Bệnh thần kinh tự trị
Bệnh thần kinh tự trị là hiện tượng tổn thương dây thần kinh có nhiệm vụ hỗ trợ chức năng của cơ thể. Người bệnh gặp phải các biểu hiện bất thường khi mắc chứng thần kinh tự trị do xảy ra tình trạng gián đoạn truyền tín hiệu lên não bộ. Trường hợp không phát hiện sớm, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng sức khỏe, hệ thần kinh trung ương.
Tổng quan
Thần kinh tự trị (Autonomic neuropathy) là thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn hệ thống thần kinh do xảy ra tổn thương tại một số vị trí trên cơ thể. Theo các chuyên gia, bất kỳ dây thần kinh nào cũng có thể bị ảnh hưởng khi gặp tác nhân gây hại.
Các trường hợp mắc bệnh thần kinh tự trị được phát hiện có liên quan đến các dây thần kinh kiểm soát huyết áp, thân nhiệt, nhịp tim, nhu động ruột và nhiều cơ quan khác. Bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về thần kinh thường có các biểu hiện rối loạn nhận thức, khả năng điều khiển vận động,....
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh lý này. Người bệnh được khuyến khích nên chủ động đến bệnh viện sớm. Mỗi trường hợp sẽ có biểu hiện nhận biết thần kinh tự trị riêng. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe, chính vì thế bệnh nhân không thể chủ quan.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Bệnh thần kinh tự trị xuất hiện do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, các yếu tố chính kể đến như:
- Ảnh hưởng từ bệnh tự miễn, tiền ung thư: Qua các nghiên cứu, khảo sát cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng thần kinh tự trị liên quan đến yếu tố miễn dịch, hội chứng cận ung thư cao. Hệ miễn dịch rối loạn, tấn công các tế bào thần kinh khỏe mạnh khiến người bệnh rơi vào trạng thái thần kinh tự trị. Các bệnh lý tự miễn có nguy cơ cao là nguyên nhân dẫn đến rối loạn các dây thần kinh chức năng như bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, hội chứng guillain barre và nhiều bệnh lý khác.
- Tích tụ Protein bất thường: Đây là nguyên nhân gây bệnh thần kinh tự trị được phát hiện cao nhất. Các chuyên gia còn gọi trường hợp này là bệnh Amyloidosis. Bệnh xảy ra dưới ảnh hưởng của quá trình lắng đọng ngoại bào quá mức. Những khu vực có lượng protein tích tụ nhiều như tim, gan, da, thần kinh, thận,... Từ đó hệ thần kinh đảm nhiệm chức năng điều khiển, dẫn truyền thông tin của các cơ quan bị rối loạn hoạt động, kéo theo nhiều hệ lụy, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh.
- Các yếu tố khác: Ngoài 2 nguyên nhân kể trên, bệnh thần kinh tự trị còn có thể xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều bệnh lý, chẳng hạn bệnh tiểu đường, bệnh suy giáp, ung thư,...
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Bệnh thần kinh tự trị khiến hệ thống thần kinh, nhất là các dây thần kinh giữ nhiệm vụ truyền đạt tín hiệu từ cơ thể đến não bộ và ngược lại bị trì trệ. Tín hiệu không được truyền tới não gây rối loạn chức năng của các cơ quan. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng bất thường.
Điển hình là những dấu hiệu như:
- Choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu không rõ nguyên nhân.
- Tình trạng tiêu tiểu không tự chủ, rối loạn hoạt động đường tiết niệu.
- Bệnh nhân gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt vợ chồng. Nam giới bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, nữ giới bị khô âm đạo, suy giảm ham muốn,...
- Người thường xuyên đổ mồ hôi, lượng mồ hôi ít hoặc nhiều bất thường.
- Ăn không ngon, thường bị tiêu chảy, khó tiêu, hay bị tròa ngược, đầy bụng và nhiều biểu hiện tiêu hóa khác.
- Lượng đường trong máu thấp, hay bị run, đói bụng,...
Chẩn đoán
Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện bất thường, đặc biệt là khi chúng xuất hiện thường xuyên, không rõ nguyên nhân. Dựa vào tình hình sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương án chẩn đoán tương ứng.
Trường hợp bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ gây như mắc các bệnh tiểu đường, đang dùng thuốc điều trị ung thư,... bác sĩ sẽ thăm hỏi cặn kẽ. Một số phương pháp xét nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá tình hình sức khỏe bệnh nhân như:
- Xét nghiệm hơi thở
- Nghiệm pháp bàn nghiêng
- Xét nghiệm hệ tiêu hóa, nước tiểu
- Siêu âm, kiểm tra khả năng điều nhiệt, tiết mồ hôi
- Xét nghiệm chức năng bàng quang
Các xét nghiệm giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh thần kinh tự trị và phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Mỗi trường hợp sẽ có giải pháp riêng, bệnh nhân nên chủ động tìm đến bệnh viện uy tín để kiểm tra sức khỏe và điều trị theo phác đồ, bảo vệ an toàn sức khỏe.
Biến chứng và tiên lượng
Triệu chứng của bệnh thần kinh tự trị rất đa dạng. Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người mà triệu chứng có thể nặng hay nhẹ khác nhau. Đặc biệt đối với trường hợp mắc chứng thần kinh tự trị cộng hưởng với các chứng bệnh mãn tính khác, triệu chứng có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và đời sống của bệnh nhân.
Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong. Chính vì thế, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt khi nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường. Tuân thủ theo phác đồ điều trị để sớm đạt được kết quả tốt, bảo đảm an toàn sức khỏe.
Điều trị
Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tương ứng cho bệnh nhân. Dưới đây là các giải pháp được áp dụng với mục đích khắc phục từng triệu chứng cho người bệnh, bạn đọc tham khảo:
Điều trị bệnh nền
Sử dụng các phương pháp kiểm soát các bệnh lý nguy cơ gây chứng thần kinh tự trị như đường huyết tăng, tiểu đường và các vấn đề khác. Mỗi trường hợp sẽ có cách kiểm soát bệnh nền sao cho phù hợp, giảm rủi ro hệ thần kinh bị ảnh hưởng dẫn đến các rủi ro không đáng có.
Điều trị triệu chứng
Ngoài điều trị bệnh nền, bệnh nhân còn được hướng dẫn thực hiện các phương pháp giúp giảm tác hại của triệu chứng lên cơ thể. Mỗi triệu chứng sẽ có cách khắc phục riêng, chẳng hạn như:
- Đối với hệ tiêu hóa: Bệnh nhân được hướng dẫn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp hơn. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể là cách giúp bạn kiểm soát và cải thiện các vấn đề tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn được dùng thêm các loại thuốc cần thiết giúp bạn giảm các dấu hiệu như buồn nôn, trào ngược, tiêu chảy, táo bón,....
- Điều trị vấn đề tiết niệu: Khi mắc bệnh thần kinh tự trị, người bệnh bị mất khả năng tiêu tiểu tự chủ. Giai đoạn điều trị, bác sĩ sẽ xây dựng một kế hoạch nhằm giúp bệnh nhân điều chỉnh hoạt động đường tiết niệu, tránh trường hợp rỉ nước tiểu, tiểu không tự chủ. Bên cạnh đó, một số thuốc làm trống bàng quang cũng được sử dụng, thuốc làm giảm hoạt động của bàng quang, hỗ trợ tiết niệu bằng ống dẫn tiểu,...
- Đối với chức năng tình dục: Suy giảm ham muốn, cương cứng không tự chủ,... là các ảnh hưởng do bệnh thần kinh tự trị gây ra. Cả nam giới lẫn nữ giới đều có khả năng gặp phải các ảnh hưởng của bệnh lên đời sống tình dục. Do đó, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc điều trị để giảm thiểu các tác hại trong đời sống vợ chồng, đôi lứa, nhất là tình trạng hiếm muộn, vô sinh.
