Bệnh đau đầu sau gáy

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Thần kinhGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Cơn đau đầu sau gáy có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào liên quan đến nhiều yếu tố. Người bệnh cần theo dõi và chủ động thăm khám khi nhận thấy tình trạng đau mỏi không thuyên giảm. Không nên chủ quan đối với tình trạng này để phòng ngừa các rủi ro nguy hại sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tổng quan

Đau đầu sau gáy hay còn được gọi là đau nửa đầu sau gáy ngày càng phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải bệnh lý này. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau mỏi khu vực phía sau đầu gần với vùng vai gáy.

Đau đầu sau gáy
Nhiều người hiện nay đang gặp phải tình trạng đau đầu sau gáy

Các trường hợp đau do liên quan đến tính chất công việc, ngủ không đủ giấc,... có thể cải thiện sau một thời gian chăm sóc và điều chỉnh thói quen. Tuy nhiên, tình trạng đau đầu sau gáy cũng có khả năng liên quan đến các bệnh lý khác.

Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe khi cơn đau đầu không thuyên giảm hoặc tái phát thường xuyên. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách khắc phục, giảm thiểu rủi ro bệnh lý chuyển biến nặng gây ảnh hưởng sức khỏe.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu sau gáy. Dưới đây là những yếu tố thường gặp tương ứng với các khu vực xuất hiện cơn đau:

Đau đầu sau gáy cổ: 

  • Liên quan đến các bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp gây ra các cơn đau nhức khó chịu. Đau đầu sau gáy kèm theo các cơn đau ở vùng vai, cổ có liên quan đến các bệnh lý này.
  • Ngồi làm việc, đứng hoặc nằm với tư thế không phù hợp gây áp lực lên vùng cổ, vai gáy, dẫn đến các cơn đau đầu khó chịu do máu không vận chuyển được lên não như bình thường.
  • Nguy cơ đau đầu có liên quan đến chứng thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là vùng cổ, vai, gáy. Khối thoát vị nằm chèn ép lên dây thần kinh, mạch máu khiến máu huyết lưu thông không đều, dẫn đến những cơn đau đầu vô cùng khó chịu, lặp lại thường xuyên.
  • Đau dây thần kinh chẩm cũng có khả năng là nguyên nhân gây đau đầu sau gáy. Bên cạnh triệu chứng này, bệnh nhân còn gặp phải các dấu hiệu cảnh báo khác như nhạy cảm ánh sáng, đau hốc mắt,...

Đau đầu sau gáy bên phải: Có liên quan đến sự căng thẳng đầu óc khi làm việc liên tục, chịu nhiều áp lực. Đau đầu sau gáy bên phải có tần suất xuất hiện cao hơn những trường hợp khác. Người bệnh còn kèm theo các biểu hiện như đau âm ỉ, cảm giác như da đầu bị siết chặt, phần cổ khó chịu, nhức nhói.

Đau đàu sau gáy bên trái: Đây cũng là trường hợp đau đầu thường gặp. Nguyên nhân liên quan đến dị ứng, nhiễm trùng, hiện tượng viêm động mạch thái dương. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể xuất hiện do chế độ sinh hoạt, ăn uống của người bệnh không đảm bảo.

Đau đầu sau gáy khi nằm: Nguyên nhân gây đau thường liên quan đến tư thế nằm, gối nằm quá cao hoặc quá thấp,... Kèm theo cơn đau nhức đầu bệnh nhân còn bị đau vai gáy, đau lan rộng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, cuộc sống.

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, bạn nên thận trọng khi nhận thấy cơn đau đầu sau gáy lặp lại thường xuyên. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, bạn cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị. Những bệnh lý liên quan kể đến như:

  • Bệnh cao huyết áp
  • Tình trạng nhiễm siêu vi
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Bệnh về cột sống cổ như thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh viêm màng não
  • Xuất huyết dưới nhện
  • Bệnh lý hố sau
  • Bệnh về não bộ, u não, dây thần kinh

Khám và xác định bệnh lý càng sớm giúp bạn có cơ hội điều trị khỏi càng cao. Không chủ quan trước các dấu hiệu bất thường để phòng ngừa biến chứng gây hại sức khỏe.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Tình trạng đau đầu sau gáy thường liên quan đến sự rối loạn dây thần kinh. Cơn đau xuất hiện ở khu vực cổ, sau gáy lan rộng ra vai, cột sống. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng có một số điểm tương đồng và một vài đặc điểm nhận biết riêng.

Triệu chứng đau đầu sau gáy
Người bệnh gặp phải cơn đau đầu khó chịu kèm theo mất ngủ, buồn nôn, đôi khi chóng mặt,...

Bên cạnh triệu chứng đau đầu sau gáy, người bệnh đôi khi còn kèm theo cơn buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ,... vô cùng khó chịu. Cơn đau từ nhẹ, âm ỉ đôi khi bùng phát dữ dội, đau nhức nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Nếu nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị y tế để phòng tránh các rủi ro khác nghiêm trọng hơn. Những triệu chứng được đánh giá là nguy hiểm, khi gặp phải người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ sớm:

  • Đau nhức sau đầu xuất hiện thường xuyên, cơn đau nặng mặc dù có sử dụng thuốc giảm đau tuy nhiên không cải thiện.
  • Đau nhói nửa sau đầu, tần suất đau ngày càng nặng nề, đôi khi kèm theo cơn co giật bất thường.
  • Tay chân tê mỏi, yếu, giọng nói thay đổi, nói bị ngọng.
  • Thân nhiệt tăng cao, cứng vùng gáy, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.
  • Xuất hiện các triệu chứng thần kinh khu trú như mất khả năng vận động, đi lại khó khăn.
  • Rối loạn nhận thức, rối loạn thị giác.

Cơn đau đầu sau gáy có thể tái phát thường xuyên, đau âm ỉ đến dữ dội, xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc vài ngày. Người bệnh cần theo dõi các biểu hiện bất thường để chủ động khám và điều trị sớm, ngăn chặn các rủi ro gây hại nghiêm trọng sức khỏe.

Chẩn đoán

Khi phát hiện cơn đau đầu sau gáy xảy ra thường xuyên, bệnh nhân cần đến bệnh viện để khám chữa sớm. Bác sĩ sẽ thăm hỏi các vấn đề liên quan bao gồm tiền sử bệnh lý, thuốc đang dùng, tính chất công việc, thói quen,...

Sau đó, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm liên quan như xét nghiệm máu, chụp X quang, cộng hưởng từ, chụp CT vùng đầu để phát hiện bất thường. Thông qua kết quả chẩn đoán, phát đồ điều trị bệnh tương ứng với từng người được bác sĩ cân nhắc đưa ra, hướng dẫn cho bệnh nhân thực hiện.

Biến chứng và tiên lượng

Đau đầu sau gáy có thể xuất hiện do các nguyên nhân ngoại cảnh bên ngoài như làm việc quá sức, ngồi, nằm không đúng tư thế, bị va chạm, té ngã ảnh hưởng đến vùng đầu,... Ngoài ra, trong nhiều trường hợp cơn đau kéo dài, tái phát thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác.

Biến chứng đau đầu sau gáy
Đau đầu sau gáy có thể gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch

Trong đó có thể kể đến như:

  • Bệnh nhân bị hội chứng nhiễm siêu vi gây đau đầu dữ dội, kèm theo đó là tình trạng mỏi ở vùng cổ, sử dụng thuốc không thuyên giảm, rối loạn thị giác, cảm giác sợ ánh sáng, thân nhiệt tăng cao. Bệnh nhân cần được kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa rủi ro nguy hại, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
  • Nguy cơ đau đầu cảnh báo tình trạng viêm màng não, xảy ra khi virus, vi trùng tấn công khu vực não bộ. Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh do siêu vi trùng gây ra có thể kéo theo những biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Đau đầu sau gáy do khối u não chèn ép dây thần kinh. Đối với trường hợp này, bệnh nhân còn kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác như rối loạn ý thức, buồn nôn, sợ sáng,... Khối u phát triển không được kiểm soát có thể gây giảm thị lực, liệt chi, liệt dây thần kinh sọ và nhiều biến chứng khác.
  • Đau đầu sau gáy cảnh báo nguy cơ đột quỵ, người bệnh có thể  rơi vào hôn mê, đe dọa tính mạng.
  • Đau đầu còn có thể là triệu chứng cảnh báo huyết áp cao. Người bệnh không kịp thời điều hòa huyết áp có thể gặp phải các tai biến nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe và đời sống.

Tình trạng đau đầu sau gáy không đơn thuần là biểu hiện bình thường của cơ thể. Thận trọng trong trường hợp cơn đau mỏi kéo dài, kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác. Bệnh nhân cần được theo dõi, điều trị trong trường hợp cần thiết nhằm ngăn chặn các rủi ro không mong muốn, đặc biệt là nguy cơ đe dọa sự an toàn tính mạng.

Điều trị

Dựa vào tình hình sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ chỉ định phương pháp cải thiện đau đầu sau gáy phù hợp. Dưới đây là các cách thường được áp dụng:

  • Điều trị đau đầu sau gáy cấp tính:

Sử dụng thuốc giảm đau giúp hỗ trợ người bệnh cải thiện triệu chứng đau nhức đầu sau gáy, đau vùng cổ và lan ra vai. Người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn, sử dụng liều dùng phù hợp, tránh lạm dụng thuốc giảm đau.

