Bệnh Ngất Do Thần Kinh Phế Vị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG – Khoa Thần kinhGiám đốc Chuyên môn Phòng khám đa khoa Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ngất do thần kinh phế vị xảy ra khi huyết áp và nhịp tim suy giảm đột ngột dẫn đến ngất xỉu. Đây là dạng ngất xỉu rất phổ biến, thường vô hại không nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở mọi đối tượng, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên trưởng thành dưới 40 tuổi. 

Tổng quan

Ngất do thần kinh phế vị (Vasovagal) xảy ra do những thay đổi trong hệ thống thần kinh, tim mạch hoặc mach máu trong cơ thể. Điều này khiến máu lưu thông lên não không đủ dẫn đến ngất xỉu. Dạng ngất xỉu này là tình trạng mất ý thức tạm thời, trong thời gian ngắn và biến mất, thường liên quan đến các vấn đề về cấu trúc tim, nhịp tim.

Ngất do thần kinh phế vị được mô tả là tình trạng bất tỉnh và mất ý thức đột ngột do lưu lượng máu đến não bị suy giảm

Đây là một dạng ngất phản xạ phổ biến, cùng với các loại khác như ngất xoang động mạch cảnh và ngất tình huống. Thuật ngữ này dùng để mô tả cơn ngất có thể được kích hoạt bởi đợt chấn thương gây đau đớn hoặc rối loạn cảm xúc. Hậu quả gây mất khả năng tự điều hòa huyết áp, dẫn đến giảm áp lực tưới máu gây mất ý thức thoáng qua.

Không giống với các dạng ngất xỉu khác, đa số các trường hợp ngất do thần kinh phế vị đều không nguy hiểm. Nó không cảnh báo các dấu hiệu bệnh lý bất thường về chức năng tim, não nghiêm trọng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây ra ngất do thần kinh phế vị thường không được xác định rõ ràng. Nhưng trong đa số trường hợp, các chuyên gia cho rằng phản ứng phế vị là sự phản ứng quá mức của hệ thần kinh phó giao cảm nhằm đáp ứng với các tác nhân từ môi trường hoặc kích thích cảm xúc.

Cụ thể, khi cơ thể có chấn thương hoặc cảm xúc đột ngột, cơ thể sẽ giảm huyết áp và nhịp tim theo phản xạ, làm giảm lưu lượng máu lên não. Sự kết hợp của những yếu tố này khiến bạn ngất xỉu tạm thời.

Cơn ngất do thần kinh phế vị thường xảy ra sau khi đứng trong một thời gian dài, nhịn ăn, mất nước hoặc tiếp xúc với các sự kiện căng thẳng

Cụ thể một số tình huống cụ thể gây kích hoạt cơn ngất phế vị như:

  • Nhịn ăn;
  • Mất nước;
  • Nhìn thấy máu, sợ kim tiêm;
  • Căng thẳng quá mức;
  • Đứng quá lâu;
  • Sống trong môi trường có nhiệt độ cao;
  • Nhịn ăn liên tục nhiều bữa;

Ngoài ra, một số tình huống khác cũng có thể kích hoạt cơn ngất do thần kinh phế vị như đi tiểu, đại tiện, ho, nuốt nghẹn...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Ngất xỉu chính là triệu chứng điển hình nhất của cơn ngất do thần kinh phế vị. Chúng có thể xảy ra đột ngột không có dấu hiệu báo trước hoặc xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo cơn ngất trước đó vài giây, vài phút. Nhóm những triệu chứng này còn được gọi là tiền triệu chứng ngất do thần kinh phế vị.

Hầu hết người bị ngất do thần kinh phế vị đều trải qua giai đoạn tiền triệu, kéo dài khoảng vài giây trước khi ngất hoàn toàn

Triệu chứng tiền ngất

  • Hoa mắt, choáng váng;
  • Ù tai;
  • Đổ mồ hôi;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Rối loạn thị giác, mờ mắt;
  • Da nhợt nhạt;
  • Mệt mỏi;
  • Mạch chậm;

Triệu chứng xảy ra khi ngất

Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu này, sau khoảng 30 - 60 giây có thể bạn sẽ ngất. Bao gồm các dấu hiệu sau:

  • Bất tỉnh đột ngột và té ngã xuống đất;
  • Bệnh nhân có thể vẫn mở mắt nhưng lại trợn ngược;
  • Co giật, nó là những cơn co cơ khác với cơn co giật động kinh;
  • Mất kiểm soát chức năng bàng quang;

Triệu chứng hậu ngất

Sau khoảng 30 - 60 giây, bạn sẽ dần tỉnh lại, phục hồi ý thức. Nhưng lúc này trạng thái ý thức cũng như tinh thần vẫn còn đang bất ổn, cụ thể gồm các biểu hiện sau đây:

  • Đau đầu;
  • Buồn nôn;
  • Lo lắng;
  • Căng thẳng quá mức;
  • Đổ mồ hôi;
  • Da dẻ nhợt nhạt;
  • Buồn tiểu đột ngột;

Trong một số trường hợp, đợt ngất thứ 2 có thể xảy ra sau cơn đầu tiên khoảng 30 phút, nhất là khi bạn vẫn tiếp xúc với tác nhân gây ngất.

