Chảy máu cam: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Chảy máu cam là tình trạng máu chảy ra ở mũi do hệ thống mao mạch bị tổn thương. Hiện tượng trên thường xuất hiện ở đối tượng người lớn và trẻ em trong độ 3 – 10 tuổi. Đa phần, chảy máu cam sẽ tự hết khi đè, ấn mũi nhưng cũng có trường hợp cần sự can thiệp của chuyên gia.

Chảy máu cam có hai loại: chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Chảy máu mũi trước là hiện tượng máu chảy ra trước mũi do hệ thống mạch máu ở mũi trước bị vỡ. Chảy máu mũi sau là tình trạng tổn hương động mạch cung cấp máu ở mũi, khiến cho máu tràn vào cổ họng, khá nguy hiểm.

chảy máu cam
Chảy máu cam là hiện tượng máu chảy ra ở mũi do hệ thống mao mạch bị tổn thương.

I. Nguyên nhân gây chảy máu cam

Chảy máu cam có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

1. Không khí khô:

Bác sĩ Ryan J. Soose – nhà phẫu thuật học trường Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết: mũi được bao bọc bởi một lớp niêm mạc. Vào ngày tiết trời khô (nhất là vào thời điểm mùa đông), lớp niêm mạc này bị khô đi. Điều này khiến cho mũi nhạy cảm hơn, dễ bị ngứa hoặc kích ứng, chỉ cần ngoáy hay trầy xước nhẹ cũng có thể gây chảy máu cam.

2. Do ảnh hưởng của thuốc

Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng Histamine, thuốc thông mũi dị ứng, thuốc trị cảm lạnh, thuốc điều trị bệnh viêm xoang, thuốc chống đông máu (warfarin)… cũng có thể khiến cho lớp chất nhầy bao bọc niêm mạc mũi bị khô, gây chảy máu cam.

3. Chấn thương cơ học tại mũi

Các chấn thương như vẹo vách ngăn mũi, ngoái mũi, gãy xương mũi, phẫu thuật… là một trong những nguyên nhân khiến cho niêm mạc bên trong vách mũi bị khô, hẹp, rạn nứt, gây chảy máu mũi.

4. Dị ứng, cảm lạnh, suy hô hấp cấp

Đây là một trong những nguyên nhân khiến mũi xung huyết, giãn mạch máu, tổn thương. Việc hỉ mũi hay hắt hơi trong trường hợp này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam.

nguyên nhân chảy máu cam
Dị ứng, cảm lạnh, suy hô hấp cấp là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi, tăng nguy cơ chảy máu cam.

5. Có dị vật trong mũi

Polyp mũi, mắc kẹt vật lạ trong mũi có thể gây trầy xước niêm mạc mũi, chảy máu cam.

6. Do tiếp xúc với hóa chất

Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá (dù chủ động hay thụ động), phơi nhiễm nghề nghiệp với xăng dầu, axit sulfuric, amoniac và các hóa chất dị ứng khác có thể gây chảy máu cam.

7. Nguyên nhân khác:

Một số nguyên nhân sau hiếm gặp hơn gây cũng chảy máu cam ở người, bao gồm:

  • Cao huyết áp
  • Rối loạn đông máu: Giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu, HIC, bệnh gan mạn tính, bệnh máu khó đông…
  • Ung thư: Ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô nang, ung thư biểu mô vòm họng…

Nhìn chung, phần lớn trường hợp chảy máu cam không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trên kéo dài trong khoảng 20 phút mà không có dấu hiệu dừng, hoặc nếu nó xảy ra sau chấn thương thì người bệnh nên nhanh chóng tìm sự trợ giúp y tế để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đây rất có thể là dấu hiệu của chảy máu mũi sau khá là nghiêm trọng.

Các chấn thương có thể gây chảy máu sau mũi bao gồm: ngã, va chạm mạnh vào mũi, tai nạn xe hơi… Chảy máu cam xảy ra sau chấn thương cơ học có thể là hậu quả của mũi bị hỏng, gãy xương hộp xọ hay chảy máu bên trong.

II. Ai có nguy cơ bị chảy máu cam?

Mọi người đều có nguy cơ bị chảy máu cam. Tuy vậy, hiện tượng trên đặc biệt phổ biến ở những đối tượng sau:

  • Trẻ em từ 2 – 10 tuổi
  • Người lớn tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người thường xuyên dùng Aspirin hoặc các loại thuốc chống đông máu như warfarin.
  • Người bị chứng rối loạn đông máu.

III. Triệu chứng chảy máu cam

Người bị chảy máu cam có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Chảy máu từ 1 – 2 bên mũi.
  • Máu có thể chảy xuống thành sau họng gây ho, khạc, muốn nôn…
  • Quan sát phân nếu thấy có màu đen, mùi khắm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã nuốt khá nhiều máu.

IV. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Nhanh chóng liên hệ với chuyên gia nếu như bạn thuộc các trường hợp sau:

  • Máu phun ra khỏi mũi hoặc nôn ra máu nhiều lần
  • Bị tăng huyết áp hoặc đang mắc phải các bệnh huyết học gây chảy máu mũi
  • Đang dùng thuốc chống đông máu
  • Bị sốt hơn 38.9 độ
  • Khó thở
  • Máu chảy không ngừng kể cả khi đã bóp mũi ngăn không cho máu chảy
  • Chảy máu cam xảy ra sau chấn thương như tại nạn xe hơi…

V. Chẩn đoán chảy máu cam

Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thăm về các loại thuốc bạn đang sử dụng, đồng thời tiến hành kiểm tra mũi và khu vực quanh mũi để xác định xem có dị vật hay không.

Người bệnh có thể được chỉ định một số xét nghiệm nếu nghi ngờ chảy máu cam xuất phát từ bệnh lý huyết học.

  • Tổng phân tích tế bào máu (CBC): xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra các rối loạn về máu.
  • Xét nghiệm Thromboplastin (PTT): đây là cách giúp kiểm tra thời gian đông máu trong cơ thể.
  • Nội soi mũi
  • Chụp CT mũi
  • Chụp X-quang mũi và mặt

VI. Cách điều trị chảy máu cam

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu cam, người bệnh sẽ được chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

1. Đối với chảy máu cam trước:

Chảy máu cam trước có thể sơ cứu tại nhà bằng những thao tác đơn giản như sau:

điều trị chảy máu cam
Sơ cứu chảy máu cam đúng cách.
  • Ngồi thẳng người
  • Dùng tay bóp chặt phần đầu mũi, thở bằng miệng, giữ yên trong khoảng vài phút, sau đó thả ra xem máu có chảy hay không. Lặp lại thao tác trên nếu như máu tiếp tục chảy.

Không nên nằm hoặc ngửa đầu quá cao để ngăn chặn máu mũi chảy ra. Điều này có thể khiến cho máu chảy ngược vào tai, họng, dạ dày gây kích ứng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cách chườm đá hoặc dùng thuốc xịt thông mũi để co mạch, ngăn hiện tượng chảy máu.

Trong trường hợp máu cam không ngưng chảy, cần nhanh chóng liên hệ với chuyên gia để có được điều trị xâm lấn.

2. Đối với chảy máu cam sau

Đối với những bệnh nhân bị chảy máu cam mũi sau, máu có xu hướng chảy từ phía sau mũi xuống cổ họng. So với chảy máu cam mũi trước, hiện tượng này ít gặp nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Khi bị chảy máu cam mũi sau, nên liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và điều trị.

3. Đối với chảy máu do dị vật gây ra

Bạn có thể được chuyên gia chỉ định biện pháp loại bỏ dị vật ra khỏi cơ thể.

4. Cauterization

Kỹ thuật y tế trên có tác dụng ngăn tình trạng chảy máu cam thường xuyên và dai dẳng. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị đốt hoặc bạc nitrat để đốt mạch máu, ngăn tình trạng xuất huyết. Các chuyên gia có thể dùng bông, gạc y tế để chèn mũi. Họ cũng có thể dùng ống dẫn gắn với bong bóng để tạo áp lực lên mạch máu làm cho máu ngừng chảy.

VII. Cách phòng chảy máu cam

Để tránh hiện tượng chảy máu cam, cần thực hiện một số điều sau:

  • Sử dụng máu tạo độ ẩm để giữ ẩm cho cơ thể nói chung và xoang mũi nói riêng.
  • Tránh ngoáy mũi
  • Hạn chế uống Aspirin vì chúng có tác dụng phụ là làm loãng máu, kéo dài thời gian chảy máu.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng Histamine, thuốc thông mũi hợp lý vì những dược phẩm trên có thể làm thông mũi.
  • Xịt mũi bằng nước muối hoặc bôi gel để tăng cường độ ẩm cho mũi.
  • Bổ sung các loại thực phẩm thích hợp cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C.

Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến, không quá nghiêm trọng. Đối với trường hợp chảy máu cam trước, bạn có thể cầm máu được bằng các biện pháp đơn giản ngay tại nhà. Chảy máu cam sau nghiêm trọng hơn, do đó, nếu như phát hiện triệu chứng bất thường, nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy là một trong những cách điều trị bằng y học cổ truyền.

Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy

Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng các bài thuốc Đông y là một cách thức được nhiều người áp dụng. Một trong số các bài thuốc chữa viêm tai...

Cắt amidan bằng máy Coblator và thông tin cần biết

Cắt amidan bằng máy Coblator là một phương pháp phẫu thuật sử dụng sóng radio cao tần và đầu dò...

Các bài thuốc chữa viêm amidan bằng Đông y và lưu ý

Các bài thuốc chữa viêm amidan bằng Đông y tương đối lành tính nên được lưu truyền và áp dụng...

Bệnh ung thư lưỡi có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư lưỡi có lây hay di truyền không?

Ung thư lưỡi có lây không, có di truyền không là các thắc mắc thường gặp của người bệnh. Giải...

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm xoang mang lại hiệu quả cho người bệnh

Phương pháp chữa viêm xoang bằng bấm huyệt sao cho đúng? [CHUYÊN GIA] Hướng dẫn

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, chữa viêm xoang bằng bấm huyệt thường mang lại hiệu quả cao trong điều...

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ không?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Đây là phản...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.