Trầm cảm sau sinh – điều trị sớm để tránh hậu quả đáng tiếc

5/5 - (5 bình chọn)

Trầm cảm sau sinh là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều chị em phụ nữ dù là những người chưa có bầu. Đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay, chứng trầm cảm đã trở thành bệnh lý phổ biến đứng thứ 2 trên thế giới. Vì vậy, với những ai đang mắc hoặc có những dấu hiệu dưới đây thì cần nên sớm can thiệp điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

Tổng quan về chứng trầm cảm sau sinh

Chắc hẳn sẽ không có ai lạ lẫm với cái tên trầm cảm sau sinh. Về cơ bản thì đây là một chứng bệnh về tâm lý, cảm xúc của phụ nữ sau khi sinh con. Lúc này người

Có những người sẽ chỉ mắc bệnh ở mức độ nhẹ, sau một thời gian thì chứng bệnh tự biến mất và không để lại nhiều ảnh hưởng cho đời sống người bệnh. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp bệnh khởi phát ở mức nhẹ, sau đó trở nặng một cách âm ỷ và thậm chí là tử vong vì không được điều trị kịp thời.

Trầm cảm sau sinh là nỗi sợ hãi của hàng triệu chị em phụ nữ thời hiện đại (ảnh minh họa – nguồn internet)

Các dạng trầm cảm sau sinh phổ biến

Trầm cảm sau sinh hiện nay được chia thành 3 dạng đó là:

  • Hội chứng Baby Blues

Đây là chứng trầm cảm sau sinh thông thường mà hầu hết phụ nữ đều gặp sau khi sinh con. Lúc này, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị giảm đột ngột và các hormones tuyến giáp cũng suy giảm rất nhiều nên thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm. 

Những dấu hiệu bệnh lý của chứng baby blues sẽ tự động biến mất sau từ 1 – 3 tuần nên các bà mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, các gia đình cũng cần quan tâm, chăm sóc người bệnh một cách chu đáo, bản thân người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và vận động thể chất thường xuyên để tránh bệnh tình biến chuyển xấu.

  • Hội chứng trầm cảm sau sinh (PPD)

Tình trạng này cũng khá tương tự như chứng Baby Blues nhưng các triệu chứng sẽ nặng hơn rất nhiều. Nếu kéo dài quá lâu, người mẹ sẽ trở nặng hơn rất nhiều và khó điều trị.

Với hội chứng PPD, người mẹ chỉ cần áp dụng một số phương pháp điều trị nhẹ nhàng như tâm lý trị liệu hay uống thuốc. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải đến cơ sở y tế thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tự điều trị tại nhà để tránh trường hợp không mong muốn.

  • Rối loạn tâm thần sau sinh

Rối loạn tâm thần sau sinh là hội chứng nặng nề nhất và có thể gây nguy hiểm cho cả bà mẹ lẫn trẻ nhỏ. Dạng bệnh lý này có diễn biến rất nhanh, trong 3 tháng đầu dường như người bệnh không có nhiều biểu hiện bệnh lý rõ ràng. Nhưng khi bệnh lý thật sự bùng phát sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

Tham khảo thêm: Loại bỏ chứng rối loạn cảm xúc không cần sử dụng thuốc 

Ai dễ mắc phải chứng trầm cảm sau sinh?

Trầm cảm sau sinh là bệnh lý dễ mắc phải ở những phụ nữ mới sinh con, tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng đều rơi vào tình trạng này. Theo thống kê từ số các ca bệnh hiện nay, những người bệnh thường sẽ rơi vào những trường hợp sau:

  • Thai phụ có tiền sử mắc bệnh trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai
  • Phụ nữ sau khi sinh không được nghỉ ngơi và bị thiếu ngủ liên tục dẫn tới kiệt quệ tinh thần và sức khỏe.
  • Những người phụ nữ sinh con khi còn quá trẻ tuổi
  • Gặp phải nhiều mâu thuẫn về việc mang thai
  • Tỷ lệ mắc chứng trầm cảm sau sinh sẽ cao dần sau mỗi lần sinh nở của phụ nữ. có nghĩa là, nếu càng sinh nhiều con thì bạn càng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Đã có tiền sử mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt
  • Những người mẹ đơn thân hoặc gặp phải nhiều xung đột trong hôn nhân
  • Có sự hỗ trợ xã hội hạn chế
Người mắc chứng trầm cảm sau sinh thường có cuộc sống bất ổn, thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của người thân xung quanh (ảnh minh họa – nguồn internet)

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Trong  những giai đoạn đầu của bệnh lý, các triệu chứng bệnh sẽ không có nhiều biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên bệnh lý vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu với sức khỏe con người. Đa số những người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân chỉ có thể phát hiện và can thiệp điều trị khi chứng trầm cảm sau sinh đã trở nặng.

Để sớm nhận biết và kịp thời điều trị, dưới đây là một số biểu hiện của trầm cảm sau sinh mà bạn có thể tự nhận biết tại nhà như:

  • Người mẹ thay đổi cảm xúc thất thường, dễ cáu gắt
  • Luôn cảm thấy buồn chán, mệt mỏi hầu hết cả ngày
  • Luôn có cảm giác khó thở như bị một thứ gì đó đè chặt
  • Người mẹ luôn lo lắng và có nhiều cảm xúc bồn chồn, bất an
  • Luôn muốn ở một mình và từ chối giao tiếp với những người xung quanh
  • Trí nhớ kém, không thể tập trung làm tốt việc gì
  • Nhiều khi khóc và cáu giận một cách vô cơ
  • Luôn cảm thấy chán ăn
  • Cơ thể mất dần năng lượng (dấu hiệu suy nhược cơ thể)

Theo thống kê y khoa, hiện nay có khoảng 80% thai phụ phải trải qua tình trạng rối loạn tâm lý sau sinh. Một số trường hợp các triệu chứng bệnh lý sẽ tự kết thúc sau khoảng 1 – 2 tuần. Nếu như những tình trạng này kéo dài hơn thì có thể đây là chứng trầm cảm hậu thai sản nguy hiểm và cần điều trị thật sớm.

Tham khảo thêm: Thuốc điều trị trầm cảm Bupropion và những lưu ý

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Trầm cảm sau sinh không phải là một căn bệnh mà con người có thể chủ quan. Đặc biệt, nếu chứng bệnh này không sớm được điều trị, người bệnh sẽ thường có xu hướng không hợp tác với bác sĩ, bệnh lý đã dần định hình tư duy người bệnh và cơ thể đã biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm,… Dưới đây là một số biến chứng và di chứng để lại cho các phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh:

Trầm cảm dẫn đến tự tử

Cũng tương tự như bệnh trầm cảm thông thường, người mắc chứng trầm cảm sau sinh cũng sẽ có nhiều suy nghĩ đến việc tự sát và bị ám ảnh bởi sự chết chóc. Một số nguyên nhân dẫn tới việc tự sát của bệnh nhân trầm cảm sau sinh như:

  • Người bệnh gặp phải nhiều sự việc gây chấn thương tâm lý
  • Tâm lý người bệnh quá yếu và không đủ sức chống lại áp lực cuộc sống
  • Người bệnh gặp nhiều rối loạn về tâm sinh lý
  • Bản thân người bệnh luôn luẩn quẩn với những suy nghĩ tiêu cực, lo âu quá mức

Gây nguy hiểm cho con ruột

Chắc hẳn bạn cũng từng nghe qua các câu chuyện thương tiếc như: “mẹ ruột sát hại con vì trầm cảm sau sinh”; hay “tự sát cả mẹ lẫn con”,… Sự sống của mỗi người là vô cùng quý giá, tuy nhiên sự sống của một sinh linh bé nhỏ mà mình vừa rứt ruột sinh ra còn quý giá hơn rất nhiều. Ấy vậy mà hiện nay đã có không ít các trường hợp như vậy đang diễn ra hàng ngày.

Không chỉ có bản thân người bệnh mà những người thân xung quanh cũng sẽ có thể gặp phải nhiều nguy hiểm đáng sợ (ảnh minh họa – nguồn internet)

Sự việc đã từng khiến dư luận dậy sóng trong một thời gian dài như chị Phạm Thị Trinh 20 tuổi tại Hà Nội đã tự sát hại chính con ruột của mình, khi cháu bé chỉ mới 1 tháng tuổi. Người dân xung quanh đã phát hiện cháu bé tử vong do bị ngạt nước. Lúc đầu người nhà chỉ thấy chị Trinh khá chậm chạp và không được nhanh nhẹn như người khác. 

Cho đến khi sự việc đau lòng diễn ra, cả gia đình mới bàng hoàng khi biết rằng những biểu hiện nhỏ nhoi đó lại là chứng trầm cảm sau sinh gây ra. Đây cũng là một lời cảnh báo cho toàn xã hội, vì nếu chị Trinh được điều trị trầm cảm sau sinh sớm chắc sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng đến vậy.

Gây rối loạn tâm thần

Người mắc chứng trầm cảm sau sinh thường có rất nhiều mối bất lợi về mặt tâm lý, tinh thần. Đa số những người bệnh đều rơi vào các trạng thái tiêu cực như: lo lắng, căng thẳng, hoảng hốt,… mà không rõ nguyên nhân là gì.

Các mối lo lắng của các bà mẹ sau sinh thường hướng về bản thân, gia đình và con cái. Bất cứ tác động nào từ cuộc sống thường ngày cũng có thể khiến người bệnh trở nên mất bình tĩnh.

Khi rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh, người mẹ thậm chí còn chẳng muốn bận tâm tới đứa con ruột của mình (ảnh minh họa – nguồn internet)

Khi tình trạng trầm cảm sau sinh diễn biến xấu hơn, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những ám ảnh không thực tế. Những nỗi ám ảnh cứ ngày ngày xuất hiện trong tâm trí người bệnh và khiến họ có cảm giác tội lỗi, dằn vặt bản thân. Nếu rơi vào tình trạng này, cần phải đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để điều trị và hạn chế cho người bệnh tiếp xúc với trẻ nhỏ hay người không có khả năng tự vệ.

Những lúc như vậy, những người thân yêu xung quanh mà đặc biệt là người chồng sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh giữ bình tĩnh và điều hòa lại tâm trí. Nếu những trạng thái tiêu cực xuất hiện thường xuyên sẽ khiến người bệnh càng chìm sâu vào chúng và khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Tham khảo thêm: Thuốc điều trị trầm cảm Effexor: Liều dùng, chống chỉ định

Xáo trộn cuộc sống thường ngày

Những người mắc chứng trầm cảm sau sinh, thời gian đầu họ sẽ vẫn sinh hoạt và làm các công việc thường ngày nhưng sẽ không còn đạt được kết quả như lúc trước. Những khả năng làm việc, tư duy, quyết định,… sẽ dần dần suy giảm một cách âm ỉ.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ hoặc hay gặp ác mộng. Cũng vì thế mà người ta thường cho rằng những biểu hiện chậm chạp, uể oải là do chứng mất ngủ gây ra. Vì vậy mà đa phần mọi người sẽ đều không mấy bận tâm đến những dấu hiệu này.

Sau một thời gian, người bệnh sẽ gần như mất kiểm soát về tinh thần, nhu cầu sinh lý hay hành vi của bản thân. Ngay cả những công việc vệ sinh cá nhân thường ngày người bệnh cũng không muốn làm, không thích chăm sóc cơ thể và thậm chí cũng chẳng còn hứng thú với chuyện tình dục.

Trầm cảm sau sinh là một thách thức sức khỏe tâm thần nghiêm trọng mà nhiều bà mẹ phải đối mặt, ảnh hưởng không chỉ đến họ mà còn đến sự phát triển của đứa trẻ. Việc nhận diện sớm và can thiệp kịp thời là chìa khóa để hỗ trợ các bà mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này, mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho cả gia đình.

Có thể bạn quan tâm:

Yến huyết là gì?

Yến Huyết Là Gì? Tác Dụng, Giá Bán và Địa Chỉ Mua Uy Tín

Yến huyết là loại yến sào có giá trị cao nhất hiện nay. Không chỉ khác biệt về màu sắc,...

11 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nam giới đến từ tình dục

Quan hệ tình dục thường xuyên không chỉ giúp phái mạnh giải quyết nhu cầu sinh lý mà còn đi...

giấc ngủ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Giấc ngủ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể như thế nào? Bạn có biết?

Giấc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian cuộc đời của mỗi người, nhưng liệu bạn có biết rằng giấc ngủ...

Những thực phẩm có chất gây ung thư mà bạn đang dùng mỗi ngày

Khoai tây chiên, bia rượu, soda, bắp rang bơ,… là những loại thực phẩm có chất gây ung thư. Bạn...

Cách Sử Dụng Yến Sào Cho Người Già – Món Ăn Bổ Dưỡng

Yến sào có nhiều tác dụng tốt đối với người lớn tuổi như bồi bổ sức khỏe, tăng khả năng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *