Đau răng dẫn đến đau đầu – Vạch mặt 5 nguyên nhân và cách chữa

5/5 - (2 bình chọn)

Đau răng kèm theo đau đầu là dấu hiệu cho thấy bệnh lý về răng miệng của bạn đang khá nghiêm trọng. Vậy thực tế đau răng dẫn đến đau đầu không, nguyên nhân ra sao và cách điều trị như thế nào để đạt hiệu quả. Những thông tin giải đáp về triệu chứng này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn!

Giải đáp đau răng có dẫn đến đau đầu không?

Câu hỏi đau răng có dẫn đến đau đầu không được khá nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Theo các chuyên gia tại nha khoa Vidental, câu trả lời là có. Trên cơ thể, bất cứ cơn đau nào cũng có thể là thủ phạm gây ra đau đầu. Nhưng đau răng hàm dẫn đến đau đầu là những cơn đau thường thấy nhất.

Các dây thần kinh số V nằm tại vị trí quá gần nhau nên gây ra đau. Thông qua quá trình giải phẫu sẽ thấy được rằng tình trạng đau nhức sẽ có liên quan mật thiết tới nướu, răng, khớp thái dương hàm.

Ngoài ra, dân thần kinh số V là dây thần kinh cảm giác lớn nhất ở đầu. Chúng sẽ bắt đầu từ hộp sọ, sau đó di chuyển tới nhiều cơ quan khác như nướu, răng, mặt, lợi, khớp thái dương hàm… Do đó, cơn đau xuất hiện từ bất cứ bộ phận nào thuộc nhánh của dây thần kinh này sẽ đều có tác động mất thiết với nhau.

Đau răng dẫn đến đau đầu là những cơn đau thường thấy nhất
Đau răng dẫn đến đau đầu là những cơn đau thường thấy nhất

Nguyên nhân gây ra đau răng dẫn đến đau đầu

Hiện tượng đau răng dẫn đến đau đầu thường do một số nguyên nhân khác nhau gây ra sau đây:

Sâu răng

Trường hợp sâu răng lâu ngày, vi khuẩn sẽ xâm nhập và tấn công trực tiếp vào cấu trúc răng. Theo thời gian, chúng sẽ phá hủy tủy sống và gây ra viêm nhiễm khu vực ống tủy. Đây là khu vực thường có nhiều dây thần kinh liên quan tới hệ thần kinh trung ương. Do đó, nếu viêm tủy răng xảy ra bạn sẽ có triệu chứng nhức răng dẫn đến đau đầu dữ dội, thậm chí là sốt.

Nếu không có phương án điều trị dứt điểm, sâu răng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe như viêm chóp răng, hoại tử tủy, áp xe xương ổ răng, tổ chức quanh răng bị tổn thương. Khi thấy có triệu chứng đau nhức răng, nhất là cơn đau kéo lên đầu bạn cần phải tới bệnh viện thăm khám, thực hiện điều trị triệt để.

Bệnh về nướu, nha chu

Răng bị sưng viêm nhưng không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ khiến cho mô quanh răng tổn thương. Rất nhiều trường hợp nha chu bị viêm dẫn tới nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. Lúc này, người bệnh sẽ có một số triệu chứng như đau đầu, ù tai, sốt.

Rất nhiều trường hợp nha chu bị viêm dẫn tới nhiễm trùng máu
Rất nhiều trường hợp nha chu bị viêm dẫn tới nhiễm trùng máu

Viêm lợi

Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách lâu dần sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển. Trên răng xuất hiện các mảng bám lâu không được loại bỏ sẽ khiến cho chân răng bị vi khuẩn tấn công, mô trên lợi suy yếu và gây ra viêm lợi (viêm nướu răng).

Viêm lợi là bệnh lý về răng miệng khá dễ nhận biết. Lợi lúc này sẽ chuyển từ hồng nhạt sang màu đỏ, sưng tấy và viêm nhiễm. Đây là căn bệnh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải nên bệnh nhân thường chủ quan, chỉ tới khi bệnh trở nặng hoặc đau nhức răng trầm trọng lan lên đầu mới chịu tới bệnh viện thăm khám, điều trị. Khi đó khoang miệng sẽ xuất hiện mùi hôi khó chịu, trường hợp nặng còn kèm theo phì đại lợi khiến cho vùng lợi viêm nhiễm phải cắt bỏ.

Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là một dạng biến chứng do viêm lợi, sâu răng hoặc tác động mạnh khiến cho men răng bị mòn, răng sứt mẻ. Nếu không có phương án điều trị kịp thời tủy răng bị tổn thương trong thời gian dài gây ra gãy răng hoặc chết tủy răng.

Trong cung hàm, tủy răng có một vai trò rất quan trọng, giúp các dây thần kinh được kích thích để bạn cảm nhận được hương vị của thức ăn, răng có các giác ê buốt, lạnh nóng. Quá trình điều trị viêm tủy răng thường khá phức tạp, vì thế bệnh nhân cần phải phát hiện kịp thời để tránh biến chứng nặng nề về sau.

Bệnh lý khác

Rất nhiều người cho rằng đau răng là triệu chứng dễ mắc, phổ biến mà bất cứ ai cũng đều gặp phải. Nhưng nó cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác đang tấn công cơ thể như tiểu đường, ung thư…

Đau răng dẫn tới đau đầu có nguy hiểm không?

Đau răng kèm theo đau đầu là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên coi thường chủ quan. Nếu để lâu không có phương án điều trị nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm rình rập tới sức khỏe bất cứ khi nào. Phần lớn trường hợp bị đau răng kèm đau đầu sẽ xảy ra ở cùng một bên nên nhiều người gọi chung là chứng đau nửa đầu.

Đau răng kèm đau đầu có thể biến chứng sang các bệnh lý nặng nề hơn
Đau răng kèm đau đầu có thể biến chứng sang các bệnh lý nặng nề hơn

Các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe cũng nhận định, đau răng và đau đầu sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, sinh hoạt, công việc và học tập. Tình trạng này sẽ đi kèm với nhiều triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, mặt ngứa ran hoặc khi gặp âm thanh và ánh sáng cơ thể trở nên vô cùng nhạy cảm.

Hướng dẫn cách điều trị đau răng dẫn đến đau đầu

Khi có triệu chứng đau răng dẫn đến đau nửa đầu, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:

Cách điều trị tại nhà với nguyên liệu đơn giản

Để trị đau răng kèm đau đầu, bạn hãy dùng các nguyên liệu đơn giản dưới đây để giảm cơn đau nhanh chóng nhất:

  • Chườm đá: Đây là cách giúp giảm cơn đau tạm thời hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng. Sử dụng đá viên cho vào trong 1 chiếc khăn chườm trực tiếp lên khu vực răng bị đau nhức. Để khoảng từ 15 đến 20 phút, bạn sẽ thấy tình trạng thuyên giảm.
  • Lá lốt: Trong y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay, mùi thơm có công dụng trong việc ôn trung, hạ khí, tán hàn, chỉ thống. Thảo dược chuyên dùng để chữa nhiều chứng bệnh trong đó có đau răng, đau đầu. Bạn dùng khoảng 100g lá tươi hoặc 40g lá khô lấy cả phần rễ, thân và hoa đem rửa sạch rồi nấu lấy nước đặc, cho thêm chút muối hột. Sử dụng nước này để ngậm trong thời gian từ 1 đến 2 phút rồi nhổ đi. Mỗi ngày hãy súc miệng từ 3 đến 4 lần để cơn đau được giảm đi nhanh chóng.
  • Muối trắng: Đây là gia vị phổ biến và sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Đặc tính của muối là làm sạch vết thương, kháng khuẩn hiệu quả. Súc miệng với nước muối sẽ làm khoang miệng trở nên sạch sẽ và loại bỏ các vi khuẩn có hại. Bạn sử dụng muối hạt đem pha cùng 1 cốc nước ấm. Sử dụng nước này súc miệng mỗi ngày vào thời điểm sau bữa ăn.
  • Lá ổi: Từ xa xưa, lá ổi vẫn được biết tới là một thảo dược giúp giảm đau nhức răng rất hiệu quả. Lấy khoảng vài búp lá ổi non đem rửa sạch, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Phần nước thu được trộn cùng với muối hạt, dùng nước này súc miệng 3 lần/ ngày, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ và âu khi thức dậy để cơn đau nhức giảm bớt.
  • Vỏ cây gạo: Nguyên liệu này có tính mát, vị đắng giúp tiêu sưng, lợi tiểu và gây nôn. Thảo dược thường được sử dụng để chữa thấp khớp, cầm máu, thông tiểu. Để trị đau răng về đêm bạn lấy vỏ thân cạo bỏ phần gai và lớp thô, rửa sạch với nước rồi thái thành miếng nhỏ, sấy cho khô. Mỗi lần sử dụng từ 20 đến 30g vỏ cây gạo khô sắc lấy nước để uống. Bạn có thể đem sắc đặc để ngậm cũng có tác dụng trị đau răng.

Điều trị đau răng dẫn đến đau đầu bằng bài thuốc đông y

Sử dụng các thảo dược đông y thường được đánh giá an toàn, đem tới hiệu quả cao trong việc giảm chứng đau nhức. Để trị đau răng, bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau đây:

Bài thuốc với búp bàng, nghệ tươi, lá trầu không

Mỗi loại sử dụng khoảng 50g đem rửa thật sạch với nước, sau đó giã nhuyễn cho vào trong bình thủy tinh ngâm với nửa lít rượu trắng trong vòng nửa tháng. Khi sử dụng cần khoảng 1 chén nhỏ đem đun cách thủy, đợi sôi khoảng 30 phút rồi lấy ra để ngậm. Dùng hỗn hợp này súc miệng khoảng 5 đến 10 phút hay thấm dung dịch bôi lên vị trí răng đau nhức đều có hiệu quả.

Xem thêm: Cách chữa đau răng nào hiệu quả nhất hiện nay?

Sử dụng các thảo dược đông y thường được đánh giá an toàn, đem tới hiệu quả cao
Sử dụng các thảo dược đông y thường được đánh giá an toàn, đem tới hiệu quả cao

Bài thuốc với kê nội kim, đại hồi, bột phèn phi

Sử dụng 10g kê nội kim đã đốt tồn tính, 10g đại hồi và 30g bột phèn phi. 3 nguyên liệu này đem tán nhuyễn thành bột mịn, sau đó trộn cho đều bỏ vào lọ sử dụng dần. Mỗi ngày bôi thuốc trực tiếp lên khu vực răng bị đau nhức, áp dụng khoảng vài ngày cơn đau sẽ hết.

Bài thuốc với chu sa, bạch chỉ, mật ong

Sử dụng 2g chu sa, 4g bạch chỉ đem nghiền nát, sau đó trộn cùng với 1 muỗng cà phê mật ong. Trộn nguyên liệu thật đều, vo thành viên nhỏ rồi đắp trực tiếp lên vị trí răng đau nhức.

Bài thuốc với ngô thù du và đại hoàng sao tồn tính

Dùng mỗi loại 1 nắm nhỏ, nghiền cho nát rồi trộn đều, đắp lên khu vực răng bị đau. Để nguyên trong vòng 2 đến 3 phút rồi nuốt. Chỉ áp dụng bài thuốc này khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không cần súc miệng lại với nước ấm, ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần.

Điều trị đau răng dẫn đến đau đầu tại nha khoa

Với bệnh nhân đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị tại nhà nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả, bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết để biết chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời với từng trường hợp bệnh:

Điều trị nguyên nhân do sâu răng

Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ mà cách điều trị cũng sẽ có phần khác nhau. Bác sĩ sẽ phải loại bỏ những mảng ố đen sâu răng, sau đó sử dụng chất liệu chuyên dụng để trám vào vị trí lỗ hổng nhằm phục hồi khả năng ăn nhai.

Điều trị nguyên nhân do viêm lợi

Nếu bị viêm lợi có triệu chứng đau răng kết hợp đau đầu liên tục vài ngày, có kèm theo sốt bạn cần phải tới cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời. Với giai đoạn đầu, viêm nhiễm chỉ ở mức độ nhẹ bác sĩ sẽ cho bệnh nhân súc miệng hoặc sử dụng thuốc bôi. Còn trường hợp nặng bị phì đại lợi, sưng mủ sẽ phải làm tiểu phẫu giúp bỏ ổ viêm.

Nếu trường hợp triệu chứng không thuyên giảm cần tới gặp nha sĩ để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời
Nếu trường hợp triệu chứng không thuyên giảm cần tới gặp nha sĩ để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời

Điều trị nguyên nhân do bệnh về nướu, nha chu

Bệnh nha chu nếu đã xuất hiện túi mủ nha chu gây đau nhức bác sĩ sẽ phải sử dụng dụng cụ để nạo hết túi nha chu, làm sạch răng để nướu liền nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được kê đơn sử dụng thêm thuốc kháng sinh để điều trị viêm nhiễm.

Nếu đã làm sạch túi nha chu nhưng tình trạng vẫn không tiến triển bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật sâu. Nhiều trường hợp mắc bệnh nha chu mức độ nặng, ổ răng tiêu xương, tụt nướu, răng suy yếu, lung lay sẽ phải nhổ bỏ răng.

Điều trị nguyên nhân do viêm tủy

Viêm tủy răng là bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng như chết tủy, mất răng hoặc điều trị sau đó gặp nhiều khó khăn. Tủy răng bị viêm cần phải loại bỏ để tránh viêm nhiễm, sau đó phục hình lại răng bằng cách bọc răng sứ hoặc cấy ghép implant.

Hướng dẫn cách phòng tránh đau răng

Thủ phạm khiến đau đầu bị đau đầu bắt nguồn từ răng mà ra. Vì thế, cách phòng tránh tốt nhất là xây dựng chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng thật hợp lý. Các chuyên gia khuyến nghị, bạn cần chăm sóc răng miệng bằng các cách sau đây:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý
  • Mỗi ngày sử dụng bàn chải lông mềm kết hợp kem đánh răng chứa flour để đánh răng ít nhất 2-3 lần/ ngày.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng việc hạn chế thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột, quá lạnh, quá nóng có hại tới răng
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch toàn bộ kẽ răng.
  • Dùng loại nước súc miệng kháng khuẩn có ít cồn để súc miệng sau khi ăn xong.
  • Từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng tới răng miệng như hút thuốc lá, uống cà phê…
  • Với trường hợp vừa làm răng sứ, trám răng cần xây dựng chế độ chăm sóc răng hợp lý theo bác sĩ chỉ dẫn để tránh bị đau đớn hoặc làm hỏng răng.
  • Tới nha khoa khám răng theo định kỳ để phát hiện nhanh chóng những tổn thương trên răng và có phương án điều trị kịp thời.

Đau răng dẫn đến đau đầu sẽ khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Nếu đang gặp phải vấn đề này hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp nhất.

Đừng bỏ lỡ:

Niềng răng trước và sau có gì khác biệt, bạn đã biết hay chưa?

Niềng răng trước và sau làm thay đổi gương mặt sẽ như thế nào?

Nhiều người thắc mắc không biết niềng răng trước và sau có thể đem lại những thay đổi như thế...

Hàm trainer cho bé có tốt không? Khi sử dụng cha mẹ cần lưu ý gì?

Hàm trainer cho bé có tốt không? Khi sử dụng cha mẹ cần lưu ý gì?

Hàm trainer cho bé xuất hiện rầm rộ trên các trang thông tin thời gian gần đây với công dụng...

sâu răng

Sâu răng là gì? Cách nhận diện và điều trị hiệu quả bệnh sâu răng

Sâu răng là tình trạng răng xuất hiện những vết đen, khiến suy giảm diện tích phần thân của các...

Tới gặp bác sĩ nha khoa để có phương án điều trị bệnh hiệu quả

Men răng là gì, làm thế nào để khắc phục tình trạng men răng yếu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định, men răng khỏe là yếu tố hàng đầu để việc chăm sóc...

Niềng răng nên ăn gì? Gợi ý thực đơn phù hợp nhất cho người mới

Niềng Răng Nên Ăn Gì? Gợi Ý Thực Đơn Phù Hợp Nhất Cho Người Mới

Niềng răng nên ăn gì và tránh ăn gì đang là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *