Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không?

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng như: Cơ thể bị thiếu vitamin C, có dị vật trong mũi, viêm xoang mũi cấp và mạn tính,… thậm chí là bị ung thư vòm họng. Do đó, cần phải đưa trẻ đi thăm khám để được chỉ định cách điều trị sớm từ bác sĩ. 

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?
Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?

I/ Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không?

Chảy máu cam hay chảy máu mũi là tình trạng mà ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nó xảy ra khi các mạch máu nhỏ ở phía trong khoang mũi bị vỡ, đứt gây chảy máu. Thông thường, chảy máu cam sẽ không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chảy máu cam thường xuyên lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu các bậc cha mẹ vẫn còn đang băn khoăn trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Nếu bị chảy máu cam thường xuyên, trẻ có thể bị các vấn đề sau đây:

Thiếu vitamin C

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chảy máu cam thường xuyên chính là do cơ thể thiếu vitamin C. Nếu cơ thể thiếu loại vitamin này, da bé sẽ trở nên khô ráp, dễ bị xuất huyết dưới da, chảy máu lợi, chảy máu cam… Do đó, các bậc phụ huynh hãy chú ý và bổ sung đầy đủ vitamin C cho bé. Các loại thực phẩm giàu vitamin C mà bé nên sử dụng là các loại quả mọng nước như dâu tây, việt quất, ớt chuông, các loại trái cây họ cam, quýt…

Viêm mũi dị ứng có thể khiến trẻ bị chảy máu cam thường xuyên

Nếu bé bị viêm mũi dị ứng, chảy máu cam cũng có thể xảy ra. Bởi khi mắc phải chứng bệnh này, trẻ sẽ thường xuyên hắt hơi, xì mũi. Điều này sẽ khiến cho các mao mạch mỏng manh bên trong lớp niêm mạc mũi bị giãn, vỡ và gây chảy máu.

Có dị vật trong mũi

Chảy máu cam một cách đột ngột có thể là do bị dị vật trong mũi. Nếu rơi vào tình trạng này, người bệnh không chỉ cảm thấy đau mũi mà còn có cảm giác đau đầu, chóng mặt. Vì dị vật sẽ chèn ép đường thở nên nếu không được xử lý, nó có thể khiến trẻ ngạt thở. Hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau. Do đó, cần phải đưa bé đi khám và điều trị sớm.

 Bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng có thể gây chảy máu cam thường xuyên
Ung thư vòm họng có thể gây chảy máu cam thường xuyên

Ung thư vòm họng là một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh diễn tiến trong thời gian dài có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Do đó nếu hỏi trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không thì đây chính là một trong những lời giải đáp. Ngoài chảy máu cam, ung thư vòm họng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy nước mũi liên tục. ù tai, mệt mỏi…

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh viêm mũi cấp và mạn tính

Nếu mắc phải chứng bệnh này, lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc mũi sẽ bị tổn thương. Lúc này, các mạch máu ở vị trí này cũng sẽ bị tổn thương, trầy xước và gây nên hiện tượng chảy máu cam.

Xoang bị nhiễm trùng hoặc xuất hiện khối u

Trong mũi có khối u hoặc xoang mũi bị nhiễm trùng cũng có thể khiến trẻ chảy máu cam. Lúc này, máu chảy ra từ mũi sẽ không phải có màu đỏ tươi mà thay vào đó là màu đỏ đậm hoặc có mùi hôi vô cùng khó chịu. Vì thế, nếu thấy bé bị chảy máu mũi thường xuyên và có các biểu hiện này, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để được hướng dẫn cách xử lý.

Tăng huyết áp

Tuy tăng huyết áp rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ nhưng nó không có nghĩa là không xảy ra. Ngoài chảy máu cam, bệnh nhân còn có thể bị suy tim, xuất huyết não, bị bóc tách động mạch chủ.

Chảy máu cam thường xuyên ở trẻ nhỏ thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường nó sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nó lại là triệu chứng của nhiều vấn đề nghiêm trọng. Do đó, nếu còn băn khoăn trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không thì những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

II/ Cần phải làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Cần phải đưa bé đi khám để được chỉ định điều trị nếu bị chảy máu cam thường xuyên
Cần phải đưa bé đi khám để được chỉ định điều trị nếu bị chảy máu cam thường xuyên

Vì bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc điều trị cho con. Tuy nhiên, dù là do nguyên nhân nào gây nên thì việc sơ cứu cho bé khi bị chảy máu cam cũng là điều cần phải làm. Để cầm máu cho bé, các mẹ có thể thực hiện theo sự hướng dẫn sau đây:

  • Cho trẻ ngồi yên ở tư thế thẳng lưng, đầu hơi nghiêng về phía trước. Tư thế này sẽ giúp hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi. Tuyệt đối không được để trẻ ngửa đầu về phía sau hoặc cho nằm. Vì nó sẽ khiến máu chảy ngược vào bên trong, khiến trẻ nôn mửa, sặc máu hoặc gây ra các vấn đề khác.
  • Sử dụng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt mũi, giúp cầm máu. Lúc này, người bệnh sẽ thở bằng miệng để đảm bảo không bị ngạt thở. Cứ giữ yên động tác này khoảng 5 – 10 phút để cầm máu được tốt hơn. Các bậc cha mẹ cũng có thể đặt một viên đá lạnh vào trước mũi, nó sẽ mang đến tác dụng tốt hơn. Nếu sau khi thực hiện bước này mà máu vẫn chảy, lấy một miếng bông gòn có chiều dài khoảng 2 – 3 cm đã được tẩm ướt để đặt vào mũi. Lưu ý là dùng tay để ấn 2 bên cánh mũi cho lớp niêm mạc tiếp xúc với bông. Giữ yên khoảng 1 tiếng, khi thấy đã ổn thì hãy lấy bông ra.
  • Sau khi máu đã được cầm, nhắc bé không được dùng tay để ngoáy mũi, xì mũi. Đồng thời, không nên cúi người ít nhất là khoảng vài giờ sau khi bị chảy máu cam.
  • Thời tiết hanh khô sẽ khiến bé rất dễ bị chảy máu cam. Do đó, các mẹ nên hạn chế mắc bệnh cho bé bằng cách vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Nó sẽ giúp loại bỏ bớt vi khuẩn trong mũi cho trẻ.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng trẻ bị chảy máu cam thường xuyên và cách xử lý. Tình trạng này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, nhưng nó cũng có thể chỉ là do các nguyên nhân thông thường gây nên. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải hết sức bình tĩnh và cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý đúng.

Thông tin thêm: Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Sổ mũi đau họng là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Sổ mũi đau họng là một triệu chứng thường gặp ở đường hô hấp trên. Triệu chứng này có thể...

Mụn trong mũi: Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Mụn trong mũi có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc bệnh lý bên trong mũi. Dưới đây...

Mẹo chữa viêm họng bằng cây lá bỏng bạn nên biết

Sử dụng cây lá bỏng điều trị viêm họng là một trong những mẹo dân gian lưu truyền từ lâu...

Dùng giá đỗ chữa viêm họng là phương pháp an toàn, dễ thực hiện

Giá đỗ chữa viêm họng liệu có tin được không? Có hiệu quả không?

Chữa viêm họng từ giá đỗ có tác dụng làm giảm được các biểu hiện của bệnh viêm họng như...

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu cây hoa ngũ sắc chứa nhiều thành phần hóa học lợi cho sức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.