Hiếm muộn là gì? Nguyên nhân và thông tin cần biết

Hiếm muộn là bệnh lý thường gặp ở nhiều cặp vợ chồng. Bệnh thể hiện cho tình trạng người vợ chưa có dấu hiệu mang thai tự nhiên mặc dù sức khỏe ổn định, hai vợ chồng quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng bao cao su hoặc bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác trong 1 năm. Hiếm muộn xảy ra do sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân có thể đến từ người vợ, người chồng hoặc cả hai vợ chồng. Để cải thiện khả năng mang thai, các cặp vợ chồng cần thăm khám và chữa trị sớm nhất có thể.

Hiếm muộn là gì?

Hiếm muộn là tình trạng người vợ chưa thụ thai tự nhiên sau 12 tháng (đối với đối với phụ nữ dưới 35 tuổi) hoặc 6 tháng (đối với phụ nữ trên 35 tuổi) chung sống với chồng mặc dù hai vợ chồng quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng bao cao su hoặc bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.

Hiếm muộn
Thông tin cơ bản về bệnh hiếm muộn, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết là phương pháp điều trị

Đối với một cặp vợ chồng khỏe mạnh, thường xuyên quan hệ tình dục (từ 2 – 3 lần mỗi tuần), có độ tuổi dưới 30, không dùng bao cao su thuốc ngừa thai hoặc một số biện pháp tránh thai khác, khả năng có thai là 20 đến 25%. Chính vì thế, đa số những cặp vợ chồng thường thụ thai và sinh con trong một năm đầu sinh sống.

Hiếm muộn có thể xảy ra ở nhiều cặp vợ chồng. Dựa vào tình trạng và thời gian phát bệnh, bệnh lý này được chia thành hai dạng, bao gồm hiếm muộn nguyên phát và hiếm muộn thứ phát.

  • Hiếm muộn nguyên phát: Đây là thuật ngữ chỉ những cặp vợ chồng chưa từng mang thai và sinh con lần nào.
  • Hiếm muộn thứ phát: Thuật ngữ này chỉ những cặp vợ chồng đã từng mang thai, sảy thai hoặc sinh con ít nhất một lần, hiện nay muốn mang thai và tiếp tục sinh đẻ nhưng người vợ không có thai được.

Tham khảo thêm: Cách điều trị vô sinh hiếm muộn bằng đông y

Nguyên nhân gây hiếm muộn

Hiếm muộn xảy ra ở các cặp vợ chồng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ người vợ hoặc bắt nguồn từ người chồng hay cả hai. Kết quả thống kê cho thấy, tần suất mắc bệnh do người chồng hoặc do người vợ là tương đương nhau.

1. Đối với người chồng

Những nguyên nhân thường gặp gồm:

  • Có những bất thường về số lượng tinh trùng
  • Có những bất thường liên quan đến chất lượng tinh trùng
  • Xuất tinh sớm
  • Suy tuyến sinh dục dẫn đến tình trạng thiếu hụt nội tiết
  • Nghiện thuốc lá, nghiện rượu
  • Xuất tinh ngược dòng.

2. Đối với người vợ

Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng hiếm muộn ở người vợ gồm:

  • Xuất hiện khối u buồng trứng
  • Tổn thương vòi trứng
  • Không rụng trứng hoặc rối loạn rụng trứng
  • Nhiễm trùng vùng chậu
  • Lớn tuổi
  • Có chế độ dinh dưỡng kém
  • Lạc nội mạc tử cung gây hiếm muộn, vô sinh ở nữ.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới bị vô sinh hiếm muộn

Dấu hiệu nhận biết bệnh hiếm muộn

Để nhận biết bệnh hiếm muộn xảy ra ở người vợ hay người chồng hoặc cả hai, bạn có thể dựa vào triệu chứng và những dấu hiệu nhận biết được liệt kê dưới đây:

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh hiếm muộn ở nữ giới

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh hiếm muộn ở nữ giới:

  • Kinh nguyệt bất thường, không đều

Đối với những người phụ nữ bình thường, kinh nguyệt thường kéo dài khoảng từ 3 đến 7 ngày trong một chu kỳ. Tuy nhiên ở những trường hợp bị hiếm muộn, chu kỳ kinh nguyệt thường bị rối loạn và kéo dài hơn so với thông thường, đồng thời khiến nữ giới bị mất nhiều máu.

Bên cạnh đó bệnh lý này còn khiến kinh nguyệt không đều, cụ thể nữ giới có kinh mỗi tháng 2 lần hoặc có kinh từ 2 – 3 tháng một lần. Tuy nhiên triệu chứng rối loạn, kinh nguyệt không đều thường dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của những bệnh lý khác. Cụ thể như viêm nhiễm vùng chậu, bệnh ở tử cung…

  • Đau bụng

Cảm giác đau nhói ở bụng chính là một trong những dấu hiệu đáng lưu ý. Dấu hiệu này có thể phát sinh từ tình trạng viêm nhiễm bộ phận dinh dục hoặc có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh vô sinh hiếm muộn cần được kiểm tra và điều trị đúng cách.

Cụ thể khi chức năng sinh sản gặp vấn đề, nữ giới sẽ thường xuyên có cảm giác đau rát vùng kín khi tham gia vào hoạt động quan hệ tình dục, đau dữ dội tại bụng dưới khi hành kinh hoặc đau bụng dưới nhưng không rõ nguyên nhân. Vì thế người bệnh nên thăm khám ngay nếu cơn đau xuất hiện và kéo dài.

  • Khí hư bất thường

Dịch tiết âm đạo có màu xanh, màu hồng, màu đỏ hay màu vàng, vón cục hoặc ra nhiều và dày có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm vùng chậu, viêm nhiễm bộ phận sinh dục hoặc một số bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh con ở nữ giới.

Chính vì thế ngay khi nhận thấy khí hư bất thường, nữ giới cần tiến hành kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ. Đặc biệt bạn cần đến bệnh viện và thăm khám ngay khi dịch tiết âm đạo bất thường kèm theo máu, màu sắc khí hư thay đổi, triệu chứng xảy ra kéo dài trong 7 ngày hoặc xuất hiện đồng thời cùng với cảm giác đau rát vùng kín, đau vùng chậu, khí hư có mùi hôi…

Dịch tiết âm đạo có màu xanh, màu hồng, màu đỏ, màu vàng, vón cục hoặc ra nhiều và dày
Dịch tiết âm đạo có màu xanh, hồng, đỏ hay vàng, vón cục hoặc ra nhiều và dày, có mùi hôi là triệu chứng của bệnh hiếm muộn ở nữ giới

Tham khảo thêm: Uống rượu bia nhiều – Coi chừng bị hiếm muộn, vô sinh

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh hiếm muộn ở nam giới

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới, triệu chứng và các dấu hiệu nhận biết có thể khác nhau ở từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên nhìn chung, khi mắc bệnh, nam giới sẽ nhận thấy những dấu hiệu bất thường được liệt kê dưới đây:

  • Tinh trùng bị dị dạng, tinh trùng yếu, số lượng tinh trùng ít
  • Xuất tinh có lẫn máu hoặc có cảm giác đau nhói khi xuất tinh, nam giới có nguy cơ cao bị viêm tuyến tiền liệt hoặc nhiễm khuẩn túi tinh
  • Dương vật có dấu hiệu bị tổn thương nhưng không kèm theo cảm giác đau, triệu chứng này có thể phát sinh từ bệnh u sùi, ung thư hoặc giang mai
  • Bùi sưng đau, xoắn tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn
  • Đầu dương vật tiết dịch có màu vàng hoặc màu xanh
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu do viêm niệu đạo, viêm bàng quang
  • Bao quy đầu thường xuyên bị nhiễm khuẩn.

Tham khảo thêm: 10 cây thuốc nam chữa vô sinh, hiếm muộn được tin dùng

Phương pháp điều trị bệnh hiếm muộn

Để giúp các cặp vợ chồng khắc phục tình trạng hiếm muộn, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và chỉ định phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp với từng trường hợp.

Những phương pháp hỗ trợ sinh sản thường được sử dụng gồm:

  • Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI – Intrauterine insemination).
  • Trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM – Intra-cytoplasmic sperm injection).
  • Thụ tinh nhân tạo: Hỗ trợ phôi thoát màng (AH – Assisted hatching), chuyển phôi giai đoạn phôi nang – phôi ngày 5, thụ tinh trong ống nghiệm bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI – Intra-cytoplasmic sperm injection), thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF – In vitro fertilization).
  • Lấy tinh trùng bằng thủ thuật.
  • Điều trị rối loạn nội tiết, điều trị vô sinh bằng phương pháp phẫu thuật…
  • Trữ lạnh tinh trùng, phôi, noãn; tiến hành cho – nhận tinh trùng, noãn, phôi.
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI - Intrauterine insemination)
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI – Intrauterine insemination) có thể được chỉ định trong điều trị hiếm muộn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn. Chính vì nếu không thể thụ thai sau 6 tháng đến 1 năm chung sống, cả hai vợ chồng cần đến các cơ sở y tế uy tín, tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để trao đổi thông tin về tình trạng. Sau khi thăm khám và có kết quả chẩn đoán xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Từ đó giúp mang lại hiệu quả điều trị cao, sớm mang thai và sinh con.

Thức khuya – Thói quen gây vô sinh nên thay đổi!

Trong đời sống và các hoạt động sinh hoạt thường ngày, một số thói quen có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể và khả năng...
Vô sinh là gì?

Vô sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

Vô sinh là căn bệnh khiến nhiều cặp vợ chồng hoang mang, lo lắng. Vấn đề này gây ra nhiều...

Quai bị dễ gây vô sinh! Làm sao phòng ngừa?

Quai bị dễ gây vô sinh! Làm sao phòng ngừa?

Quai bị gây vô sinh là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là nam giới. Bởi, những...

Sóng điện thoại có gây vô sinh không?

Sóng điện thoại có gây vô sinh không? Cách phòng tránh

Sóng điện thoại có gây vô sinh không? Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện...

Vô sinh thứ phát là gì? Tại sao bị? Cách chữa

Vô sinh thứ phát là thuật ngữ chỉ những cặp vợ chồng đã từng có thai hoặc sinh con ít...

Hiếm muộn nên ăn gì để vợ chồng sớm có con?

Hiếm muộn nên ăn gì, kiêng gì – Vợ chồng sớm có con?

Hiếm muộn nên ăn gì hay kiêng gì để giúp vợ chồng sớm có con? Đây là thắc mắc của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *