Bệnh đau đầu Migraine

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Thần kinhGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh đau đầu Migraine dữ dội kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu như buồn nôn, rối loạn thị lực,... Đây là tình trạng đau đầu nguy hiểm, có khả năng phát sinh các biến chứng nặng nề cho người bệnh. Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ, xác định nguyên nhân, mức độ bệnh lý để có hướng điều trị phù hợp, an toàn.

Tổng quan

Bệnh đau đầu Migraine hay còn gọi là triệu chứng đau nửa đầu bên trái/ phải. Cơn đau đầu xuất hiện một cách dữ dội làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh triệu chứng đau nửa đâu, bệnh nhân còn có các biểu hiện buồn nôn, thị lực giảm, nhạy cảm âm thanh, ánh sáng.

Bệnh đau đầu Migraine
Cơn đau đầu Migraine xảy ra ở một bên đầu, xuất hiện dữ dội ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải chứng bệnh này. Trong một năm, đau đầu Migraine có thể bùng phát 1-2 lần, trường hợp nặng có thể xuất hiện hàng tuần. Đối với bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu mãn tính, cơn đau đầu xảy ra thường xuyên, khó điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Bệnh nhân có nguy cơ mắc chứng đau đầu Migraine thường là nữ giới, trong khi đó nam giới mắc bệnh chiếm số lượng ít hơn. Đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 40-45, triệu chứng sau 45 tuổi bắt đầu có dấu hiệu suy giảm dần.

Phân loại

Bệnh đau đầu Migraine được phân thành 2 nhóm chính. Bao gồm đau đầu Migraine có tiền triệu và không có tiền triệu. Cụ thể như sau:

Tình trạng đau đầu Migraine có tiền triệu: Người bệnh có các triệu chứng báo hiệu sớm trong 1-2 ngày trước khi cơn đau bùng phát dữ dội. Có khoảng 10% đến 25% số bệnh nhân bị đau nửa đầu rơi vào trường hợp này. Các chuyên gia tiếp tục phân bệnh đau đầu Migraine có tiền triệu thành các nhóm nhỏ hơn, bao gồm:

  • Retinal Migraine: Là chứng đau nửa đầu võng mạc, khi mắc bệnh thị lực bị suy giảm kèm theo hiện tượng nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy ở phía một bên mắt. Cơn đau sẽ xuất hiện sau khi bệnh nhân gặp phải biểu hiện này.
  • Migraine with Brainstem Aura: Đau nửa đầu thân não, cơn đau xuất phát từ vị trí đáy não hay còn gọi là thân não. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện như mất thăng bằng, bị chóng mặt và thay đổi nhịp tim.
  • Hemiplegic: Chứng đau nửa đầu liệt nửa người. Đây là tình trạng tạm thời, liệt một bên cơ thể. Sau khoảng 1-2 ngày người bệnh có thể cử động trở lại.
  • Silent Migraine: Đây là chứng đau đầu Migraine thầm lặng, các triệu chứng mờ nhạt, dễ nhầm lẫn. Thông thường dạng bệnh này xảy ra ở những bệnh nhân có tuổi tác cao.

Tình trạng đau đầu Migraine không có tiền triệu: Dạng bệnh lý chiếm đến hơn 75% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh đau nửa đầu. Đối với trường hợp này, người bệnh sẽ không gặp các triệu chứng báo trước, cơn đau xuất hiện một cách đột ngột và dữ dội. Tình trạng đau có thể kéo dài trong vòng 4 tiếng đồng hồ, thậm chí là 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Bên cạnh cơn đau nửa đầu, bệnh nhân còn kèm theo các dấu hiệu khác bao gồm nôn mửa, sợ ánh sáng, nhạy cảm với âm thanh.

XEM THÊM: Bệnh đau đầu sau gáy - Nguyên nhân và cách chữa

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng gây bệnh đau đầu Migraine. Trong đó một số yếu tố kể đến như:

  • Uống nhiều bia rượu, sử dụng đồ uống chứa caffeine, chất kích thích thần kinh dễ dẫn đến các cơn đau nửa đầu, bệnh huyết áp, tim mạch,...
  • Ăn uống không đầy đủ, thường xuyên nhịn ăn, bỏ bữa hoặc ăn nhiều đồ ăn lên men, muối chua, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sống hoặc làm việc ở những địa điểm có nhiều tiếng ồn, âm thanh chói tai, ánh sáng nhấp nháy liên tục.
  • Tiếp xúc với khu vực có nhiều mùi hôi khó chịu, không khí không đảm bảo có nguy cơ gây cho bạn cơn đau đầu Migraine.
  • Thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Hệ thống xoang tổn thương, hệ hô hấp yếu gây ra các triệu chứng khó chịu khi trái gió trở trời, trong đó có hiện tượng đau nửa đầu.
  • Nội tiết tố rối loạn giai đoạn hành kinh, mang thai, tiền mãn kinh khiến phụ nữ bị đau đầu và kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác.

Như đã đề cập bên trên, tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng đau đầu Migraine là phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, người bệnh thường nằm trong độ tuổi từ 20-45 tuổi, sau 45 các triệu chứng đau nhức đầu có dấu hiệu giảm dần.

Một số nghiên cứu chỉ ra trường hợp bệnh có khả năng di truyền từ thế hệ trước sang con cái. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc, mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Hiện tượng đau đầu Migraine diễn biến theo các giai đoạn. Các triệu chứng khởi phát nặng nhẹ tùy theo sự tiến triển của bệnh. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết tương ứng với từng giai đoạn phát triển của bệnh:

Triệu chứng đau đầu Migraine
Cơn đau đầu dữ dội kèm theo tình trạng buồn nôn, nôn, rối loạn thị lực

  • Giai đoạn đầu (Prodrome): Các triệu chứng ban đầu xuất hiện có thể bị bỏ qua, nhầm lẫn với hiện tượng tự nhiên của cơ thể. Bao gồm xuất hiện cơn khát nước, thèm ăn, một số trường hợp bị chán ăn, tâm trạng dễ thay đổi, cơ thể mệt mỏi, bị táo bón, tiêu chảy, cơ vùng cổ hơi cứng, đau, nhạy cảm hơn với âm thanh, ánh sáng, khó chịu khi ngửi phải mùi đồ ăn, mùi ẩm mốc,...
  • Giai đoạn 2 (Aura): Triệu chứng đau đầu Migraine đã khởi phát từ giai đoạn đầu sau khi các biểu hiện cảnh báo xuất hiện vài giờ đến vài ngày. Ở giai đoạn 2, các triệu chứng sẽ dần rõ nét hơn. Triệu chứng thần kinh có thể xuất hiện và kéo dài trong khoảng 5-60 phút. Tuy nhiên không có nhiều bệnh nhân mắc đau đầu Migraine trải qua giai đoạn Aura. Cảnh giác trước các triệu chứng bất thường xuất hiện ở giai đoạn này bao gồm rối loạn tầm nhìn, rối loạn nhận thức, vận động, bị ảo giác, trở nên dị cảm, rối loạn tiêu hóa, rối loạn ngôn ngữ.
  • Giai đoạn 3 (Attack): Giai đoạn tấn công này thường xuất hiện và kéo dài trong 4 giờ hoặc 3 ngày. Triệu chứng xuất hiện gồm cơn đau nửa đầu dữ dội, nặng hơn khi người bệnh di chuyển, nhạy cảm với ánh sáng, mùi hương, âm thanh, kèm theo cơn đau bụng, rối loạn thị giác, cứng cổ vai gáy, dễ nổi cáu,...
  • Giai đoạn cuối (Postdrome): Cơn đau sau khi chấm dứt từ 24-48 giờ tiến theo người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể bị đau nhức khó chịu, không còn sức lực, cảm giác lo lắng, hoang mang, không tập trung, bên cạnh đó còn kèm theo tình trạng choáng, chóng mặt, thậm chí là trầm cảm.

Cơn đau nửa đầu có thể quay trở lại hàng tuần hoặc hàng năm khi có điều kiện thuận lợi tác động. Bệnh nhân cần thăm khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Sớm can thiệp điều trị, dự phòng các rủi ro gây hại cho sức khỏe của người bệnh.

Chẩn đoán

Bác sĩ thực hiện các chẩn đoán lâm sàng, thăm hỏi triệu chứng, bệnh lý và thuốc mà người bệnh đang dùng. Sau đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn để thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để kết luận tình hình sức khỏe, xác định bệnh và điều trị.

Phác đồ can thiệp khắc phục đau nửa đầu được bác sĩ xây dựng dựa trên kết quả chẩn đoán. Khám và phát hiện bệnh sớm giúp tăng hiệu quả điều trị vấn đề thần kinh cho bệnh nhân, phòng ngừa các rủi ro gây hại sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh đau đầu Migraine không gây ra các biến chứng nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên chúng có thể để lại nhiều di chứng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe về lâu dài của bệnh nhân.

Biến chứng đau đầu Migraine
Bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nếu tình trạng đau đầu Migraine kéo dài không thuyên giảm

Chính vì thế, tốt hơn hết bệnh nhân nên chủ động khám y tế càng sớm càng tốt. Trường hợp chủ quan, các rủi ro có thể xảy ra như:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh khi tình trạng đau nửa đầu kéo dài, điều trị sai cách. Tuy khá hiếm gặp nhưng bạn đọc cần cảnh giác. Các cơn động kinh có thể xảy ra trong giai đoạn bùng phát triệu chứng đau đầu Migraine hoặc sau khi phát bệnh.
  • Biến chứng đột quỵ xảy ra ở bệnh nhân bị đau đầu Migraine kéo dài. Nguyên nhân là do nhồi máu tĩnh mạch, xuất hiện cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ bao gồm mắt nhìn có điểm mù, thấy chóp sáng, ngứa ở tay hoặc mặt.
  • Cơn đau đầu buồn nôn có thể trở nên dữ dội hơn khiến bệnh nhân phải cấp cứu ngay để kịp thời bù nước, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Mức Serotonin tăng cao khi bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian sử dụng thuốc trầm cảm. Hai loại thuốc tương tác với nhau làm thay đổi chỉ số Serotonin, đồng thời dẫn đến các biến chứng khác bao gồm lú lẫn, tiêu chảy, tăng nhịp tim, co giật, kích động.
  • Cơn đau dạ dày có khả năng nặng hơn nếu người mắc chứng đau đầu Migraine tự ý sử dụng thuốc điều trị. Tác dụng phụ của thuốc không chỉ khiến bệnh nghiêm trọng hơn mà còn gây viêm loét dạ dày, tăng rủi ro xuất huyết, tổn thương hệ thống tiêu hóa.

Điều trị

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đau đầu Migraine triệt để. Các kỹ thuật y tế được can thiệp góp phần cải thiện triệu chứng và dự phòng những rủi ro ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Để giảm cơn đau tại nhà, bạn cần lưu ý:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, nằm nghỉ trong căn phòng tối, yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào, có ánh sáng không đảm bảo.
  • Nhằm cải thiện cơn đau đầu hiệu quả hơn bạn có thể sử dụng gạc lạnh chườm lên vùng đầu bị đau.
  • Bổ sung nước cho cơ thể, ngủ đủ giấc.

Người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, một số thuốc ức chế canxi, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm, động kinh thuốc ngăn sự tiến triển của bệnh,... sẽ được chỉ định phù hợp.

Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc, đến bệnh viện tái khám theo lịch hẹn. Trường hợp trong thời gian dùng thuốc nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường tốt hơn hết bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ.

Ngoài chăm sóc, điều chỉnh sinh hoạt, sử dụng thuốc, bệnh nhân nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời theo dõi biểu hiện sức khỏe, phòng ngừa rủi ro các cơn đau đầu Migraine bùng phát dữ dội.

Phòng ngừa

Bệnh đau đầu Migraine có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong đó đặc biệt là phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 45. Chủ động phòng bệnh bảo vệ sức khỏe, một số lưu ý:

Phòng ngừa
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, chủ động phòng bệnh đau nửa đầu

  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, sau một ngày làm việc mệt mỏi bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh thức khuya, làm việc quá sức.
  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, nên sắp xếp công việc hợp lý hơn.
  • Tập luyện thể dục, chơi thể thao cũng là cách giúp bạn nâng cao sức khỏe, phòng bệnh đau đầu Migraine cũng như các bệnh lý khác. Vận động phù hợp, thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, ngủ ngon hơn, tăng cường đề kháng.
  • Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, thay vào đó nên hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas, chứa chất kích thích.
  • Hạn chế đến những nơi có nhiều tiếng ồn lớn, ánh sáng không đảm bảo. Không nên đến những khu vực có nguồn không khí bị ô nhiễm, mùi hôi thối, ngột ngạt,...
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc, khi điều trị bệnh bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc tây.
  • Khám sức khỏe định kỳ, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện thăm khám để nhận tư vấn điều trị sớm.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Bệnh đau đầu Migraine là gì?

2. Nguyên nhân gây đau đầu Migraine?

3. Triệu chứng nhận biết đau đầu Migraine là gì?

4. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán đau đầu Migraine nào?

5. Không điều trị đau đầu Migraine có tự khỏi không?

6. Sử dụng thuốc nào trị đau đầu Migraine?

7. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị đau đầu Migraine là gì?

8. Tôi cần làm gì trong thời gian trị đau đầu Migraine để bệnh mau khỏi?

9. Chứng đau đầu Migraine có tái phát không?

10. Thời gian bao lâu tôi cần trở lại tái khám?

Bệnh đau đầu Migraine có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Nhằm phòng ngừa các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên chủ động khám và điều trị y tế theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp chăm sóc tại nhà, khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh hiệu quả và an toàn nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM