Bệnh Cường Kinh
Cường kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến ở nữ giới. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, chủ yếu liên quan đến rối loạn nội tiết hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác. Điều trị cường kinh chủ yếu tập trung cải triệu chứng ra máu và điều trị bệnh lý (nếu có).
Tổng quan
Cường kinh là tình trạng máu kinh ra nhiều, đột ngột và ồ ạt, kéo dài trong thời gian dài nhưng chưa đến chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở những trẻ gái chưa có chu kỳ rụng trứng hoặc phụ nữ gần mãn kinh.
Đa số các trường hợp cường kinh đều không quá nghiêm trọng, có thể tự thuyên giảm và khỏi hẳn nếu do nguyên nhân sinh lý. Riêng những trường hợp cường được chẩn đoán là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm hoặc giảm chức năng sinh sản cần được can thiệp điều trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Cơ thể nữ giới được cấu tạo phức tạp, trong đó cơ quan sinh dục và sinh sản có khỏe mạnh hay không phản ánh rõ nét về tình trạng sức khỏe của họ. Đối với bệnh cường kinh, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như:
Tuyến sinh dục là một trong những tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ sản sinh hormone estrogen và progesterone giúp duy trì chức năng tình dục, sinh sản cho chị em phụ nữ.
Tình trạng sụt giảm bất thường nhóm hormone này được gọi là mất cân bằng nội tiết sinh dục. Trẻ gái trong độ tuổi vị thành niên và phụ nữ mãn kinh là những đối tượng có nguy cơ cao bị cường kinh do nồng độ hormone tại 2 thời điểm này có nhiều biến động, không ổn định.
Các bệnh lý tử cung và cổ tử cung
Có 2 bệnh lý tử cung phổ biến nhất gây ra cường kinh là:
- Polyp cổ tử cung: Sự hình thành và phát triển của các khối polyp cổ tử cung thực chất chính là từ các tế bào lớp niêm mạc tử cung. Hầu hết các trường hợp chúng đều lành tính và vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng bị đột biến, phát triển bất thường có thể gây vô sinh hiếm muộn. Kèm theo ra nhiều máu kinh bất thường.
- U xơ tử cung: Khối u tử cung được hình thành từ các tế bào tại niêm mạc tử cung. Bệnh lý này có mối liên quan đến sự rối loạn nồng độ hormone estogen ở nữ giới. Theo thời gian, chúng phát triển kích thước ngày càng lớn và kích thích cường kinh trong thời gian dài.
- Ung thư cổ tử cung & ung thư nội mạc tử cung: Cả hai bệnh lý ung thư này đều là tình trạng phát triển bất thường do sự tăng sinh quá mức của các tế bào do virus HPV gây ra. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra vô sinh, ung thư di căn gây tổn thương các cơ quan nội tạng khác và dẫn đến tử vong. Trong đó, cả 2 căn bệnh này đều khiến bệnh nhân bị chảy lượng máu kinh lớn, liên tục trong nhiều ngày.
Viêm tiểu khung
Viêm tiểu khung là tình trạng viêm nhiễm các cơ quan phía trên của hệ thống sinh sản như vòi trứng, buồng trứng, tử cung... Chị em phụ nữ bị viêm tiểu khung sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như đau bụng, tiểu rát, quan hệ đau nhức... và đặc biệt là rối loạn kinh nguyệt, gây cường kinh kéo dài cho đến khi trị khỏi bệnh.
Đây là bệnh lý tự miễn mạn tính có tỷ lệ mắc cao hiện nay và gây ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề trong cơ thể, trong đó có sức khỏe nội tiết, cơ quan sinh sản. Sự hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch, tấn công ngược đến cơ quan sinh sản gây ra các tổn thương thực thể, kèm theo rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, có 2 biểu hiện thường thấy nhất là cường kinh hoặc rong kinh.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên, còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ cường kinh như:
- Lạm dụng thuốc tránh thai quá mức;
- Nữ giới thực hiện các biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung chuyên dụng;
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý chảy máu khó cầm;
Triệu chứng và chẩn đoán
Bản chất của cường kinh là tình trạng ra nhiều máu kinh hơn so với bình thường. Nhiều chị em dễ nhầm lẫn giữa cường kinh và rong kinh. Tuy nhiên, chúng là 2 dạng rối loạn kinh nguyệt khác nhau. Trong đó, bệnh cường kinh thường có các biểu hiện đặc trưng sau:
- Máu kinh ra nhiều > 200ml và kéo dài > 7 ngày;
- Phải thay băng vệ sinh thường xuyên;
- Máu đỏ tươi, dễ đông thành cục;
- Đau bụng dưới, mệt mỏi, buồn nôn, sốt nhẹ;
- Một số trường hợp có thể kèm theo rong kinh;
Chẩn đoán
Bệnh cường kinh được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng, đánh giá các triệu chứng do bệnh nhân cung cấp và khám phụ khoa. Tùy theo mức độ ảnh hưởng của cường kinh đến sức khỏe bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân.
Đồng thời, một số trường hợp có thể thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm máu, sinh thiết mô nội mạc tử cung, siêu âm hoặc chụp MRI... nếu nghi ngờ ung thư hoặc các bệnh lý khác khiến âm đạo chảy máu nhiều nhưng không phải do cường kinh.
Biến chứng và tiên lượng
Cường kinh khiến máu kinh ra liên tục với số lượng nhiều, kéo dài lâu hơn chu kỳ hành kinh bình thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, trạng thái tinh thần, cảm xúc và xã hội của chị em phụ nữ trong mọi độ tuổi.
Riêng với bệnh cường kinh ở phụ nữ trong giai đoạn sinh sản nếu không can thiệp điều trị sớm, bệnh có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín, thiếu máu, tăng nguy cơ khởi phát các bệnh lý tim mạch hoặc vô sinh, hiếm muộn.
Chứng cường kinh được đánh giá là vấn đề sức khỏe lành tính ở nữ giới. Tiên lượng bệnh khá tốt nếu được phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị, kết hợp chăm sóc vùng kín tích cực theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị
Điều trị cường kinh chỉ đạt hiệu quả tối đa khi áp dụng đúng biện pháp đối với từng nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị nội khoa hoặc nếu bệnh nặng do các nguyên nhân bệnh lý sẽ phải can thiệp ngoại khoa.
Một số biện pháp điều trị cường kinh phổ biến hiện nay như:
- Cường kinh do rối loạn hormone: Sử dụng thuốc điều hòa hormone, chủ yếu là thuốc ngừa thai. Thuốc có tác dụng bổ sung và điều hòa hormone estrogen trong cơ thể, cải thiện triệu chứng cường kinh. Kết hợp một số thuốc khác như thuốc cầm máu như Desmopressin, Axit Tranexamic trong trường hợp chị em có kèm theo dấu hiệu rối loạn đông máu;
- Cường kinh do polyp: Điều trị kháng sinh cho nếu có dấu hiệu viêm nhiễm nhẹ. Sau đó thực hiện thủ thuật vặn xoắn hoặc cắt bỏ khối polyp. Trường hợp polyp phát triển từ nội mạc tử cung phải tiến hành nội soi kết hợp thủ thuật nong nạo để loại bỏ.
- Cường kinh do u xơ tử cung: Chỉ cần loại bỏ hoặc ức chế sự phát triển của khối u xơ tử cung, chứng cường kinh sẽ được cải thiện. Một số thủ thuật được áp dụng phổ biến như:
- Thuốc đồng vận GnRH có tác dụng ngưng kinh nhanh chóng và hỗ trợ làm teo nhỏ khối u xơ tử cung;
- Thuốc tránh thai;
- Liệu pháp hormone, bổ sung androgen;
- Thuốc phá thai RU486 (chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ);
- Thuốc Ulipristal acetate giúp giảm kích thuốc khối u;
- Các thủ thuật ngoại khoa như bóc tách nhân xơ, gây tắc động mạch tử cung, loại bỏ nội mạc tử cung hoặc cắt bỏ tử cung;
- Cường kinh do ung thư cổ tử cung & nội mạc cổ tử cung: Ung thư là căn bệnh nguy hiểm dù xảy ra ở bất kỳ vị trí nào. Điều trị ung thư cổ tử cung & nội mạc cổ tử cung chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng, kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Các biện pháp điều trị phổ biến như phẫu thuật cắt bỏ kết hợp hóa - xạ trị.
- Cường kinh do viêm tiểu khung: Áp dụng phác đồ kháng sinh phù hợp theo sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân chú ý tuân thủ liều dùng, tránh lạm dụng để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
- Cường kinh do lupus hệ thống: Điều trị lupus khá phức tạp và thực tế cho thấy không thể chữa khỏi căn bệnh này hoàn toàn. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, trong đó có cường kinh. Phác đồ dùng thuốc gồm các loại như thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, thuốc corticosteroid, thuốc chống sốt rét, thuốc ức chế miễn dịch... Kết hợp điều chỉnh lối sống lành mạnh, giảm thiểu căng thẳng, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời...
Phòng ngừa
Cường kinh có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe nội tiết và sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh, hãy chủ động thực hiện các biện pháp tích cực sau:
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ, đúng giờ giấc, không thức khuya.
- Duy trì thói quen vận động tích cực hàng ngày, tập luyện vừa sức và hạn chế các vận động quá sức để tránh làm ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa kinh nguyệt.
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh vùng kín hàng ngày và nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Thực hiện khẩu phần ăn khoa học và cân bằng dinh dưỡng. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, củ quả, trái cây tươi...
- Hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn lạnh, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản.
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ thuốc nào, dù là thuốc trị bệnh hoặc TPCN để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe nội tiết, tăng nguy khởi phát cường kinh.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ, kiểm tra tuyến nội tiết sinh dục và tầm soát các bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh lý, sinh sản để sớm điều trị ngăn ngừa biến chứng.
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Tôi ra máu kinh nhiều bất thường và kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
2. Nguyên nhân tại sao tôi bị cường kinh?
3. Bệnh cường kinh có nguy hiểm không?
4. Bị cường kinh có gây vô sinh không?
5. Tiên lượng mức độ cường kinh của tôi có nghiêm trọng không?
6. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán cường kinh?
7. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không điều trị cường kinh?
8. Phương pháp điều trị cường kinh hiệu quả nhất dành cho trường hợp của tôi?
9. Quá trình điều trị cường kinh mất bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
10. Sau điều trị bệnh có tái phát trở lại không? Tôi có cần tái khám không?
Bệnh cường kinh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và khả năng sinh sản của chị em. Do đó, khuyến cáo chị em phụ nữ nên chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, phát hiện sớm các bất thường và điều trị kịp thời. Đồng thời, nâng cao kiến thức phụ khoa và chăm sóc vệ sinh vùng kín để bảo vệ sức khỏe.