Bệnh đau nửa đầu bên trái

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Thần kinhGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đau nửa đầu bên trái do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các yếu tố về đời sống thể chất, tinh thần, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn hormone,... Người mắc bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm nếu cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh. 

Tổng quan

Đau nửa đầu bên trái là một dấu hiệu cảnh báo những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh và não bộ đang diễn ra. Nhiều người gặp phải tình trạng này, không phân biệt nam giới, nữ giới, trong đó người trung niên trở đi có khả năng mắc bệnh cao hơn người trẻ.

Đau nửa đầu bên trái
Cơn đau nửa đầu bên trái có thể xảy ra do nhiều yếu tố

Tuy nhiên hiện nay xu hướng đau nửa đầu bên trái ngày càng trẻ hóa dần. Do ảnh hưởng bởi các yếu tố đời sống, công việc và các tổn thương, sang chấn tinh thần khiến người trẻ tuổi dễ mắc các bệnh lý về thần kinh.

Theo các chuyên gia, hiện tượng nửa đầu bên trái có cảm giác đau nhức khó chịu thường là dấu hiệu đặc trưng cảnh báo chứng đau đầu Migraine. Cơn đau có thể xuất hiện vài lần trong tuần, trong tháng hoặc trong năm.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách can thiệp phù hợp, giảm triệu chứng cho người bệnh. Song song đó, mỗi bệnh nhân nên điều chỉnh sinh hoạt, làm việc, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt nhất, phòng ngừa các rủi ro gây hại khác.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Tình trạng đau nửa đầu bên trái có thể xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau. Nhiều khả năng cơn đau là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về thần kinh và não bộ. Các bệnh lý liên quan kể đến như:

  • Đau nửa đầu bên trái do bệnh đau đầu Migraine
  • Các vấn đề về dị dạng mạch máu
  • Bệnh viêm màng não, viêm não, viêm động mạch tế bào khổng lồ
  • Bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang

Ngoài liên quan đến bệnh lý, tình trạng đau nửa đầu bên trái còn xảy ra do các nguyên nhân:

  • Ảnh hưởng từ đời sống: Người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá liên tục, thường xuyên khiến thần kinh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, một số trường hợp khác đau nửa đầu do căng thẳng, áp lực trong thời gian dài, mất ngủ, ngủ không ngon giấc cũng là yếu tố gây bệnh nhiều người gặp phải.
  • Ảnh hưởng do chấn thương: Những chấn thương vùng đầu do té ngã, tai nạn có thể là nguyên nhân gây đau đầu bên trái. Bệnh nhân cần chăm sóc, điều trị các chấn thương thần kinh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là khi nhận thấy cơn đau đầu kèm theo mắt yếu, ngủ không ngon, chân tay run rẩy, phát âm kém,...
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số trường hợp sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Người bệnh bị đau đầu một bên trái, kèm theo hiện tượng buồn nôn, ăn không ngon, buồn ngủ, chóng mặt,... Để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân nên thông báo về tình trạng đang gặp phải để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
  • Đau đầu do nhiễm trùng, dị ứng: Người bệnh bị đau nửa đầu bên trái do ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Gặp phải vào thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, tiếp xúc với các tác nhân gây hại, chúng xâm nhập gây viêm nhiễm, tổn thương hệ hô hấp. Nếu không điều trị, vi khuẩn, virus có thể lan rộng tấn công đến hệ thống thần kinh và não bộ.
  • Rối loạn hormone: Cơ thể bị tăng hormone hoặc giảm hormone đột ngột dẫn đến hiện tượng đau nửa đầu bên trái hoặc phải. Bệnh nhân cần kiểm tra để xác định mức độ rối loạn hormone, khi cần thiết can thiệp biện pháp điều trị phù hợp.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng đau nửa đầu bên trái có thể xảy ra do đội mũ chật vùng đầu, tăng nhãn áp, do huyết áp cao, có khối u não,... Xác định tổn thương, nguyên nhân gây bệnh và các vấn đề liên quan càng sớm càng giúp bạn có nhiều cơ hội điều trị.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bạn có thể nhận biết cơn đau nửa đầu bên trái dễ dàng. Triệu chứng thể hiện rõ, cơn đau tùy mức độ biểu hiện từ nhẹ đến nặng nề. Mỗi tuần, tháng hoặc năm, tình trạng đau nửa đầu bên trái bùng phát vài lần hoặc thường xuyên làm ảnh hưởng sức khỏe, đời sống của bệnh nhân.

Triệu chứng đau nửa đầu bên trái
Cơn đau đầu gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống, sức khỏe của người bệnh

Triệu chứng cảnh báo bệnh lý bao gồm:

  • Đau đầu kèm âm ỉ, đau buốt kèm theo cơn tê nhức khó chịu.
  • Cơn đau đầu bùng phát, gia tăng khi bệnh nhân vận động.
  • Ngoài đau một bên đầu, cơ thể người bệnh còn kèm theo tình trạng buồn nôn, nôn. Một số người bị sợ âm thanh, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, khó ngủ.
  • Đau đầu đau lan ra vùng hốc mắt trái, quanh thái dương.
  • Tim đập nhanh, rối loạn mạch, huyết áp tăng,...

Nhận biết những biểu hiện cảnh báo bệnh đau nửa đầu bên trái để chủ động khám chữa sớm. Trường hợp cơn đau kéo dài, tái phát liên tục không được xử lý có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần thận trọng.

Chẩn đoán

Bác sĩ tiến hành thăm hỏi triệu chứng, các vấn đề liên quan như tiền sử bệnh lý trong gia đình, bố mẹ, bệnh lý của bản thân bệnh nhân, thuốc đang dùng, tai nạn, chấn thương vùng đầu xảy ra gần nhất nếu có,...

Ngoài ra, để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bệnh nhân cần thực hiện thêm các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng như:

  • Chụp CT: Kiểm tra vùng não bộ có xảy ra bất thường không, thông qua phim chụp có thể phát hiện sự tắc nghẽn mạch máu, các vấn đề khác.
  • Chụp cộng hưởng từ: Chụp MRI não bộ cho hình ảnh chi tiết mạch máu não, cấu trúc não bộ, phát hiện bất thường như xuất huyết não, khối u hoặc hiện tượng viêm nhiễm...

Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ nhận diện bệnh lý và chỉ định phác đồ can thiệp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Người bệnh tốt hơn hết nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị bệnh, không tùy tiện sử dụng thuốc tân dược để tránh gặp thêm nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Biến chứng và tiên lượng

Tình trạng đau nửa đầu bên trái xuất hiện có thể liên quan đến nhiều yếu tố trong và ngoài cơ thể. Để phòng ngừa rủi ro, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị y tế khi cần thiết. Trường hợp cơn đau đầu kéo dài, kèm theo những dấu hiệu bất thường khác có thể là triệu chứng bệnh lý, diễn biến nặng gây ra các biến chứng khôn lường.

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cơn đau đầu còn gây hại đến sức khỏe tổng thể. Đặc biệt là khi cơn đau đột ngột xuất hiện, thần kinh chịu áp lực dữ dội có thể gây tổn thương nặng nề, tăng nguy cơ trượt ngã, mất thăng bằng, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy tình trạng đau nhức đầu một bên trái hoặc phải xảy ra thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ. Tùy bệnh lý, mức độ tổn thương, biến chứng của mỗi người, phác đồ điều trị sẽ được xây dựng tương ứng.

Điều trị

Đau nửa đầu bên trái có thể xuất hiện đột ngột, lặp lại mỗi tuần, mỗi tháng hoặc hàng năm. Cơn đau đầu liên quan đến nhiều yếu tố, bệnh nhân có thể bị đau đầu do bệnh lý thần kinh, do chấn thương hoặc những ảnh hưởng đến từ đời sống, thói quen, công việc hàng ngày.

Nhận biết biểu hiện bất thường và khám chữa sớm giúp bạn ngăn chặn các rủi ro không mong muốn. Bởi, trường hợp cơn đau đầu kéo dài không chỉ gây hại cho đời sống mà còn kéo theo nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, nhất là sức khỏe hệ thần kinh, não bộ.

Hiện nay, để điều trị chứng đau nửa đầu bên trên, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tính tạm thời, không có tác dụng điều trị dứt điểm.

Điều trị đau nửa đầu bên trái
Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh theo phác đồ y tế

Bệnh nhân muốn chữa khỏi hoàn toàn cơn đau nửa đầu bên trái cần tìm nguyên nhân gây bệnh và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Khi cần thiết có thể phải dùng thuốc kết hợp các biện pháp ngoại khoa can thiệp loại bỏ nguy cơ cho bệnh nhân.

Kết hợp với việc điều trị tích cực, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách, bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể có đủ dưỡng chất duy trì hoạt động, sớm cải thiện sức khỏe. Tốt hơn hết, bệnh nhân bị đau nửa đầu bên trái nên đến gặp bác sĩ, thăm khám và điều trị y tế để sớm chữa khỏi bệnh bảo vệ sức khỏe.

Điều trị

Như đã đề cập bên trên, đau nửa đầu bên trái có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong và ngoài cơ thể. Do đó, để phòng tránh bệnh lý này, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya thường xuyên, đảm bảo chất lượng giấc ngủ góp phần bảo vệ sức khỏe.
  • Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nên đầy đủ chất, không lạm dụng nhiều bia rươu, đồ ăn chứa nhiều chất béo xấu, đường ngọt, quá mặn,... Nên cân bằng dinh dưỡng, ưu tiên ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, không nên bỏ bữa, nhịn ăn một cách thái quá.
  • Không nên sử dụng nhiều bia rượu, đến những nơi bị ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng chói mắt, chóp nháy liên tục có thể ảnh hưởng làm kích thích thần kinh gây đau nửa đầu.
  • Tập thể dục, vận động giúp cơ thể dẻo dai, ngủ ngon hơn, tăng cường trao đổi chất hạn chế tình trạng đau nửa đầu nói riêng và nhiều bệnh lý khác.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên để cơ thể chịu áp lực kéo dài.
  • Điều trị bệnh về tâm lý, bệnh cơ thể khác theo phác đồ của bác sĩ, tránh việc lạm dụng thuốc tây khi chưa được bác sĩ hướng dẫn, tránh tình trạng gặp tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe tổng thể.
  • Khám sức khỏe định kỳ là lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn, đặc biệt hãy đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có biểu hiện bất thường.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tình trạng đau nửa đầu bên trái là gì?

2. Triệu chứng đau nửa đầu bên trái là gì?

3. Nguyên nhân vì sao tôi bị đau nửa đầu bên trái?

4. Biến chứng đau nửa đầu bên trái là gì?

5. Dùng thuốc nào trị đau nửa đầu bên trái?

6. Ai có thể bị đau nửa đầu bên trái?

7. Đau nửa đầu bên trái có tái phát không?

8. Làm gì để tránh đau nửa đầu bên trái biến chứng?

9. Nếu không điều trị cơn đau nửa đầu bên trái có tự khỏi không?

10. Tôi nên kiêng cử gì trong thời gian chữa đau nửa đầu bên trái không?

Đau nửa đầu bên trái có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Cần thận trọng khi nhận thấy cơn đau kéo dài không có chiều hướng thuyên giảm. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, can thiệp điều trị khi cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm.