Trung tâm Đông phương Y pháp đã ứng dụng phương pháp cấy chỉ chữa khỏi cho hơn 3800 lượt bệnh nhân mỗi năm. Trong đó có rất nhiều trường hợp mãn tính lâu năm, từng điều trị nhiều nơi không khỏi.

Trời nóng trẻ hay bị chảy máu cam: cách khắc phục và phòng tránh

3/5 - (2 bình chọn)

Trẻ bị chảy máu cam khi trời nóng thường không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên nếu xử lý không đúng cách, trẻ có thể bị chảy nhiều máu và xây xẩm. Vì vậy phụ huynh cần trang bị những kiến thức cần thiết để có thể đối phó khi triệu chứng xuất hiện ở con trẻ.

trời nóng bị chảy máu cam
Những thông tin phụ huynh cần biết về tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi trời nóng

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam khi trời nóng

Chảy máu cam là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ từ 2 – 10 tuổi. Chảy máu cam có thể do các bệnh lý ở đường hô hấp. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể là hệ quả do các thay đổi của cơ thể trẻ trong thời điểm nắng nóng.

Mũi là cơ quan đưa không khí bên ngoài vào bên trong cơ thể. Khi màng mạch ở vách ngăn mũi bị tổn thương, trẻ có thể bị chảy máu cam.

Các mạch máu ở bên trong mũi của trẻ em thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi môi trường thay đổi. Vào thời điểm nắng nóng, thân nhiệt của trẻ có thể tăng lên khiến cho mạch máu bị giãn và vỡ ra.

Bên cạnh đó, trẻ bị chảy máu mũi trong thời gian nắng nóng còn do những nguyên nhân khác. Chẳng hạn như:

1. Trẻ hay ngoáy mũi

Trong thời điểm nắng nóng, mũi của trẻ thường có xu hướng ngứa ngáy, khó chịu. Để làm giảm cảm giác này, trẻ thường có thói quen gãi và ngoáy mũi.

trời nóng chảy máu cam
Ngoáy mũi là thói quen khiến mạch máu ở mũi bị tổn thương và chảy máu

Tuy nhiên thói quen này lại vô tình làm vỡ mạch máu và gây chảy máu cam.

2. Mất cân bằng độ ẩm

Nhiều gia đình bật máy lạnh thường xuyên để làm giảm nhiệt độ trong thời gian nắng nóng. Máy lạnh có thể làm giảm nhiệt độ tuy nhiên thiết bị này lại khiến độ ẩm của không khí giảm đi đáng kể.

Nếu trẻ thường xuyên ở trong phòng máy lạnh, mũi có thể bị khô và dễ chảy máu khi có tác động.

3. Thiếu dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi – nhất là trong thời điểm nắng nóng.

trời nóng trẻ bị chảy máu cam
Thiếu hụt dinh dưỡng khiến đường hô hấp bị nhiễm khuẩn và dễ chảy máu hơn bình thường

Vitamin C là một trong những thành phần quan trọng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Khi thiếu hụt thành phần này, sức đề kháng có xu hướng suy giảm và trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các vi khuẩn và virus xâm nhập vào đường hô hấp có thể gây tổn thương mạch máu và khiến trẻ bị chảy máu cam.

4. Do các bệnh lý

Viêm mũi, u mũi, dị tật bẩm sinh,… là những bệnh lý có thể gây ra triệu chứng chảy máu cam. Khi mắc các bệnh lý này, mạch máu ở mũi sẽ rất dễ hư hại và vỡ khi có tác động. Những thay đổi của môi trường trong thời gian nắng nóng chính là yếu tố khiến triệu chứng chảy máu cam phát sinh.

Phải làm gì khi trẻ bị chảy máu cam vào trời nóng?

Khi bị chảy máu cam, trẻ thường có xu hướng hoảng loạn và sợ sệt. Do đó bạn cần trấn an trẻ trước khi thực hiện các biện pháp khắc phục.

Tuyệt đối không ngửa đầu trẻ ra sau, hành động này có thể khiến máu chảy ngược vào phổi và thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhỏ.

trời nóng bé chảy máu cam
Các bước khắc phục chảy máu mũi ở trẻ nhỏ

Khi trẻ chảy máu cam, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

1. Xác định bên mũi chảy máu

Việc đầu tiên bạn cần thực hiện là xác định bên mũi chảy máu. Thông thường, máu sẽ có xu hướng chảy ra từ một bên lỗ mũi. Việc xác định vị trí chảy máu sẽ giúp bạn cầm máu đúng vị trí.

Một số trẻ có phản ứng dụi khi mũi bị chảy máu khiến máu loang lổ và khó nhận xác định. Trong trường hợp này, bạn dùng khăn sạch để lau mũi cho trẻ. Sau đó máu sẽ chảy tiếp tục chảy xuống và bạn dễ dàng xác định vị trí mạch máu bị tổn thương.

2. Thực hiện cầm máu cho trẻ

Khi xác định được vị trí chảy máu, bạn dùng ngón tay trỏ đè vào vị trí vách ngăn bị tổn thương. Bạn có thể yêu cầu trẻ hơi ngửa đầu về phía sau để dễ dàng cầm máu. Giữ tay trong khoảng 5 – 10 phút máu sẽ đông lại và ngưng chảy.

Lưu ý: Bạn chỉ nên hơi ngửa đầu trẻ ra sau, không nên ngửa quá nhiều. Tình trạng này có thể khiến máu chảy ngược xuống cổ họng và có thể đi vào phổi.

Nếu sau 20 phút máu vẫn tiếp tục chảy, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý. Chảy máu quá nhiều có thể khiến trẻ xây xẩm và ngất xỉu.

3. Chăm sóc sau khi chảy máu cam

Tình trạng chảy máu cam có thể tái phát sau khi vừa cầm máu. Do đó bạn cần chăm sóc trẻ để chắn chắn vị trí chảy máu đã được kiểm soát hoàn toàn.

Bạn nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi sau khi cầm máu. Để hạn chế tình trạng chảy máu trở lại, bạn có thể dùng bông gòn bịt một bên lỗ mũi bị chảy máu.

Một lượng máu bên trong mũi có thể chảy ngược xuống cổ họng. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đặt trẻ nằm nghiêng và hướng dẫn trẻ đẩy máu ra bằng lưỡi. Không cho trẻ nuốt máu vì điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu và nuồn nôn.

Nếu máu chảy ngược xuống cổ họng trong một thời gian dài, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khắc phục kịp thời.

Chảy máu cam khi trời nóng là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng ở một số trường hợp. Nếu nhận thấy máu chảy nhiều và liên tục, trẻ hoa mắt, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, tim đập nhanh, bạn nên chủ động đưa trẻ đi cấp cứu.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi trời nắng nóng. Nếu có ý định dùng thuốc cho trẻ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Phòng ngừa chảy máu cam khi trời nóng

Mặc dù chảy máu cam không phải là triệu chứng nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng này tái phát nhiều lần có thể gây chảy máu nhiều, mệt mỏi và giảm sức khỏe.

Bên cạnh đó, triệu chứng này còn để lại những ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của mạch máu ở mũi. Do đó phụ huynh cần chủ động phòng tránh hiện tượng chảy máu mũi ở trẻ nhỏ trong thời điểm nắng nóng.

Trời nóng trẻ hay bị chảy máu cam
Phòng ngừa tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi trời nóng

Các biện pháp đề phòng chảy máu mũi ở trẻ nhỏ:

  • Không nên sử dụng máy lạnh thường xuyên. Chỉ sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời quá nóng. Sau đó bạn có thể sử dụng quạt để điều hòa lại độ ẩm trong nhà.
  • Dặn dò trẻ không được ngoáy hay dụi mũi. Điều này có thể gây tổn thương mạch máu và gây ra tình trạng chảy máu mũi.
  • Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Thói quen này sẽ hạn chế được tình trạng mũi bị ngứa, khô và kích ứng. Tuy nhiên bạn chỉ nên vệ sinh mũi 2 lần/ tuần. Vệ sinh quá thường xuyên có thể khiến thành mũi bị mỏng, làm tổn thương niêm mạc và gây ra cảm giác nóng rát bên trong mũi.
  • Cho trẻ uống đủ nước nhằm làm mềm niêm mạc mũi và hạn chế tình trạng giãn mao mạch ở đường hô hấp.
  • Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng . Bạn nên chú trọng các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất – đặc biệt là vitamin C. Chẳng hạn như rau xanh, củ, trái cây, sữa,…
  • Trong trường hợp trẻ gặp các vấn đề ở mũi như viêm mũi, u mũi và dị tật bẩm sinh, bạn nên điều trị và chăm sóc cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Với các phương pháp vật lý trị liệu YHCT, kết hợp đổi mới theo hướng hiện đại, Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp không ít người bệnh phục hồi chức năng sau tai biến, khỏi liệt dây thần kinh, đi lai, vận động, làm việc bình thường

Những công dụng của bí ngô đối với sức khỏe – có thể bạn chưa biết

Bí ngô là một loại thực phẩm hết sức quen thuộc và vẫn được dùng nhiều trong bữa ăn hàng...

Chúng ta cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày thì tốt cho sức khỏe?

Chúng ta cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày thì tốt cho sức khỏe?

Chúng ta cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày thì tốt cho sức khỏe? Về mặt lý thuyết, giấc ngủ...

Nên và không nên làm gì khi đang mang thai

15 điều nên và không nên làm trong giai đoạn mang thai

Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thời gian đầu của thai kỳ, các bà bầu cần phải đặc...

Yến sào giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Yến Sào Có Tác Dụng Gì? Cách Chế Biến, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua Uy Tín

Yến sào có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ xa xưa, yến...

Các loại nước nên uống vào mùa hè nắng nóng

Các loại nước uống giải nhiệt làm mát cơ thể trong mùa nắng nóng

Nước dừa, nước sắn dây, nước mía, trà xanh, nước chanh... là các loại nước bạn nên uống vào mùa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.