Dị dạng mạch máu não

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Thần kinhGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị dạng mạch máu não có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Đây là một rối loạn có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng đến cơ quan đầu não. Trường hợp bệnh nhân không được điều trị sớm có thể gặp nhiều biến chứng, nặng nhất là dẫn đến tử vong.

Tổng quan

Dị dạng mạch máu não có tên khoa học là A Brain Arteriovenous Malformation (AVM) là thuật ngữ chỉ sự rối loạn não, bất thường ở mạch máu. Khác với cấu tạo thông thường, dị dạng mạch máu xảy ra khi động mạch nối thông tĩnh mạch não không thông qua mao mạch.

Tổng quan
Dị dạng mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến chết người

Từ đó, phần nhu mô não không được cấp máu như bình thường. Bên cạnh đó, mạch máu dị dạng khá nhạy cảm, có thể bị vỡ khi gặp tác động mạnh, dẫn đến chảy máu não. Dị dạng mạch máu não được biết đến là một dạng bệnh lý bẩm sinh, bệnh có mức độ nguy hiểm cao, gây tử vong ở nhiều trường hợp.

Phân loại

Dựa vào vị trí, mức độ dị dạng mạch máu não người ta phân chia bệnh lý bẩm sinh thành các loại như sau:

  • Dị dạng động tĩnh mạch não: Tình trạng dị dạng có mức độ vô cùng nguy hiểm do hiện tượng gián đoạn lưu thông máu, oxy từ tim lên não và ngược lại. Mao mạch bị bỏ qua trong khi động mạch và tĩnh mạch liên kết với nhau. Mô não lúc này không nhận được dưỡng chất cần thiết bị suy yếu và chết dần đi. Trường hợp tăng áp suất tại mạch máu dị dạng có khả năng gây vỡ mạch máu dẫn đến tử vong.
  • Dị dạng mạch máu não thể hang: Mạch máu dị dạng như hình dạng quả dâu, có các múi đỏ căng mọng. Tình trạng dị dạng thể hang trong đại não có thể gây biến chứng nặng nề. Một số trường hợp dị dạng bẩm sinh hoặc xảy ra một cách ngẫu nhiên.
  • Phình động mạch não: Dị dạng mạch máu có hình túi hoặc hình thoi, chúng nằm chèn ép ảnh hưởng đến các tổ chức não xung quanh. Trường hợp phình động mạch nặng dẫn đến vỡ động mạch có thể gây xuất huyết nguy hiểm.
  • Giãn mao mạch: Mao mạch nhỏ bị tổn thương, mao mạch không có lớp cơ trơn, một số trường hợp không có sợi đàn hồi.
  • U tĩnh mạch não: Có sự bất thường xảy ra khi tĩnh mạch bắt đầu hình thành và phát triển. Nhận thấy u tĩnh mạch xuất hiện ở thùy trán là phổ biến. U tĩnh mạch thường ở dạng chắc, chèn ép cơ học ảnh hưởng lên cấu trúc nội sọ khiến máu huyết lưu thông kém.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cho đến hiện tại, nguyên nhân gây dị dạng mạch máu não vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, các trường hợp phát hiện dị dạng mạch máu não được cho rằng có liên quan đến quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì điều này khiến số bệnh nhi mắc bệnh cao, hay còn gọi là trường hợp dị dạng mạch máu bẩm sinh.

Ở trạng thái bình thường, động mạch sẽ giữ vai trò nuôi dưỡng não bộ, cung cấp máu từ tim lên não và từ não đến các cơ quan khác. Máu từ động mạch sẽ đi qua mạng lưới mao mạch nhỏ với mục đích giảm tốc độ di chuyển của máu, hạn chế việc áp lực dòng chảy ảnh hưởng đến các chỉ số trên cơ thể.

Nguyên nhân
Dị dạng mạch máu não hiện nay vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể về nguyên nhân gây bệnh

Các mao mạch này sẽ đưa dinh dưỡng nuôi các mô não xung quanh, quan trọng nhất là nhiệm vụ cung cấp oxy. Tiếp đến máu sẽ được đưa đến tĩnh mạch lớn hơn, hướng dòng chảy trở về tim, phổi để giúp cơ thể hít thở, trao đổi khí. Khí oxy được hấp thụ và đào thải khí CO2 ra ngoài, đây là cơ chế vận hành tự nhiên.

Đối với trường hợp dị dạng mạch máu, mạng lưới mao mạch bị thiếu đi khiến máu trực tiếp từ động mạch chuyển đến tĩnh mạch. Do dị dạng nằm sâu trong não bộ nên bệnh nhân khó có thể phát hiện bất thường thông qua các biểu hiện bên ngoài. Tình trạng dị dạng kéo dài không triệu chứng là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sức khỏe của người bệnh.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Nhiều trường hợp bệnh nhân dị dạng mạch máu não không gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Đến khi mạch máu não bị vỡ, xuất huyết các triệu chứng dần rõ nét hơn. Tuy nhiên lúc này người bệnh cũng đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện một số dấu hiệu lạ khi mạch máu dị dạng như xảy ra cơn động kinh, đau nhức đầu, cơ thể tê, yếu cơ,... Những đối tượng dị dạng mạch máu não có hoặc không có xuất huyết não. Tùy thuộc mức độ dị dạng, vị trí dị dạng mạch máu não mà các dấu hiệu nhận biết cũng không hoàn toàn giống nhau.

Chúng có thể xuất hiện sau đó cải thiện mà không cần điều trị, tuy nhiên thực tế tình trạng dị dạng, tổn thương vẫn ngầm xảy ra. Nếu kéo dài người bệnh sẽ đối diện với nhiều rủi ro biến chứng, nghiêm trọng hơn là đe dọa an toàn tính mạng.

Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu dưới đây, khuyến khích bệnh nhân nên đến bệnh viện khám và điều trị càng sớm càng tốt:

  • Đau nhức đầu, đau liên tục, xảy ra ở một vùng đầu hoặc toàn bộ vùng đầu.
  • Cơ tê, yếu, gặp khó khăn trong việc vận động, làm việc.
  • Thị lực giảm sút sau đó gần như mất thị lực hoàn toàn.
  • Nói khó, mất nhận thức, thường dễ nhầm lẫn.

Các biểu hiện bất thường xuất hiện, sau đó dần ổn định hơn khi người bệnh bước qua tuổi trung niên. Giai đoạn này gần như dị dạng mạch máu não không gây nhiều biểu hiện bất thường cho bệnh nhân. Mặc dù vậy bạn đọc không nên chủ quan.

Nhất là trường hợp xuất hiện dị dạng mạch máu sớm, hoặc dị dạng mạch máu sau khi sinh. Đây là một dạng dị dạng nặng, gây tích tụ dịch trong não khiến đầu bệnh nhân sưng lên, kèm co giật, suy tim sung huyết.

Triệu chứng
Chẩn đoán dị dạng mạch máu não, điều trị kịp thời phòng tránh biến chứng

Chẩn đoán

Chẩn đoán dị dạng mạch máu não thông qua các phương pháp:

  • CT Scan: Đây là phương pháp chẩn đoán được thực hiện phổ biến. Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết não. Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ có thể phát hiện vị trí mạch máu dị dạng, các vấn đề bên trong não bộ và đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp cho bệnh nhân.
  • MRI: Ngoài CT, MRI cũng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được thực hiện phổ biến. So với CT, MRI cho kết quả chẩn đoán hình ảnh rõ nét hơn. Theo đó, bác sĩ có thể củng cố chẩn đoán và dễ dàng hơn khi đưa ra phương án điều trị.
  • MRA: Kỹ thuật mới được nghiên cứu ứng dụng trong chẩn đoán dị dạng mạch máu. Phương pháp còn giúp tầm soát động mạch nuôi, chỉ ra các bất thường diễn ra trong não bộ.

Biến chứng và tiên lượng

Dị dạng mạch máu não có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nhất là khi mạch máu bị tắt nghẽn, tăng áp lực quá mức gây vỡ, đứt làm xuất huyết não. Người bệnh cũng khó nhận biết bệnh do các bất thường xảy ra bên trong não bộ, các dấu hiệu bùng phát dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua khiến tình hình sức khỏe ngày càng nghiêm trọng.