- Điều trị vấn đề nhịp tim, huyết áp: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ giúp kiểm soát tăng, giảm huyết áp, nhịp tim. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được hướng dẫn điều chỉnh thói quen ăn uống, giảm lượng muối và bổ sung nước đủ để cơ thể khỏe mạnh, ổn định các chỉ số trong cơ thể.
- Điều trị tình trạng tiết mồ hôi: Kiểm soát lượng mồ hôi tiết ra quá nhiều bằng thuốc, phẫu thuật cắt dây thần kinh,... Áp dụng biện pháp tương ứng với tình hình bệnh lý và sức khỏe của người bệnh.
Điều trị bệnh thần kinh tự trị càng sớm, đúng cách và bền bỉ giảm rủi ro tái phát, gặp tác dụng phụ. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám sớm, kịp thời can thiệp điều trị bảo vệ an toàn sức khỏe.
Phòng ngừa
Bệnh thần kinh tự trị gây ra nhiều hệ lụy đối với đời sống, sức khỏe của người bệnh nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp. Đối với bệnh nhân chủ quan, đang mắc bệnh nền mãn tính, tình trạng nặng thậm chí có thể đe dọa an toàn tính mạng.
Chính vì thế, bên cạnh chủ động thăm khám, bác sĩ còn khuyến khích mỗi người dân nên tự bảo vệ sức khỏe bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn. Một vài lưu ý phòng bệnh thần kinh tự trị được đề cập đến như:
- Kiểm soát đường trong máu, hạn chế ăn quá ngọt, quá mặn, điều chỉnh thói quen nêm nếm đảm bảo sức khỏe, tránh trường hợp mắc bệnh về huyết áp, tim mạch, mỡ máu và nhiều vấn đề khác.
- Hạn chế sử dụng các thức uống chứa cồn như rượu bia, điều chỉnh thói quen sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe. Không sử dụng các chất kích thích không có lợi, tuân thủ pháp luật nhà nước, không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng.
- Trường hợp mắc bệnh tự miễn, bệnh về huyết áp, nhịp tim nên chủ động điều trị, kiểm soát để tránh gặp các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.
- Duy trì cân nặng cân đối, kết hợp tập luyện thể dục, chơi thể thao vừa sức. Duy trì thói quen sống lành mạnh giúp bạn có sức khỏe dẻo dai, phòng ngừa được nhiều bệnh lý không có lợi cho sức khỏe.
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Nguyên nhân vì sao tôi mắc bệnh thần kinh tự trị?
2. Tôi có thể nhận biết bệnh thông qua những triệu chứng nào?
3. Bệnh thần kinh tự trị tôi đang gặp phải có nguy hiểm không?
4. Tôi có thể dùng thuốc chữa bệnh thần kinh tự trị không?
5. Tôi phải dùng thuốc trong bao lâu?
6. Bệnh thần kinh tự trị có khả năng chữa khỏi hoàn toàn không? Có tái phát không?
7. Nếu tôi không điều trị bệnh thần kinh tự trị có được không?
8. Trong thời gian điều trị tôi cần làm gì để kiểm soát bệnh được tốt hơn?
9. Tôi cần kiêng những gì để đảm bao không ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh?
10. Khi nào tôi cần quay lại bệnh viện tái khám?
Bệnh thần kinh tự trị là một chứng bệnh dai dẳng, nguyên nhân gây bệnh đa dạng. Các tổn thương dây thần kinh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng lên sức khỏe người bệnh. Chính vì thế, bạn nên chủ động thăm khám khi phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường. Tùy tình hình sức khỏe của bệnh nhân, phác đồ điều trị sẽ được bác sĩ xây dựng phù hợp, an toàn, sớm đẩy lùi chứng bệnh này.