Chẩn đoán

Dựa trên những đặc điểm về cơn ngất, thông tin bệnh sử cá nhân và khai thác các yếu tố về nỗi sợ, các tác nhân kích thích... để khoanh vùng yếu tố liên quan. Bác sĩ sẽ hỏi các vấn đề sức khỏe và các sự kiện cụ thể dẫn đến cơn ngất xỉu của bạn. Đa số những trường hợp người bị ngất thường có kết quả khám sức khỏe hoàn toàn bình thường.

Test bàn nghiêng là kỹ thuật chẩn đoán được chỉ định cho những trường hợp ngất do thần kinh phế vị nghi ngờ do hạ huyết áp tư thế đứng

Do đó, đối với cơn ngất do thần kinh phế vị, cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán. Chẳng hạn như:

  • Kiểm tra bàn nghiêng: Đây là bài kiểm tra cần thiết nhằm xác định ngất do thần kinh phế vị có liên quan đến việc hạ huyết áp tư thế đứng hay không. Xét nghiệm này liên quan đến việc bệnh nhân nằm thẳng trên một chiếc bàn có thiết kế chuyên dụng, kết nối với thiết bị đo điện tâm đồ và huyết áp. Bệnh nhân sẽ được thay đổi tư thế từ nằm sang đứng để kích thích cảm giác ngất.
  • Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện một số tình trạng huyết học có liên quan đến việc ngất xỉu, chẳng hạn như thiếu máu, thiếu sắt.
  • Đo điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Đây là thử nghiệm tiêu chuẩn giúp đo hoạt động điện trong tim, tìm ra nguyên nhân tổn thương tim mạch có liên quan đến cơn ngất do thần kinh phế vị.
  • Đo điện não đồ EEG: Thử nghiệm này giúp đo hoạt động điện diễn ra trong não. Giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ngất xỉu có liên quan đến các bệnh lý thần kinh, động kinh, co giật, đột quỵ hay không.
  • Xét nghiệm huyết động: Kỹ thuật xét nghiệm này thực hiện bằng cách sử dụng một chất đánh dấu tiêm trực tiếp vào cơ thể. Kết hợp quan sát dưới tia X giúp phát hiện các vấn đề về lưu thông máu. Chính điều này dẫn đến bất thường về gây ra ngất xỉu.

Biến chứng và tiên lượng

Đa số các cơn ngất do thần kinh phế vị không gây nguy hiểm cho sức khỏe, không đe dọa đến tính mạng. Vì đây được xem là một cơ chế phản xạ bình thường của cơ thể, tuy nhiên chỉ là do cơ thể phản ứng quá mạnh, gây ngất xỉu không đúng lúc.

Biến chứng của ngất do thần kinh phế vị chủ yếu xuất phát từ những chấn thương, va chạm hoặc té ngã đột ngột khi ngất. Tuy cơn ngất này không nguy hiểm, nhưng tốt nhất vẫn phải thăm khám định kỳ để tìm ra nguyên nhân của việc ngất lặp đi lặp lại. Điều này giúp bạn loại trừ các tác nhân kích thích khỏi cuộc sống hàng ngày.

Điều trị

Bản chất của cơn ngất do thần kinh phế vị không nguy hiểm, có thể tự biến mất, bệnh nhân sẽ nhanh chóng phục hồi ngay sau đó. Trong cơn ngất, bệnh nhân cần được tạo điều kiện thoải mái nhất và đảm bảo sự an toàn tối đa. Ưu tiên ngồi hoặc nằm xuống ngay khi có cảm giác chóng mặt, mắt mờ, tầm nhìn mờ dần, đổ mồ hôi lạnh...

Khi đã lấy lại ý thức, hãy chú ý cử động tay chân nhẹ nhàng, tránh nhảy hoặc đứng dậy đột ngột. Khi đã đứng lên, hãy siết chặt cơ chân, cơ mông nhằm thúc đẩy tăng lưu lượng máu đến não.

Bệnh nhân bị ngất do thần kinh phế vị cần được đặt nằm xuống sàn và nâng cao chân để nhanh chóng phục hồi tuần hoàn máu não

Việc điều trị y tế thường được thực hiện trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây ra ngất do thần kinh phế vị. Mục tiêu điều trị chủ yếu nhằm ngăn ngừa cơn ngất tái phát. Có thể kể đến một số phương pháp sau:

Bổ sung chất lỏng

Cung cấp đầy đủ chất lỏng cho cơ thể là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể. Bao gồm các hình thức sau:

  • Truyền nước qua đường tĩnh mạch (IV);
  • Uống nhiều nước hơn, khoảng 3 lít/ ngày, nhất là trong thời tiết nắng nóng, tập thể dục quá sức, chú ý chỉ uống nước lọc,
  • Tránh sử dụng các chất lỏng chứa caffein để hạn chế gây mất nước;

Điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt

Các chuyên gia thường khuyến nghị người bị ngất do thần kinh phế vị cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Một vài yếu tố cần lưu ý như sau:

  • Ăn uống đủ bữa;
  • Hạn chế sử muối trong chế biến bữa ăn chính;
  • Thay vào đó nên sử dụng các món ăn nhẹ có vị mặn giữa các bữa ăn;
  • Tránh đến những nơi có nhiệt độ quá cao, đông người nóng bức;
  • Sử dụng vớ nén hoặc băng bó bụng;

Dùng thuốc

Những trường hợp ngất xỉu có liên quan đến các vấn đề tim mạch, hỗ trợ điều trị ngất phế vị. Có thể kể đến một số loại thuốc sau:

Sử dụng một số loại thuốc giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu để hạn chế tái phát ngất do thần kinh phế vị

  • Norpace (disopyramide): Loại thuốc này có tác dụng chống loạn nhịp, hỗ trợ điều hòa nhịp tim.
  • Midodrine là loại thuốc gây co thắt mạch máu, hỗ trợ điều chỉnh huyết áp và nhịp tim;
  • Nhóm thuốc chủ vận alpha -1-adrenergic để tăng mức huyết áp;
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm, điển hình là loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc giúp điều chỉnh phản ứng của hệ thần kinh;
  • Thuốc điều trị hen suyễn Theophylline;
  • Thuốc Corticosteroid giúp cải thiện tăng cường nồng độ chất dịch lỏng và natri;

Vật lý trị liệu

Một số bài tập vật lý trị liệu căng cơ có khả năng cải thiện hoặc ngăn chặn cơn ngất do thần kinh phế vị. Ưu điểm của các bài tập này là kích thích sự giãn nở của mạch máu, thuc kích thích máu lưu thông đến tim nhiều hơn.

Phương pháp này rất đơn giản và phù hợp với những trường hợp ngất do thần kinh phế vị tái phát. Việc lập kế hoạch tập thể dục định kỳ hàng ngày nên được tư vấn và hướng dẫn bởi bác sĩ. Vì bệnh nhân cần phải được kiểm tra sức khỏe, làm các bài test mức độ căng thẳng để thực hiện các bài tập phù hợp.

Gợi ý một số bài tập cơ bản như:

  • Ngồi bắt chéo chân và cố gắng siết chặt chúng với nhau;
  • Nắm chặt bàn tay và siết chặt cánh tay;
  • Bài tập căng cơ bụng, chân và mông;
  • Căng cơ bằng cách nén một quả bóng cao su;

Phẫu thuật (nếu cần thiết)

Phẫu thuật cấy ghép máy tạo nhịp tim, một loại thiết bị được thiết kế với tính năng điều chình nhịp tim. Phương pháp này đánh giá đem lại lợi ích tốt giúp cải thiện cơn ngất do thần kinh phế vị.

Phòng ngừa

Phòng ngừa ngất do thần kinh phế vị bao gồm các biện pháp loại trừ tiếp xúc những tác nhân tiềm ẩn. Bao gồm:

  • Hạn chế đứng lâu dài;
  • Uống nhiều nước;
  • Hạn chế tiếp xúc với máu;
  • Đứng dậy từ từ khi đang ngồi hoặc nằm để phòng ngừa tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng;

Ngoài ra, mỗi người cần nâng cao ý thức trong việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo cơn ngất sắp xảy ra. Lúc này, cần xử trí nhanh bằng cách nằm ngửa xuống sàn để hạn chế nguy cơ té ngã hoặc rơi vào những tình huống nguy hiểm.

Những người ngất tái phát thường xuyên cần tuân thủ sử dụng phác đồ thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điển hình như các loại thuốc chứa hoạt chất fludrocortisone, thuốc co mạch disopyramide, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc fluoxetine... Thời gian và liều dùng thuốc ở mỗi người là khác nhau, cần thăm khám để nhận được tư vấn phù hợp.

Ngất do thần kinh phế vị không phải tình trạng sức khỏe quá nghiêm trọng, hiếm khi gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, để tránh những biến chứng, rủi ro ngoài ý muốn, hãy thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra thể trạng toàn diện. Đồng thời, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và nguyên nhân gây ra các cơn ngất đột ngột.