Các biến chứng người bị dị dạng mạch máu não có thể gặp phải kể đến như rủi ro động kinh, tàn phế, xuất huyết não dẫn đến đột quỵ,... Người bệnh có khả năng bị não úng thủy, thậm chí là tử vong nếu dị dạng mạch máu não nặng. Bệnh nhân cần cấp cứu và điều trị sớm để phòng ngừa các nguy cơ đe dọa an toàn tính mạng.

Điều trị

Bác sĩ chỉ định giải pháp điều trị dựa theo tình hình sức khỏe thực tế của bệnh nhân. Các giải pháp được thực hiện với mục tiêu phòng xuất huyết não, phòng tái vỡ mạch máu não, bao gồm:

Điều trị
Can thiệp điều trị dị dạng mạch máu não bảo vệ tính mạng bệnh nhân

  • Sử dụng thuốc: Đối với bệnh nhân bị dị dạng mạch máu não việc dùng thuốc sẽ không thể điều trị bệnh dứt điểm mà chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Thuốc được sử dụng phù hợp với triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Người bệnh cần tuân thủ liều dùng của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng kết quả điều trị.
  • Phẫu thuật: Can thiệp phương pháp ngoại khoa chuyên sâu mục đích thắt động mạch nuôi, đồng thời làm tắc tĩnh mạch và loại bỏ đi khối dị dạng trong não. Phương pháp tác động trực tiếp đến khối dị dạng mạch máu não, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát. Nhất là tại vị trí các túi phình động mạch nuôi gần kế có thể thoái triển.
  • Phương pháp làm tắc nghẽn khối dị dạng: Phương pháp xử lý khối dị dạng, loại bỏ chúng bằng phương pháp làm tắc mạch. Thủ thuật thực hiện hiện đại, chọn lọc mạch chính xác giúp loại bỏ mạch dị dạng an toàn cho bệnh nhân.
  • Điều trị bằng tia xạ: Bác sĩ sử dụng dao Gamma, chùm tia Proton để thực hiện điều trị dị dạng mạch máu não cho bệnh nhân. Mạch dị dạng sẽ bị chùm tia xạ làm tổn thương, hình thành huyết khối mạch để giảm thiểu tác động đến các mạch máu xung quanh. Bác sĩ sẽ sử dụng một liều duy nhất trong điều trị dị dạng mạch máu, mặc dù có hiệu quả cao tuy nhiên cũng tìm ẩn rủi ro.

Phòng ngừa

Dị dạng mạch máu não khó có thể phòng tránh như các bệnh lý khác. Tuy nhiên người bệnh có thể chủ động phòng ngừa biến chứng bằng các giải pháp như sau:

  • Điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng thuốc một cách bừa bãi.
  • Điều chỉnh lịch sinh hoạt, ăn uống hợp lý nhằm giúp cơ thể duy trì sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt nhất.
  • Tham gia vận động nhẹ nhàng, tập luyện thể dục, thể thao để cơ thể dẻo dai, thúc đẩy quá trình tuần hoàn, lưu thông máu huyết.
  • Không nên quá áp lực, tiêu cực, bệnh nhân cần giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái để hỗ trợ bệnh sớm được kiểm soát.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường bạn nên đến bệnh viện để kịp thời khám chữa sớm, phòng tránh rủi ro.

Có thể bạn quan tâm: Tắc nghẽn mạch máu não: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Tôi có thể nhận biết dị dạng mạch máu não qua các triệu chứng gì?

2. Nguyên nhân vì sao tôi bị dị dạng mạch máu não?

3. Tôi cần thực hiện các biện pháp xét nghiệm chẩn đoán nào?

4. Tôi có cần phẫu thuật não không?

5. Những rủi ro tôi có thể đối mặt nếu không điều trị dị dạng mạch máu não?

6. Tôi cần làm gì để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất?

7. Những việc tôi không nên làm trong thời gian điều trị?

8. Bao lâu tôi sẽ quay trở lại tái khám sau khi điều trị khỏi dị dạng mạch máu não?

Dị dạng mạch máu não là một trong những vấn đề nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn, đôi khi không biểu thị rõ ràng. Chỉ khi bệnh nặng, gây xuất huyết người bệnh mới kiểm tra thì tình trạng đã khá nghiêm trọng. Chính vì thế bạn đọc nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nhanh chóng đến bệnh viện khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bất thường.