5 lợi ích không ngờ của nước cam

4.6/5 - (8 bình chọn)

Nước cam là thức uống quen thuộc, chứa rất nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Bài viết nêu ra 5 lợi ích mà bạn không ngờ của nước cam như có nhều vitamin, có chất chống oxy hóa,…

Nước cam, ai cũng biết đến thứ nước uống này! Đây là sản phẩm từ tự nhiên, có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, kali. Thêm vào đó, các sản phẩm được bày bán thường được bổ sung thêm canxi và vitamin D.

Tuy nhiên, người ta từng tranh cãi rằng liệu nước cam có giúp ích gì cho chế độ dinh dưỡng hay không?

Dưới đây là 5 lợi ích của nước cam đối với sức khỏe.

Đã từng có tranh cãi liệu nước cam có ích lợi gì cho sức khỏe con người hay không?
Đã từng có tranh cãi liệu nước cam có ích lợi gì cho sức khỏe con người hay không?

5 Lợi ích của nước cam đối với sức khỏe

1. Giàu chất dinh dưỡng

Nước cam có rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, folate và kali.

Một ly nước cam 240 ml sẽ cung cấp cho bạn:

  • Lượng calo: 110;
  • Protein: 2 gram;
  • Carbs: 26 gram;
  • Vitamin C: 67% lượng tiêu thụ hàng ngày (RDI);
  • Folate: 15% RDI;
  • Kali: 10% RDI;
  • Magiê:  6% RDI.

Nước cam cung cấp một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C còn giúp thúc đẩy quá trình tạo xương, chữa lành vết thương, sức khỏe răng miệng.

Nước cam rất giàu chất folate, cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN và có ích cho thai nhi.

Bên cạnh đó, nước cam chứa một nguồn khoáng chất kali, giúp điều chỉnh huyết áp, phòng ngừa bệnh tim và đột quỵ.

Nước cam có rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, folate và kali.
Nước cam có rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, folate và kali.

2. Chất chống oxy hóa cao

Các chất chống oxy hóa sẽ kiểm soát sự cân bằng trong tế bào. Chúng ngăn các phân tử không ổn định (hay còn gọi là các gốc tự do) gây hại trong cơ thể.

Các chất chống oxy hóa có nhiều trong nước cam, bao gồm: flavonoid, carotenoids và axit ascorbic. Chất chống oxy hóa rất cần thiết đối với sức khỏe. Chúng giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Các nhà nghiên cứu cho rằng, uống 750 ml nước cam mỗi ngày làm tăng khả năng chống oxy hóa.

3. Ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận là tình trạng những tinh thể rắn nhỏ tích tụ trong thận. Chúng thường gây ra các triệu chứng như: đau dữ dội, buồn nôn hoặc trong nước tiểu có máu.

Vì nước cam có tính axit, nên có thể làm tăng độ pH của nước tiểu. Y học đã chứng minh, nếu nước tiểu có độ pH cao, tính axit mạnh thì có thể giảm nguy cơ bệnh sỏi thận. Một nghiên cứu so sánh đã chỉ ra nước cam có hiệu quả hơn nước chanh trong việc phòng ngừa bệnh sỏi thận.

Các nhà khoa học đã thực hiện khảo sát gồm 194.095 người. Kết quả thu về cho thấy những người tiêu thụ nước cam ít nhất 1 lần/ngày có nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn 12% so với những người khác.

uống nước cam mỗi ngày có tốt không
Nước cam có hiệu quả hơn nước chanh trong việc phòng ngừa bệnh sỏi thận.

4. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Bệnh tim là một căn bệnh nghiêm trọng. Mỗi năm, trên thế giới có hơn 17 triệu ca tử vong vì mắc bệnh tim. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên rằng uống nước cam có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chẳng hạn như giảm thiểu tình trạng cao huyết áp, tăng cholesterol,…

Nếu bạn tiêu thụ nước cam trong thời gian dài, chúng sẽ giúp bạn giảm một lượng cholesterol đáng kể.

Hơn nữa, uống nước ép trái cây còn giúp giảm huyết áp ở người lớn.

5. Giảm sưng viêm

Viêm cấp tính là một phản ứng bình thường của cơ thể khi chất đề kháng đang chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu mức độ sưng viêm cao, trong một thời gian dài thì có thể sẽ gây ra một số bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh ung thư. Một nghiên cứu cho thấy nước cam có thể làm giảm viêm và một số tình trạng khác tương tự.

Nước cam tươi lẫn nước cam đóng hộp sẽ giúp bạn làm giảm các thông số xét nghiệm sưng viêm, ngăn ngừa bệnh.

Một số lưu ý khi dùng nước cam

Mặc dù nước cam có liên quan đến lợi ích sức khỏe nhưng trong các thành phần của cam lại chứa nhiều calo và đường. Hơn nữa, không giống như các loại trái cây khác, nước cam thiếu chất xơ. Điều này có nghĩa, nước cam không giúp no bụng và dẫn đến tăng cân. Trên thực tế, việc tiêu thụ nước ép trái cây thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân.

Tuy nhiên, nhiều loại nước cam đóng hộp có chứa hàm lượng đường cao, có thể gây ra tình trạng cao đường huyết. Uống nhiều nước ép trái trái cây, không chỉ riêng nước cam, cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Kiểm soát lượng uống và lựa chọn nước ép cam tươi 100% có thể giúp sức khỏe tốt hơn và giảm thiểu các tác dụng phụ. Bạn cũng có thể pha loãng nước cam với nước để giảm bớt lượng calo và ngăn ngừa tăng cân.

Đối với trẻ em, nên hạn chế uống nước trái cây. Không nên cho trẻ uống quá 118 ml/ngày.

lợi ích của nước cam
Uống nhiều nước ép trái trái cây, không chỉ riêng nước cam, cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Tóm lại

Nước cam là một loại thức uống được yêu thích. Trong nước cam có nhiều chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, folate và kali. Uống nước cam thường xuyên sẽ mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như: cải thiện sức khỏe của tim, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, nước cam cũng chứa nhiều calo và đường. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Bạn nên chọn nước cam ép tươi 100% khi có thể.

Có thể bạn quan tâm:

Các loại thức uống tốt và xấu đối với sức khỏe của trẻ em

Việc lựa chọn những loại đồ ăn vừa giàu dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị của bé luôn là một...

Hướng dẫn cách chưng yến và nhụy hoa nghệ tây

Yến Chưng Saffron – Món Ngon Giúp Cải Thiện Sức Khỏe

Yến chưng saffron có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong đó, yến...

Những thực phẩm và đồ uống cần tránh tuyệt đối khi mang thai

Một số loại thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều thành phần ảnh hưởng đến sự phát triển của...

Yến chưng lâu có tốt không?

Yến Chưng Lâu Có Tốt Không? 5 Sai Lầm Dễ Gặp Khi Dùng

Bên cạnh các thắc mắc về tổ yến như loại yến, giá bán, nơi mua uy tín,... người tiêu dùng...

Trời nóng bé bị nổi mẩn đỏ mẹ cần lưu ý những điều này

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khi thời tiết nắng nóng là tình trạng phổ biến. Nổi mẩn đỏ thường không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *