Hội chứng Sudeck
Hội chứng Sudeck gây ra các triệu chứng theo các giai đoạn từ nhẹ đến nặng nề. Nguyên nhân gây đau hầu hết đều liên quan đến các chấn thương bên ngoài. Hội chứng tuy không nguy hiểm tính mạng tuy nhiên có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho đời sống và sức khỏe tổng thể.
Tổng quan
Hội chứng Sudeck hay còn được gọi là loạn dưỡng giao cảm phản xạ, đau loạn dưỡng do thần kinh giao cảm. Bệnh thường gặp ở người từ 40 đến 60 tuổi, bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải. Triệu chứng điển hình là đau và rối loạn cảm giác.
Hệ thần kinh giao cảm hoạt động rối loạn dẫn đến tình trạng mất canxi nặng, ảnh hưởng đến khả năng vận động của hai chi dưới. Ngoài triệu chứng đau bỏng, bệnh nhân còn nhận thấy ngoài da xuất hiện các biểu hiện bất thường khác.
Mặc dù hội chứng Sudeck không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng xảy ra đột ngột, kéo dài và nặng nề dần gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe bệnh nhân. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ, kiểm tra triệu chứng, chẩn đoán và điều trị sớm.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân gây ra hội chứng Sudeck có liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Có thể bạn chưa biết, hệ thần kinh giao cảm đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của tim, điều hòa huyết áp. Cụ thể, hệ thống này sẽ đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát dòng chảy của máu, ổn định các chỉ số về nhịp tim và huyết áp.
Trường hợp cơ thể bị tổn thương, thần kinh giao cảm sẽ nhanh chóng truyền tín hiệu làm cho các mạch máu co hẹp lại, tránh trường hợp mất máu quá nhiều. Sau khi vết thương phục hồi, các mạch máu sẽ bắt đầu giãn trở lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên ở những bệnh nhân mắc hội chứng Sudeck, quá trình này không diễn ra, thay vào đó là sự rối loạn hoạt động hệ thần kinh giao cảm. Điều này làm tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, gây đau đớn, sưng tấy tại chỗ.
Một số trường hợp xảy ra biểu hiện bất thường, nghi ngờ do Sudeck khi cơ thể không có tổn thương. Mặc dù vậy tình trạng này khá hiếm gặp, không xảy ra thường xuyên. Theo các chuyên gia, hội chứng này có liên quan đến các kích thích từ bên ngoài, đặc biệt là chấn thương.
Các yếu tố tác động bao gồm:
- Vai, tay, cổ bị chấn thương do mắc các bệnh lý thoái hóa, tai nạn,...
- Chấn thương đầu gối ảnh hưởng khớp gối, bất thường xảy ra sau phẫu thuật nội soi.
- Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, người mắc bệnh ung thư vú, hội chứng ống cổ tay,... gây ra tình trạng rối loạn hoạt động hệ thần kinh giao cảm.
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc barbiturat, thuốc điều trị bệnh lao.
- Một số trường hợp bị gãy xương quay, xương cẳng tay không được điều trị đúng cách dẫn đến các kích thích mãn tính kéo theo hội chứng Sudeck.
Bệnh nhân cần được thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe và các vấn đề liên quan để xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời. Mặc dù Sudeck không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên bệnh nhân cần đề phòng để giảm thiểu rủi ro gặp biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và đời sống.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Hội chứng Sudeck đặc trưng với các triệu chứng đau như bỏng rát, rối loạn vận động, loạn dưỡng teo,... Người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng bất thường qua giai đoạn từ nhẹ đến tiến triển, bao gồm:
- Giai đoạn đầu: Cơn đau xuất hiện kèm theo tình trạng sưng bất thường. Đau như bỏng rát trên khu vực bị thương, đau tăng dần và đặc biệt nặng hơn khi về đêm. Khi buông thõng tay, cơn đau ngày càng nặng nề, dị ứng da, phù cổ tay kéo dài xuống các ngón tay, da đỏ tím, vận động bị hạn chế, cứng khớp vai, đau ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Giai đoạn tiến triển: Đây là giai đoạn loạn dưỡng nặng dần, kéo dài trong 3-6 tháng. Người bệnh có dấu hiệu suy nhược do cơn đau nhức xảy ra thường xuyên. Ngoài ra, ở giai đoạn này các triệu chứng bắt đầu trở nên nặng nề hơn, người bệnh gặp khó khăn khi cử động tay, bàn tay bị sưng, mất cảm giác, không thể duỗi ngón tay, mồ hôi tay tiết ra nhiều, khớp vai cứng khó vận động.
