Gợi ý mẹo chữa viêm phế quản bằng gừng tươi tại nhà

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường hô hấp bị sưng, viêm gây nên các triệu chứng: ho khan, ho có đờm, ho khò khè, khó thở, đôi khi là sốt nhẹ. Gừng có vị cay, tính ấm, là “vị thuốc tự nhiên” có thể làm dịu và khắc phục các triệu chứng trên. Cách chữa viêm phế quản bằng gừng tương đối đơn giản, phù hợp nhiều đối tượng.

chữa viêm phế quản bằng gừng
Gừng có vị cay, tính ấm, là “vị thuốc tự nhiên” có thể làm dịu và khắc phục các triệu chứng bệnh viêm phế quản.

Công dụng của gừng tươi trong điều trị bệnh viêm phế quản

Gừng (sinh khương, bào khương, hàn khương) tên khoa học Zingiber officinale Rose, thuộc họ Zingiberaceae là nguyên liệu được dùng trong ăn uống hằng ngày và làm thuốc chữa bệnh. Gừng thường được dùng để trị cảm lạnh và cúm, say tàu xe, rối loạn tiêu hóa, giảm buồn nôn ở phụ nữ đang trong giai đoạn ốm nghén, giảm viêm và hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.

Không bằng chứng nào cho thấy gừng có khả năng điều trị bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, tác dụng chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch của gừng đặc biệt hữu ích trong việc làm giảm kích ứng, cảm giác khó chịu khi bị viêm phế quản.

Một nghiên cứu được công bố trên “International Immunopharmacology” năm 2008 đã chứng minh rằng gừng có thể ức chế phản ứng dị ứng và viêm, kích hoạt hệ miễn dịch tăng cường cơ chế bảo vệ khỏi tác nhân bên ngoài xâm nhập. Họ cũng cho biết gừng nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm và nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản.

Hướng dẫn cách chữa viêm phế quản bằng gừng

Mẹo trị viêm phế quản bằng gừng

Gừng là nguyên liệu phổ biến, an toàn, lành tính. Cách chữa viêm phế quản bằng gừng tương đối đơn giản, có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với những phương thuốc khác để điều trị viêm phế quản.

Dùng độc vị, bạn có thể dùng gừng trị bệnh trên theo nhiều cách:

  • Nhai khô
  • Dùng trà gừng
  • Ăn sống hoặc thêm vào thức ăn
  • Dùng dạng viên uống bổ sung.

Để phát huy thêm dược tính trị bệnh, bạn có thể  kết hợp gừng với một số vị thuốc khác, cách thực hiện như sau:

Gừng tươi – mật ong – rễ cây chè

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 50 gam gừng tươi
  • 100 gam rễ cây chè
  • 50 gam mật ong
  • 200 gam nước vừa đủ

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Sắc rễ chè, gừng tươi vào trong một nồi nước sôi, nấu trong 10 – 15 phút thì tắt bếp, cho vào lọ.
  • Đổ mật ong vào lọ thuốc sắc trên, khuấy đều.
  • Uống 20 ml mỗi ngày.

Gừng tươi – tỏi

Trong thành phần của tỏi có chứa hàm lượng lớn chất Allicin – chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, tỏi cũng giàu vitamin A, B, C và khoáng chất như selen, canxi, thiếc, gecmani, nhôm… giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 500 gam tỏi
  • 500 gam đường trắng
  • Củ gừng tươi

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Tỏi đem bóc vỏ, nghiền lấy nước. Gừng tươi giã nhỏ.
  • Trộn tất cả nguyên liệu trên với đường trắng.
  • Uống thuốc đều đặn 2 làn mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện triệu chứng.

Gừng – mật ong

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 50 gam gừng tươi
  • Một ít mật ong

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Nấu 50 gam gừng với nước, khi nước sôi thì thêm mật ong vào.
  • Dùng 2 lần mỗi ngày, vào hai buổi sáng và tối.

Liều lượng phù hợp

Gừng sỡ hữu nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe, tuy nhiên liều dùng tiêu chuẩn  nên giới hạn từ 75 – 2000 mg / ngày.

Một số lưu ý khi dùng gừng tươi chữa bệnh viêm phế quản

Trong quá trình điều trị bệnh viêm phế quản bằng gừng tươi, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không điều trị viêm phế quản bằng gừng cho những đối tượng bị dị ứng với nguyên liệu. Dị ứng gừng có thể làm xuất hiện các biểu hiện như: sưng môi lưỡi, mề đay, khó thở, sưng môi…
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú, người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn máu, đang dùng thuốc chống đông máu hoặc sắp phẫu thuật nên thận trọng khi dùng dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Dùng quá nhiều gừng, đặc biệt là khi bụng rỗng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Do đó, chỉ sử dụng ở liều lượng phù hợp. Không dùng quá liều hoặc ít hơn so với quy định.
  • Ngưng dùng gừng nếu bạn xuất hiện bất kỳ cảm giác khó chịu nào sau khi sử dụng.
  • Gừng chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm sưng viêm, kháng khuẩn. Bạn không nên dùng nguyên liệu trên thay thế thuốc kháng sinh hay bất kỳ thuốc điều trị nào khác.

Như vậy, có nhiều cách chữa viêm phế quản bằng gừng. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để chọn phương pháp phù hợp và an toàn nhất. ThuocDaToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng hành tây thật đơn giản

Viêm phế quản có thể khởi phát trong hoặc sau một đợt cảm lạnh, cúm. Bên cạnh việc dùng thuốc...

Dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản – mẹo dân gian ít người biết

Ít ai biết rằng, vỏ bưởi - thành phần tưởng chừng như bỏ đi lại được ứng dụng trong điều...

Hướng dẫn cách chữa viêm phế quản bằng tỏi đơn giản lại rẻ tiền

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có thể tự khỏi...

Tìm hiểu cách chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu

Bài thuốc chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu cực hay

Bên cạnh việc uống thuốc tây, chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu tằm cũng có thể khắc phục...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.