Trường hợp sử dụng thuốc bừa bãi, dùng quá liều có thể khiến tình trạng đau mỏi nghiêm trọng hơn kèm theo các tác dụng phụ nguy hiểm. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc giảm đau được bày bán, bạn đọc chỉ sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ.

Trong thời gian điều trị đau đầu sau gáy bằng thuốc, bạn đọc nên điều chỉnh sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng cân đối và phù hợp cho cơ thể. Đồng thời thông báo nếu nhận thấy một số biểu hiện lạ khi dùng thuốc, nhằm giúp bác sĩ kịp thời điều chỉnh thuốc phù hợp, bảo vệ an toàn sức khỏe.

  • Điều trị đau đầu sau gáy mãn tính:

Thuốc được dùng nhằm giúp bệnh nhân giảm đau khi bệnh tái phát, đồng thời thuốc còn có tác dụng giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Mỗi người bệnh sẽ có phác đồ dùng thuốc điều trị tình trạng đau đầu mãn tính riêng, hạn chế trường hợp dùng thuốc tân dược giảm đau bừa bãi.

Bên cạnh dùng thuốc, trong các trường hợp cần thiết như có xảy ra chấn thương, tổn thương bên trong, bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa. Bất kỳ phương án điều trị nào cũng tiềm ẩn rủi ro riêng, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ về vấn đề này khi đến trực tiếp bệnh viện thăm khám.

Phòng ngừa

Đau đầu sau gáy là một trong những tình trạng đau nhức đầu nhiều người mắc phải. Cơn đau có khả năng xuất hiện đột ngột, biến mất trong thời gian ngắn hoặc kéo dài. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến hiện tượng này, người bệnh cần kiểm tra, thăm khám y tế để có giải pháp can thiệp phù hợp.

Phòng ngừa đau đầu sau gáy
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ và đời sống phòng ngừa cơn đau đầu sau gáy xuất hiện

Bên cạnh đó, việc chủ động ngăn ngừa bệnh tái phát cũng cực kỳ quan trọng. Theo đó, bạn đọc cần ghi nhớ một vài vấn đề như sau:

  • Ăn uống khoa học, không sử dụng thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích. Đảm bảo cung cấp đủ chất cho cơ thể, hạn chế ăn nhiều đồ béo, đồ quá ngọt, quá cay nóng, quá mặn,..
  • Tập thể dục, vận động cho cơ thể tuần hoàn tốt hơn, dẻo dai hơn, ngăn chặn nguy cơ tắc nghẽn động mạch, chèn ép dây thần kinh. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn môn thể thao phù hợp, tránh tình trạng tập cố sức.
  • Hạn chế đến những nơi có tiếng ồn lớn, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng để giảm nguy cơ đau nhức đầu nói chung, đau đầu sau gáy nói riêng.
  • Nằm ngồi đúng tư thế, hạn chế việc thay đổi tư thế đột ngột để giảm rủi ro bị trật khớp, ảnh hưởng dây thần kinh,... trong đó có tình trạng đau đầu sau gáy.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tốt hơn hết bạn nên giảm thiểu hiện tượng căng thẳng, stress để tránh bệnh về thần kinh, bệnh đau nhức đầu khó chịu.
  • Khám sức khỏe định kỳ, bạn có thể đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu lạ. Việc phát hiện bệnh lý sớm càng giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội điều trị khỏi, phòng ngừa biến chứng gây hại sức khỏe.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ và đời sống phòng ngừa cơn đau đầu sau gáy xuất hiện

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Đau đầu sau gáy là bệnh gì?

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu sau gáy?

3. Tôi có thể nhận biết bệnh đau đầu sau gáy qua triệu chứng nào?

4. Tôi cần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nào?

5. Nếu không can thiệp cơn đau đầu sau gáy có tự khỏi không?

6. Bệnh đau đầu sau gáy gây biến chứng nào?

7. Dùng thuốc giảm đau có cải thiện đau đầu sau gáy không?

8. Tôi cần làm gì trong thời gian điều trị đau đầu để bệnh sớm khỏi và phòng biến chứng?

9. Bệnh đau đầu sau gáy có tái phát không?

10. Tôi cần tới bệnh viện tái khám không?

Đau đầu sau gáy là bệnh lý liên quan đến sự rối loạn dây thần kinh. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân gây bệnh được chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị bệnh bằng các biện pháp phù hợp. Không nên chủ quan nếu phát hiện đau nhức đầu tái phát thường xuyên, bệnh nhân cần được khám và điều trị nhằm phòng tránh các rủi ro không mong muốn.