- Giai đoạn nặng: Tình trạng teo cơ xuất hiện và kéo dài. Các triệu chứng trước đó có dấu hiệu giảm dần nhưng cơ bị teo tóp lại ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Xảy ra hiện tượng dính khớp bàn tay, ngòn tay, viêm cân gan tay, teo cơ bàn tay và ngón tay kèm theo tình trạng nặng nề ở khu vực này.
Chẩn đoán
Bác sĩ thăm khám lâm sàng các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, đồng thời thu nhận các thông tin liên quan về bệnh sử, tiền sử bệnh lý gia đình và bản thân người bệnh. Dựa trên tiêu chí chẩn đoán Sudeck bao gồm đau liên tục, màu sắc da tại các chi bất thường, có phù, tăng tiết mồ hôi, rối loạn vận động,...
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thực hiện các xét nghiệm kèm theo để củng cố kết quả chẩn đoán. Cụ thể:
- Chụp X quang: Phương pháp giúp đưa ra các đánh giá sớm về tình trạng mất canxi, đồng thời nhận biết mức độ tổn thương bên trong xương.
- Xét nghiệm máu: Tìm ra được nguyên nhân gây Sudeck có liên quan đến các vấn đề máu huyết hay không.
- Siêu âm Doppler: Phương pháp này cũng được thực hiện nhằm xác định có hoặc không sự kiện tăng tốc độ tuần hoàn.
Sau khi có được kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ can thiệp điều trị phù hợp. Bệnh nhân nên khám sớm, điều trị theo hướng dẫn để ngăn chặn các rủi ro không mong muốn làm ảnh hưởng đời sống và sức khỏe.
Biến chứng và tiên lượng
Những biểu hiện bất thường do hội chứng Sudeck gây ra thường xuất hiện ở hai chi trên, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân gặp phải biểu hiện tại hai chi dưới. Trường hơp chủ quan, không phát hiện và điều trị bệnh sớm, bệnh nhân có thể bị tổn thương các chi nặng hơn, gặp phải biến chứng tàn phế, biến dạng.
Không những thế, người bệnh còn có khả năng gặp phải nhiều rủi ro khác khi tình trạng rối loạn thần kinh giao cảm trở nên nặng nề. Các vấn đề xuất hiện tại các cơ quan như hệ thô hấp, tim mạch, tiêu hóa, hệ bài tiết, thần kinh, rối loạn tâm thần học,...
Để ngăn chặn các nguy cơ không mong muốn, bệnh nhân cần thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Tùy tình hình sức khỏe của mỗi người, phương án can thiệp sẽ được chỉ định phù hợp. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, đảm bảo an toàn sức khỏe và đời sống.
Điều trị
Bệnh nhân mắc hội chứng Sudeck cần thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Hiện nay, các biện pháp được áp dụng trong điều trị chứng bệnh này bao gồm sử dụng thuốc và vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Cụ thể:
Điều trị bằng thuốc
Chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng, xoa dịu các tổn thương cho người bệnh. Thuốc có thể sử dụng đường uống hoặc thuốc bôi tùy vào nhu cầu của từng bệnh nhân. Một số loại như:
- Thuốc kháng viêm không steroid
- Thuốc kháng viêm Corticosteroid
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chẹn kênh calci
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc chống co giật
- Thuốc Bisphosphonate
- Thuốc chống loạn nhịp Bretylium
Bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị, tránh lạm dụng thuốc. Trường hợp cơ thể xuất hiện các biểu hiện lạ trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý, điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Liệu pháp vật lý trị liệu
Áp dụng vật lý trị liệu kết hợp đẩy nhanh tiến độ điều trị hội chứng Sudeck. Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp sau:
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ nhằm giảm cử động vùng đau, hạn chế cơn đau trở nên nặng nề. Chẳng hạn dùng dây treo tay, kê tay cao hơn trong lúc nằm.
- Kết hợp ngâm nước lạnh mỗi lần 1-2 phút giúp làm giảm cơn đau rát, nóng da tại khu vực bị chấn thương.
- Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu với dòng điện, máy siêu âm sóng ngắn, cùng với thực hành một số bài tập trị liệu giúp cải thiện chức năng các chi.
Chăm sóc tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc và áp dụng vật lý trị liệu cải thiện tình trạng Sudeck, bệnh nhân còn được hướng dẫn cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tại nhà. Một số vấn đề như:
- Điều trị đúng phác đồ, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Tập thể dục đều đặn với tần suất và cường độ phù hợp. Ưu tiên bắt đầu từ các bài tập nhẹ nhàng, đi bộ đạp xe, không nên tập luyện quá sức.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc, giảm bớt căng thẳng, áp lực.
- Tập vật lý trị liệu với chuyên viên giai đoạn đầu để tránh ảnh hưởng đến chấn thương.
- Tránh sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích, cồn,... để bảo vệ sức khỏe, giúp quá trình điều trị sớm có kết quả.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể thông qua các thực phẩm lành mạnh. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học hơn, loại bỏ các sản phẩm có thể gây ảnh hưởng đến tiến trình trị liệu hội chứng Sudeck.
Phòng ngừa
Hội chứng Sudeck xảy ra thường liên quan đến kích thích như chấn thương. Tình trạng rối loạn hệ thần kinh giao cảm có khả năng kéo theo nhiều vấn đề khác nếu không được kiểm soát sớm. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị.
Ngoài ra, việc phòng bệnh tái phát cũng rất quan trọng. Một số lưu ý không nên bỏ qua:
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sao cho phù hợp hơn. Không nên ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức uống chứa chất kích thích,...
- Ngủ đủ giấc, để cơ thể có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức, khiêng vác vật nặng.
- Bổ sung các dưỡng chất cơ thể bị thiếu hụt thông qua các thực phẩm hàng ngày. Ngoài ra người bệnh có thể bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khám sức khỏe định kỳ, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để sớm can thiệp khi xảy ra bất thường.
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Tôi bị đau bỏng rát kèm theo triệu chứng sưng phù có phải mắc hội chứng Sudeck không?
2. Hội chứng Sudeck là gì?
3. Tôi có thể nhận biết hội chứng Sudeck qua triệu chứng nào?
4. Nguyên nhân gây hội chứng Sudeck là gì?
5. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nào?
6. Dùng thuốc uống có chữa được hội chứng Sudeck không?
7. Tôi cần tập vật lý trị liệu nào để sớm cải thiện triệu chứng khi mắc Sudeck?
8. Sử dụng thuốc trị hội chứng Sudeck có gặp phải tác dụng phụ nào không?
9. Tôi cần làm gì trong thời gian điều trị để bệnh nhanh khỏi?
10. Khi nào tôi phải quay trở lại bệnh viện tái khám?
Hội chứng Sudeck có thể gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh. Để ngăn chặn rủi ro biến chứng, tốt nhất khi gặp dấu hiệu bất thường bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ sớm. Điều trị theo hướng dẫn, kết hợp chăm sóc tốt để sớm đẩy lùi hội chứng Sudeck bảo vệ sức khỏe.
Tham khảo thêm:
- Hội chứng hở ống bán khuyên là gì?
- Hội chứng chóng mặt kịch phát lành tính điều trị như thế nào?