Các loại thuốc làm tăng Acid uric trong máu – khi dùng phải thận trọng

3/5 - (2 bình chọn)

Thuốc lợi tiểu, aspirin, vincristine,… là những loại thuốc làm tăng acid uric trong máu. Nếu không thận trọng khi sử dụng, nồng độ acid uric có thể tăng cao khiến những vấn đề sức khỏe bất thường xuất hiện như gout (gút), thận và tim mạch.

thuốc làm tăng Acid uric trong máu
Các loại thuốc làm tăng Acid uric trong máu cần thận trọng khi dùng

Các loại thuốc làm tăng acid uric trong máu

Acid uric là hợp chất dị vòng, được hình thành do quá trình thoái giáng các nhân purin. Thông thường, chúng sẽ được hòa tan trong máu và nhanh chóng bị thận đào thải qua đường bài tiết.

Tuy nhiên, những hoạt chất trong một số nhóm thuốc lại vô tình cản trở quá trình đào thải của thận khiến nồng độ acid uric tăng cao. Acid uric là một chất vô hại trong cơ thể nhưng nếu nồng độ vượt mức cho phép, chúng có thể phát sinh tình trạng kết tủa muối urat tại khớp gây ra bệnh Gout và hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác.

Bạn cần phải thận trọng khi sử dụng những loại thuốc này để tránh gặp phải tình trạng nói trên.

1. Nhóm thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu có tác dụng tăng sự đào thải muối và nước dư thừa ở trong cơ thể qua đường bài tiết. Thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao, xơ gan, suy thận cấp và mãn tính,…

thuốc làm tăng Acid uric trong máu
Thuốc lợi tiểu là một trong những loại thuốc có khả năng khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao

Vì có cơ chế loại bỏ muối và nước dư thừa nên thuốc lợi tiểu khiến các quá trình đào thải khác của thận bị giới hạn. Sử dụng thuốc trong thời gian dài khiến nồng độ acid uric trong máu có xu hướng tăng lên đáng kể.

So với những loại thuốc điều trị khác, thuốc lợi tiểu có ít tác dụng phụ nên thường được chỉ định trong thời gian dài. Chính vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân cao huyết áp gặp phải tình trạng acid uric tăng sau một thời gian dùng thuốc.

Một số loại thuốc lợi tiểu làm tăng acid uric trong máu thường gặp như: hydrochlorothiazide, chorthalidone, bumetanide, furosemide, indapamide, amiloride,… Nếu phải sử dụng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài, bạn có thể dùng spironolactone – loại thuốc này không làm tăng acid uric trong cơ thể và có thể sử dụng trong thời gian ngoài.

2. Thuốc chống lao

Các loại thuốc chống lao có tác dụng kiềm chế vi khuẩn, bảo vệ hệ miễn dịch của người bệnh. Tác dụng không mong muốn của những nhóm thuốc này là làm tăng acid uric trong máu. Phác đồ điều trị bệnh lao thường không sử dụng đơn lẻ một loại thuốc mà kết hợp nhiều nhóm thuốc với nhau.

Điều này vô tình cản trở quá trình đào thải acid uric trong cơ thể qua đường bài tiết, khiến nồng độ thành phần này tăng cao và có xu hướng kết tủa muối urat tại khớp.

Các loại thuốc chống lao có nguy cơ làm tăng acid uric trong máu bao gồm: ethambutol và pyrazinamid. Bạn nên hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ có thể phát sinh để kiểm soát liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.

3. Aspirin

Aspirin và các phái sinh của hoạt chất này là nguyên nhân khiến nồng độ acid uric tăng. Aspirin thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, có tác giảm đau và hạ sốt. Thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp.

thuốc làm tăng Acid uric trong máu
Aspirin khiến quá trình đào thải acid uric bị cản trở khiến nồng độ của thành phần này tăng lên đáng kể

Aspirin làm giảm lượng acid uric được đào thải qua thận khi bạn sử dụng với liều dùng lớn (trên 2g/ ngày). Hoạt chất trong thuốc khiến áp lực lên thận tăng cao, thận phải đào thải những hoạt chất này và ngưng trệ quá trình thanh lọc những thành phần khác trong cơ thể.

Aspirin có thể tương tác với thuốc hạ acid uric trong máu khiến hiệu quả của thuốc bị giảm sút, tình trạng acid uric cao vẫn tiếp diễn hoặc có chuyển biến trầm trọng hơn. Bạn nên trình bày các vấn đề sức khỏe cùng với những loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

Trong trường hợp bạn mắc bệnh gút hoặc những bệnh lý do acid uric trong máu tăng cao, bác sĩ có thể thay thế aspirin bằng những loại thuốc như clopidogrel, curantyl, persantin,…

4. Nhóm thuốc corticoid

Corticoid hay còn gọi là corticosteroid là loại thuốc phổ biến có tác dụng giảm đau, sưng viêm, giảm đỏ rát và ngứa da. Thuốc có dạng uống và dạng tiêm, được sử dụng trong hầu hết các bệnh lý xương khớp và các vấn đề về viêm da.

Corticoid ở dạng uống và tiêm đều có thể làm tăng acid uric trong máu. Bạn cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này, tránh để phát sinh những trường hợp không mong muốn.

5. Các loại thuốc khác

Ngoài những nhóm thuốc chính, một số loại thuốc điều trị và viên uống bổ sung có thể là nguyên nhân khiến nồng độ acid uric vượt quá mức cho phép.

  • Phenylbutazon – một nhóm thuốc chống viêm không steroid, thường được dùng để hạ sốt, trị sưng viêm và giảm đau nhức.
  • Levodopa – thuốc điều trị chứng bệnh Parkinson ở người cao tuổi.
thuốc làm tăng Acid uric trong máu
Isotretinoin gián tiếp khiến nồng độ acid uric trong cơ thể tăng lên
  • Isotretinoin – phái sinh dạng thuốc uống của Vitamin A, được dùng để chữa trị mụn và các tình trạng da liễu khác.
  • Pentamidin – thuốc kháng sinh mạnh được dùng cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch (bệnh lao phổi hoặc (HIV/AIDS).
  • Theophylline – thuốc giãn phế quản được dùng để điều trị hen suyễn và bệnh viêm phế quản.
  • Sử dụng Vitamin Niacin (vitamin B3) trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm tăng acid uric trong máu.

Bài viết chỉ cung cấp những loại thuốc thường gặp có khả năng làm tăng acid uric trong cơ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về vấn đề này. Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn đều phải thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu những tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Yến tươi và yến khô cái nào tốt hơn?

Yến Tươi và Yến Khô Cái Nào Tốt Hơn? Nên Mua Loại Nào?

Yến tươi và yến khô cái nào tốt hơn? Mỗi loại yến sẽ có các ưu điểm và nhược điểm...

giấc ngủ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Giấc ngủ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể như thế nào? Bạn có biết?

Giấc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian cuộc đời của mỗi người, nhưng liệu bạn có biết rằng giấc ngủ...

Lưu ý về cách sấy yến bằng quạt và bảo quản

Cách Sấy Yến Bằng Quạt Mau Khô Tại Nhà và Để Được Lâu

Cách sấy yến bằng quạt là một trong các phương pháp sấy khô yến sào được áp dụng phổ biến...

Ăn chuối mỗi ngày có tốt cho sức khỏe? Nên ăn như thế nào mới đúng?

Không chỉ chứa nhiều kali và chất xơ, chuối còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống...

Cho trẻ mặc quần áo bằng cotton để thông thoáng, hút mồ hôi vào ngày nóng bức.

Trời nóng có nên đội mũ, đắp chăn cho trẻ sơ sinh không?

Vào trời nóng, rất nhiều bậc cha mẹ trẻ quan tâm đến việc có nên đội mũ, đắp chăn để...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *