Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì nhanh hết và phòng ngừa?
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì là vấn đề có không ít phụ huynh quan tâm. Bởi ăn uống không đúng cách có thể làm cho bệnh tình nặng nề hơn trước. Việc điều trị cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn. Vậy trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Trẻ hay bị chảy máu cam nên ăn gì?
Chảy máu cam hay chảy máu mũi thực chất là hiện tượng các mạch máu ở bên trong niêm mạc mũi bị đứt gãy, gây nên hiện tượng chảy máu. Tình trạng này không chỉ gặp ở những người trưởng thành mà ngay cả trẻ nhỏ cũng là đối tượng rất dễ bị chảy máu cam. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, chảy máu cam thường là docác yếu tố như thiếu vitamin C, hay dùng tay ngoáy mũi… Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng khiến gan nóng, phổi nhiệt cũng sẽ gây chảy máu cam ở trẻ em. Ngoài ra, nó cũng có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề liên quan đến phổi, thận, do mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính…
Với những trẻ bị chảy máu cam do các nguyên nhân thông thường, các bậc cha mẹ có thể khắc phục tình trạng này cho con bằng cách thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp. Bởi phần lớn các trường hợp bị chảy máu cam là do nóng trong, phổi nhiệt. Chính vì thế, tăng cường bổ sung các thực phẩm có tính mát sẽ giúp điều trị được tình trạng chảy máu mũi. Vậy thì trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
1. Chè đỗ đen
Đây là một món ăn giải khát không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Vì đỗ đen là một loại ngũ cốc chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng. Nó không chỉ có tác dụng thanh nhiệt giải độc mà còn giúp bổ thận, bổ tim, ngăn ngừa được bệnh ung thư, tiểu đường, các bệnh tim mạch. Ngoài ra, đỗ đen cũng còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ điều trị bệnh gout…
Chính những công dụng tuyệt vời mà đậu đen mang lại, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể dùng nó để nấu chè cho bé ăn. Thường xuyên ăn món ăn này sẽ giúp cho tình trạng chảy máu cam được cải thiện đáng kể. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện món ăn này:
+ Chuẩn bị:
- 100g đỗ đen
- 30g đường phèn
+ Cách thực hiện:
- Đậu đen phơi khô và xay thành bột mịn, cho vào nồi đun sôi lên với nước. Nếu không muốn nghiền thành bột, có thể dùng nguyên hạt để nấu.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi thấy đậu chín, cho đường phèn vào và khuấy đều. Đun thêm chút nữa rồi tắt bếp và sử dụng.
+ Cách dùng:
Nên cho bé ăn chè đậu đen chữa chảy máu cam khoảng 5 ngày, mỗi ngày 1 bát để mang đến tác dụng tốt nhất.
2. Các thực phẩm giàu vitamin K
Nếu các bậc phụ huynh vẫn còn chưa biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì thì các loại thực phẩm giàu vitamin K chính là một sự lựa chọn tốt. Bởi loại vitamin này sẽ đảm bảo cho việc máu đông lại bình thường. Do đó, nó cũng sẽ giúp bệnh chảy máu cam được cải thiện. Vì thế, hãy để trẻ nhỏ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K, nhất là trẻ bị các bệnh về gan, thận, ợ nóng hoặc mắc bệnh celiac… Vì các trường hợp này sẽ có nguy cơ cao bị thiếu vitamin K. Dưới đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin mà các mẹ nên cho bé sử dụng:
- Cải xoăn, cải bó xôi
- Bông cải xanh
- Húng quế
- Măng tây
- Bắp cải
3. Canh rau má tôm nõn
Đây cũng là một trong những món ăn rất tốt cho người bị chảy máu cam. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
+ Chuẩn bị:
- 100g rau má
- 20g tôm nõn
- 50g cỏ nhọ nồi
+ Cách thực hiện:
- Cỏ nhỏ nồi và rau má đem rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.
- Tôm nõn mang đi rửa sạch, giã nhỏ, cho vào nồi rồi đun sôi lên với nước.
- Khi thấy nước đã sôi, cho thêm rau má và cỏ nhọ nồi vào đun sôi thêm một chút nữa. Sau đó nêm gia vị cho vừa ăn là có thể sử dụng.
+ Cách dùng:
Ba mẹ có thể cho bé ăn món ăn này trong bữa ăn, kiên trì thực hiện khoảng 3 ngày liên tục sẽ thấy các triệu chứng được giảm bớt.
4. Thực phầm nhiều Vitamin C
Bên cạnh vitamin K, vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ bị chảy máu cam cho bé. Vì đây là loại vitamin có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Scurvy – bệnh thường gây chảy máu ở những vị trí như chân răng, mũi. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm cho các mạch máu thêm chắc khỏe, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Vì thế, nếu bé hay bị chảy máu cam, ba mẹ nên thường xuyên bổ sung loại vitamin này cho trẻ. Lượng vitamin C phù hợp cho bé là 75 – 90mg/ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin C mà chúng ta nên sử dụng là:
- Các loại trái cây mọng nước như việt quất, dâu tây…
- Trái cây thuộc họ cam, bưởi, quýt.
- Ổi
- Ớt chuông. Đây được xem là loại thực phẩm đứng đầu danh sách các thực phẩm giàu vitamin C.
5. Uống nước rễ cỏ tranh
Nếu còn chưa biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì. ba mẹ có thể nấu nước rễ cỏ tranh cho bé uống. Cách làm như sau:
+ Chuẩn bị:
- 50g rễ cỏ tranh
- 20g đường phèn
+ Cách làm:
- Rễ cỏ tranh mang đi rửa sạch, giã nát, cho vào nồi nấu cùng với khoảng 2 bát nước rồi đun sôi thật kỹ.
- Khi nước sôi kỹ, chắt nước ra ly rồi cho đường phèn vào khuấy đều là có thể sử dụng.
+ Cách dùng:
Đem lượng thuốc vừa thu được thành 2 lần, sử dụng hết trong ngày. Cho bé uống liên tục trong khoảng từ 3 – 5 ngày để mang đến hiệu quả tốt.
Tham khảo thêm: Vì sao trẻ hay bị chảy máu cam về đêm?
6. Bổ sung chất sắt
Vì thiếu sắt sẽ khiến cho trẻ mắc bệnh thiếu máu và mắc nhiều rối loạn khác có liên quan đến máu. Điều này sẽ làm cho cơ thể dễ bị chảy máu hơn. Vì vậy, cần phải bổ sung thêm chất sắt cho trẻ để làm giảm nguy cơ bị chảy máu cam. Các thực phẩm giàu chất sắt mà các mẹ nên cho con ăn là các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, tôm, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
7. Trẻ bị chảy máu cam nên dùng nước củ cải trắng
Cách làm nước củ cải trắng cũng rất đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị khoảng 50g củ cải trắng, rửa sạch, cắt nhỏ và giã nát. Cho nước sôi để nguội vào rồi khuấy đều, lọc lấy nước để uống. Chia lượng nước này thành 3 lần cho trẻ dùng trong ngày. Lưu ý là trước khi sử dụng, nhỏ 3 giọt nước củ cải vào vị trí mũi bị chảy máu. Thực hiện liên tục khoảng 3 ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
8. Canh mướp nấu thịt nạc
Một trong những món ăn rất tốt cho những người bị chảy máu cam đó chính là canh mướp nấu thịt nạc. Để nấu món ăn này, các bạn cần làm như sau:
+ Chuẩn bị:
- 200 mướp tươi
- 100g thịt lợn nạc
- 50g rau ngót
- 4 – 5 lá bạc hà tươi
+ Cách thực hiện:
- Mướp gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng vừa ăn.
- Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ. Cho vào tô, ướp gia vị và xào chín.
- Rau ngót, lá bạc hà rửa xong thì thái nhỏ.
- Bắc nồi nước lên bếp và đun sôi. Khi thấy nước đã sôi, cho mướp. rau ngót, bạc hà vào để đảo đều. Đun thêm chút nữa rồi tắt bếp. Nêm gia vị cho vừa ăn và đổ thịt vào là có thể sử dụng. Cho bé ăn món ăn này liên tục khoảng 3 ngày, tình trạng chảy máu cam sẽ được khắc phục.
9. Các thực phẩm giàu kali
Bổ sung lượng kali đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp điều chỉnh lượng khí huyết được lưu thông. Nếu cơ thể thiếu đi hoạt chất này, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị mất nước. Hệ quả là các mô, nhất là mao mạch vùng mũi bị khô, dễ bong tróc và chảy máu. Do đó, các mẹ cần cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu kali như bơ, chuối, cà chua. sữa chua, cá, cà rốt… để đảm bảo khí huyết được lưu thông một cách dễ dàng.
Những món ăn và các thực phẩm trên đây có tác dụng rất tốt trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, cũng có các loại thực phẩm có thể làm cho bệnh nặng thêm. Do đó, ba mẹ cần chú ý tránh để con sử dụng những loại thực phẩm này. Cụ thể là các loại trái cây và các món ăn có tính nóng như mít, xoài, nhãn…. Không để bé sử dụng các loại nước có gas, thực phẩm có thể gây nóng trong như thức ăn dầu mỡ, cay nóng…
Một số lưu ý khi trẻ bị chảy máu cam
Trẻ bị chảy máu cam là tình trạng rất phổ biến. Đa số các trường hợp mắc bệnh đều do các nguyên nhân thông thường gây nên. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, tái phát nhiều lần thì nên đem bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Nếu không may bé yêu nhà bạn bị chảy máu cam, ba mẹ nên xử lý theo các cách sau đây:
- Không hoảng sợ, cần phải giữ được bình tĩnh. Như đã được đề cập, bệnh chảy máu cam ở trẻ nhỏ không phải là điều gì quá nguy hiểm. Chính vì vậy các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng hoặc mất bình tĩnh khi thấy con gặp phải tình trạng này.
- Dùng tay giữ chặt mũi đang chảy máu, đồng thời, hướng đầu trẻ hơi cúi về phía trước. Nhiều người vẫn thường mắc sai lầm là khi bị chảy máu cam sẽ ngả đầu về phía sau hoặc để trẻ nằm. Điều này sẽ làm cho máu quay ngược trở lại miệng và cổ họng khiến trẻ buồn nôn. Thậm chí không thể làm đông máu. Do đó cần phải cúi đầu về phía trước để máu chảy ra bên ngoài. Nếu trẻ lớn hơn, ba mẹ có thể bảo trẻ xì mũi một cách nhẹ nhàng để tống máu ra bên ngoài.
- Chườm lạnh vào một bên mũi đang bị chảy máu. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể sẽ giúp cho lưu lượng máu đến mũi được giảm bớt. Tình trạng chảy máu sẽ được khắc phục nhanh chóng.
- Không nhét gạc hoặc các dị vật khác vào mũi. Tự đưa gạc hoặc bất cứ các vật nào khác vào trong mũi đều không thể đảm bảo vô khuẩn, làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Tránh lạm dụng các loại nước mũi sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Bởi điều này có thể khiến lớp niêm mạc mũi bị khô hơn.
Trên đây là các món ăn tốt cho người bị chảy máu cam và một số lưu ý khi mũi chảy máu. Nếu còn chưa biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì thì hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này. Ngoài ra, việc chảy máu cam có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, nếu bé bị chảy máu cam, cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó xác định được hướng điều trị chính xác và kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Trời nóng trẻ hay bị chảy máu cam: cách khắc phục và phòng tránh
- Điều gì khiến trẻ bị chảy máu cam? Làm thế nào để khắc phục?
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!