Bật mí cách chữa Gout bằng lá trầu không

Gần đây, có khá nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng cách chữa gout bằng lá trầu không. Liệu phương pháp này có thật sự hiệu quả? Khi thực hiện cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Tại sao lại dùng lá trầu không chữa bệnh gout?

Cây trầu không thuộc loại dây leo sống lâu năm thường được trồng nhiều ở các nước  Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cây trưởng thành có thể cao tới 1 mét. Lá trầu có mặt bóng, hình trái tim.

Cách chữa gout bằng lá trầu không
Cách chữa gout bằng lá trầu không là một trong những mẹo dân gian đang được nhiều người áp dụng

Ở nước ta, lá trầu không thường có mặt trong các dịp cưới hỏi hoặc được các cụ già nhai chung với vôi tôi và cau. Bên cạnh đó, nhờ có chứa một số dược chất mà lá trầu còn được sử dụng để chữa các bệnh như bệnh gout, rôm sảy, tiêu chảy, ăn không tiêu, hắc lào…

Trong lá trầu không chứa nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là betel-phenol. Chất này có tác dụng tương tự như một loại kháng sinh. Nó giúp chống lại vi khuẩn gây viêm khớp, tụ cầu khuẩn hay trực trùng coli.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong lá trầu không cũng giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do, giảm thiểu sự thiệt hại tại khớp do bệnh gout gây ra.

Xem thêm: Bật mí cách chữa bệnh Gout bằng thảo dược tự nhiên

Cách chữa gout bằng lá trầu không

Khi sử dụng, lá trầu không thường được kết hợp với nước dừa để chữa bệnh gout. Bản thân nước dừa có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kali, canxi và nhiều dưỡng chất quan trọng giúp tăng khả năng đào thải axit uric qua hoạt động tiểu tiện.

– Chuẩn bị:

  • Dừa xiêm: 1 quả
  • Lá trầu không: 1 lạng
cách chữa bệnh gout bằng lá trầu không và nước dừa
Lá trầu được kết hợp chung với nước dừa để đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh gout

– Cách sử dụng:

  • Dừa xiêm đem cắt nắp gáo phía trên, giữ nguyên nước trong quả
  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để diệt khuẩn, vớt ra cho ráo nước.
  • Thái lá trầu không thành sợi nhuyễn rồi bỏ vào trong quả dừa. Trước khi thực hiện thao tác này, bạn nên gạn bớt đi một chút nước dừa sao cho khi bỏ lá trầu vào, nước không bị trào ra ngoài.
  • Lấy nắp gáo đậy kín miệng lại ngâm lá trầu trong nước dừa từ 30 – 40 phút.
  • Bạn nên thực hiện bài thuốc chữa gout bằng lá trầu không và nước dừa ngay khi ngủ dậy và chắt nước uống trước lúc ăn bữa sáng.
  • Sau đó, đợi một lúc cho đến khi đi tiểu thì mới tiến hành ăn sáng.

– Tần suất thực hiện:

Thực hiện một lần mỗi ngày, một liệu trình kéo dài liên tục trong 30 ngày rồi ngưng. Khoảng 6 tháng sau, bạn có thể tiếp tục một liệu trình dùng lá trầu không và nước dừa theo cách tương tự để đào thải axit dư thừa trong cơ thể

Chữa bệnh gout bằng lá trầu có cần kiêng cữ gì không?

Trong quá trình chữa gout bằng lá trầu không, bạn vẫn cần duy trì chế độ ăn phù hợp dành cho người bị gout.

Tránh ăn các thực phẩm có thể làm tăng axit uric trong máu như nội tạng động vật, cá trích, cá cơm, bia, rượu, đồ béo, đường. Thay thế chúng bằng cải bẹ xanh, đậu đỏ, dứa, bí đỏ, dầu ô liu, nho, anh đào hay rau cần nước…

Bên cạnh đó, cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tích cực vận động, tham gia các bộ môn luyện tập vừa sức để cải thiện sức khỏe, duy trì khả năng vận động của khớp.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
  • Kiểm soát không để cân nặng gia tăng quá mức làm tăng gánh nặng cho khớp bị bệnh.
  • Tiếp tục dùng thuốc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ bởi các hoạt chất có trong lá trầu chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh ở một mức độ nhất định. Nó không thể thay thế được cho các thuốc đặc trị.
  • Cách chữa gout bằng lá trầu không chỉ thích hợp trong giai đoạn bệnh nhẹ và không phải ai cũng áp dụng được. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn thực hiện, điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang mang thai.

Thông tin được cung cấp trong bài không thể thay thế cho lời khuyên và chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Gút mạn tính

Bệnh gút mạn tính: chớ nên xem thường!

Bệnh gút mạn tính sẽ phát bệnh bất ngờ sau thời gian dài ủ bệnh nếu người bệnh chủ quan. Kèm theo đó, bệnh gút mãn tính có thể xảy...

Bị bệnh gout ăn được thịt gì và lưu ý khi chế biến

Thịt là một trong những thực phẩm tươi ngon, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho mọi đối...

Ăn nhiều đạm bị gout – Vậy ăn bao nhiêu đủ, ăn gì thay?

Gout là một trong những bệnh viêm khớp mãn tính và khó chữa trị khỏi hoàn toàn. Một trong những...

Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Từ lâu lá tía tô đã được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thông thường như...

Chữa bệnh Gout bằng cải bẹ xanh có tốt không?

Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh là phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng trong thời...

bệnh gout và cách phòng tránh

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh Gout ngay từ khi còn trẻ

Khác với những bệnh viêm khớp mãn tính thông thường, Gout không chỉ ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *