Cách phòng và điều trị bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tuy là bệnh lành tính nhưng Eczema ở trẻ em là một trong những bệnh dai dẳng, khó chữa và dễ tái phát. Do đó, áp dụng các biện pháp phòng và điều trị Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh cần được tiến hành sớm ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên.

Sơ lược về bệnh Eczema ở trẻ em

Theo khảo sát từ Data from the 2003 National Survey of Children’s Health (Dữ liệu từ Khảo sát Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em) thực hiện tại Hoa Kỳ do Cục sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Liên Bang tiến hành, có một vài số liệu đáng lưu ý về bệnh Eczema ở trẻ em:

  • Độ tuổi phổ biến xuất hiện các triệu chứng của bệnh Eczema ở trẻ em thường không vượt quá 17 tuổi.
  • Tùy vào khu vực, đặc điểm dân cư, vị trí địa lý mà tỉ lệ Eczema ở trẻ em thường dao động từ 8,7% cho đến 18,1% số trẻ được khảo sát.
  • Tỉ lệ bệnh Eczema ở trẻ em qua từng năm cũng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt.
  • Giữa bé trai và bé gái, tỉ lệ chênh lệch hầu như không đáng kể.

Eczema là một trong những bệnh ngoài da khó chữa dứt điểm, thông thường việc điều trị Eczema xoay quanh việc kiểm soát các đợt bùng phát cấp tính, kết hợp chăm sóc da và dự phòng tái phát bệnh trở lại. Nếu điều trị và chăm sóc đúng hướng, tỉ lệ bệnh nhân khỏi sau 12 tuổi có thể đạt 75%.

Xem thêm: Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em: biến chứng và cách điều trị

Sơ lược về bệnh Eczema ở trẻ em
Bệnh Eczema ở trẻ em là một trong những bệnh da liễu dễ tái phát

Chẩn đoán Eczema ở trẻ em

Là một bệnh ngoài da phức tạp, dai dẳng, do đó việc chẩn đoán bệnh Eczema cũng rất quan trọng. Chẩn đoán sớm và kịp thời có thể giúp bác sĩ quyết định hướng điều trị phù hợp nhất tùy theo đặc điểm làn da của trẻ, độ tuổi, mức độ tiến triển của bệnh.

Có nhiều tiêu chuẩn cũng như thang điểm để giúp bác sĩ có thể đánh giá mức độ của bệnh Eczema trên da của bệnh nhân. Trong đó, việc đánh giá dựa trên đặc điểm thương tổn thường được chú trọng nhất. Những trường hợp mắc Eczema ở trẻ nhỏ thường có chung một số đặc điểm như:

  • Xuất hiện các dấu hiệu ban đỏ (erythema) rải rác trên bề mặt da.
  • Có các đợt ngứa da xuyên suốt thời gian mắc bệnh.
  • Nổi mụn nước (vesicle) trên bề mặt da của bệnh nhân.
  • Những trường hợp Eczema tái phát nhiều lần có thể khiến da thay đổi sắc tố, xuất hiện các mảng tróc vảy (scale) và khiến cho tình trạng dày da (lichen hóa) bắt đầu xuất hiện trên vùng da bị thương tổn.

Những vị trí Eczema thường gặp nhất là vùng đầu mặt (đặc biệt là hai bên má), các nếp gấp vùng cổ, các nếp gấp khuỷu tay, khuỷu chân, bàn chân và bàn tay. Ngoài ra, các bác sĩ còn xem xét đến một số yếu tố khác trong quá trình chẩn đoán như:

  • Mức độ tái phát của bệnh, tần suất tái phát.
  • Đặc điểm cơ địa, các bệnh mạn tính khác (như hen suyễn, bệnh viêm mũi dị ứng và một số bệnh ngoài da mạn tính khác).
  • Di truyền trong gia đình của bệnh nhân.
chẩn đoán Eczema ở trẻ em
Bệnh Eczema ở trẻ em cần chẩn đoán sớm để có hướng điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Thông tin này không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và toa thuốc từ bác sĩ.

Điều trị bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh cần được kết hợp giữa sử dụng chế phẩm điều trị, biện pháp chăm sóc da, thực hiện các biện pháp phòng ngừa,… để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

1. Điều trị toàn thân

Là một trong những hướng điều trị phổ biến thường được các bác sĩ chỉ định. Trong điều trị toàn thân, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc như:

  • Thuốc giảm ngứa, kháng histamine.
  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch như Azathioprine, Ciclosporine, Mecophenolate mofetine, Methotrexate,…
  • Nhóm thuốc điều trị viêm sưng như Corticosteroides.
  • Các loại thuốc kháng sinh, kháng virus (đối với những trường hợp bệnh nhân có viêm nhiễm ngoài da).

2. Điều trị tại chỗ

Song song với điều trị toàn thân, việc điều trị tại chỗ thường được thực hiện với các loại thuốc bôi chống viêm sưng, thuốc bôi giữ ẩm và một số loại thuốc bôi chứa thành phần kháng sinh trong trường hợp cần thiết. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tại chỗ gồm có:

  • Các loại kem bôi chứa thành phần corticosteroid, steroids dùng ngoài da, giúp chống viêm và cải thiện tình trạng lớp thượng bì.
  • Những loại dung dịch, thuốc mỡ pommade, urea, ammonium lactate 12%, alpha hydroxy acids,…

*Lưu ý: điều trị bằng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những ảnh hưởng không mong muốn cho làn da của bạn.

Gợi ý thêm: Hướng điều trị vết chàm bẩm sinh trên da

điều trị Eczema cho trẻ nhỏ
Điều trị Eczema cho trẻ nhỏ cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ

Các biện pháp phòng ngừa Eczema ở trẻ

Eczema ở trẻ là bệnh dễ bùng phát trở lại, ngay cả khi đã điều trị khỏi các đợt cấp tính của bệnh. Do đó, dự phòng Eczema là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng cần chú ý trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ. Phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Tránh các chất kích ứng

Các chất trung gian và các yếu tố kích thích gây ngứa da là một trong những thủ phạm có thể khiến cho da ngứa ngáy kéo dài và gặp phải các thương tổn không mong muốn. Do đó, trong thời gian chăm sóc, điều trị, cần lưu ý tránh các yếu tố như:

  • Các chất trung gian, bao gồm những loại histamine ảnh hưởng trực tiếp đến da, các loại peptide thần kinh, một số thành phần như acetylcholine, chymotryptase, các cytokines, tryptase,…
  • Các yếu tố có thể khiến da bị kích ứng, ngứa và khó chịu như: mồ hôi, lông động vật, các loại sợi vải, kim loại (đối với trẻ có cơ địa dị ứng), bụi bẩn, các loại vi khuẩn, vi nấm,…

2. Vệ sinh da đúng cách

Vệ sinh da cho trẻ đang bị Eczema cần lưu ý chọn lựa sản phẩm phù hợp, dịu nhẹ, không chứa các thành phần tẩy rửa mạnh vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến da. Đặc biệt, với những trẻ có cơ địa quá mẫn cảm cũng cần thận trọng khi cho trẻ sử dụng các sản phẩm vệ sinh da.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Chàm Tổ Đỉa: Có nguy hiểm không và cách chữa trị

chăm sóc trẻ viêm da cơ địa đúng cách
Áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách đối với trẻ bị viêm da cơ địa.

3. Áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm

Việc áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm phù hợp có thể giúp hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa quá trình mất nước qua da. Da khỏe mạnh và không bị khô có thể giúp làm giảm đáng kể nguy cơ da bị ngứa ngáy, kích ứng.

4. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến bệnh Eczema ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da. Những nhóm thực phẩm như sữa bò, các loại hải sản, đậu phộng, trứng,… đều có thể dẫn đến nguy cơ da bị kích ứng, ngứa ngáy và khó chịu. Do đó cần hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm lạ, các thực phẩm nằm trong nhóm dễ gây ngứa, kích ứng da.

Việc điều trị và phòng ngừa bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh là rất quan trọng và cần thiết. Cần có biện pháp chữa trị khi bệnh vừa khởi phát để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị bệnh Eczema, phụ huynh cần lựa chọn phương pháp phù hợp để chữa kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Những điều cần phải biết về bệnh chàm bẩm sinh

Chàm bẩm sinh là những vết bớt hoặc nốt ruồi, có kích thước từ nhỏ đến khổng lồ, xuất hiện khi sinh hoặc trước khi 2 tuổi. Nó có thể...

6 cách trị chàm môi theo dân gian

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, cách trị chàm môi theo dân gian cũng là một phương...

chàm dị ứng thời tiết

Bệnh chàm dị ứng ở trẻ: Những điều mẹ cần biết

Chàm dị ứng có thể xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ, giòn trên da của trẻ. Chàm dị ứng...

Người bị chàm môi kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau lành?

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh chàm môi tái phát....

Bệnh chàm khô là gì? Hình ảnh, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh chàm khô là gì? Hình ảnh, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh chàm khô là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến hiện nay. Người bệnh sẽ cảm...

Khoai tây chữa bệnh chàm có được không?

Khoai tây chữa bệnh chàm mang lại những dưỡng chất có lợi cho cơ thể và làn da, khoai tây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *