên đi tiểu nhiều lần không?

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần là tình trạng khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Nó không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *