Bệnh Cường Giáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG – Khoa Nội Hô HấpGiám đốc Chuyên môn Phòng khám đa khoa Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh cường giáp xảy ra phổ biến ở nữ giới, người lớn tuổi. Đây là một trong những chứng bệnh liên quan đến tình trạng sản sinh quá nhiều hormone so với nhu cầu của cơ thể tại tuyến giáp. Bệnh có thể phát sinh nhiều biến chứng nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời.

Tổng quan

Bệnh cường giáp (Hyperthyroidism) chỉ tình trạng hoạt động mạnh mẽ của tuyến giáp sản sinh ra hàm lượng hormone vượt ngưỡng cơ thể cần. Bệnh xuất hiện ở nhiều người, trong đó phổ biến nhất là phụ nữ và người trong độ tuổi trung niên trở đi.

Tổng quan
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng cường tiết hormone gây dư thừa so với nhu cầu của cơ thể

Tuyến giáp nằm tại vị trí trước cổ, hình dáng như cánh bướm. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ trong cơ thể, sản sinh ra các hormone chính bao gồm Thyroxine, Triiodothyronine. Chúng có tác dụng cung cấp năng lượng, đồng thời tham gia vào quá trình chuyển hóa, phát triển cơ thể.

Do ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong nên khi tuyến giáp sản sinh ra lượng hormone quá lớn có thể gây tác động đến nhịp tim, nhịp thở, cân nặng, tâm trạng,... Trường hợp không kiểm soát đúng cách khả năng bệnh nhân gặp biến chứng cao, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cường giáp là một bệnh lý nguy hiểm nếu không điều trị có thể khiến bệnh nhân gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân gây bệnh được nghiên cứu và chỉ ra có sự liên quan đến bệnh lý, tác nhân kể đến như:

  • Bệnh Basedow: Đây là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cường giáp mà nhiều người đang gặp phải. Basedow xuất hiện khiến tuyến giáp bị tác động liên tục dẫn đến hormone tuyến giáp được sản sinh nhiều hơn. Cường giáp liên quan đến Basedow thường có tính di truyền, xảy ra ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi 20-50.
  • Viêm tuyến giáp: Các nang tuyến giáp bị phá hủy khiến hàm lượng hormone được dữ trữ bên trong rò rỉ ra bên ngoài. Sau khoảng 3 tháng khi hiện tượng cường giáp xuất hiện cấu trúc mô học sẽ quay trở lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên khi đó tuyến giáp sẽ hoạt động kém hơn giai đoạn trước hay còn gọi là suy giáp. Bệnh có thể kéo dài 1 năm đến gần 2 năm, hoặc cũng có nhiều trường hợp kéo dài vĩnh viễn.
  • Sự phát triển quá mức của nhân tuyến giáp: Nhân tuyến giáp hay còn gọi là các cục u tuyến giáp. Đa số các trường hợp nhân tuyến giáp tồn tại là tế bào lành, không gây ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên có một tỷ lệ nhỏ chúng sẽ phát triển thành tế bào ung thư. Khi xuất hiện trong tuyến giáp, một hoặc nhiều nhân tuyến giáp có khả năng sản sinh một lượng lớn hormone gây cường giáp. Trường hợp này thường gặp ở người tuổi cao.
  • Ảnh hưởng thuốc hormone: Một số bệnh nhân cần dùng thuốc hormone điều trị bệnh. Đặc biệt là hormone tuyến giáp điều trị bệnh suy giáp. Sau một thời gian, hormone tuyến giáp trở nên dư thừa dẫn đến tình trạng cường giáp. Do đó, bệnh nhân được khuyến khích chỉ dùng thuốc theo phác đồ để tránh gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
  • Nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, cường giáp còn xảy ra do ảnh hưởng bởi các bệnh lý kể đến như chửa trứng, u quái giáp buồng trứng, ung thư, adenom, bướu,... Ngoài ra, bệnh có thể bùng phát do người dùng ăn nhiều iot trong thời gian dài và nhiều yếu tố nguy cơ khác.

Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cường giáp được chuyên gia khuyến khích nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe:

  • Phụ nữ, người già trên 60 tuổi.
  • Bà bầu, phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng.
  • Người điều trị phẫu thuật tuyến giáp, bị bướu cổ.
  • Người có tiền sử người thân bị bệnh tuyến giáp.
  • Người bị thiếu máu ác tính, bệnh tiểu đường.
  • Bệnh nhân bị suy thận nguyên phát.
  • Đối tượng thường xuyên ăn thực phẩm nhiều iod, đang sử dụng thuốc hoặc chất chứa iod.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng:

Người mắc bệnh cường giáp gặp phải các triệu chứng bao gồm:

  • Hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh khiến người bệnh bị đau ngực khó thở.
  • Người bệnh có biểu hiện sợ nóng, thân nhiệt cao hơn so với người bình thường.
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy do hoạt động của nhu động ruột gia tăng quá mức.
  • Run tay không kiểm soát, tần số run khá nhanh tuy nhiên chỉ run với biên độ nhỏ.
  • Vùng cổ xuất hiện vùng u to, phình, đây là triệu chứng điển hình có liên quan phì đại tuyến giáp.
  • Người bệnh bị sụt cân không rõ nguyên nhân, ra nhiều mồ hôi.
  • Tâm trạng bất thường có thể lo lắng, cáu giận vô cớ.
  • Rối loạn giất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Chẩn đoán:

Nhận biết các bất thường sớm và chủ động thăm khám để điều trị tránh các biến chứng không mong muốn. Với sự phát triển của y học việc tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán bệnh cường giáp không còn quá khó khăn. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

Chẩn đoán
Đến gặp bác sĩ kiểm tra tình trạng cường giáp và điều trị theo phác đồ

  • Thăm khám dựa trên tiền sử bệnh lý, các triệu chứng có thể quan sát và cảm nhận. Bác sĩ kiểm tra thể chất và thăm hỏi các vấn đề liên quan.
  • Tiến hành siêu âm hoặc xạ hình để quan sát tuyến giáp của bệnh nhân, nhận định có khối u hay biểu hiện viêm nhiễm không.
  • Xét nghiệm công thức máu, đo nồng độ hormone tuyến giáp.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cách điều trị khắc phục, phòng ngừa rủi ro bệnh biến chứng. Bệnh nhân tuân thủ theo phác đồ điều trị, kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt để sớm cải thiện sức khỏe.

Biến chứng và tiên lượng

Người mắc bệnh cường giáp nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, điều trị sớm. Trường hợp chủ quan, cường giáp có thể phát sinh các biến chứng nặng nề. Thậm chí, bệnh nhân có nguy đối mặt với rủi ro nguy hiểm tính mạng. Các biến chứng có thể xuất hiện kể đến như:

  • Ảnh hưởng thị lực: Người bị cường giáp có thể gặp phải vấn đề về mắt, thường xuyên thấy đau mắt, giảm thị lực, đôi khi gặp phải chứng song thị.
  • Ảnh hưởng hệ tim mạch: Người bị cường giáp có thể gặp phải các triệu chứng bất thường tại tim bao gồm suy tim, rối loạn nhịp tim, hình thành cục máu đông,...
  • Cơn bão giáp: Nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh, đây là một trong những trường hợp cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu.
  • Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Tăng huyết áp, thai nhi phát triển kém, nhẹ cân, tăng rủi ro sinh non, sẩy thai.
  • Biến chứng hệ xương khớp: Gặp ở người trung niên, người lớn tuổi. Tình trạng cường giáp ảnh hưởng khiến người bệnh có nguy cơ loãng xương cao.

Có đến hơn 50% người bệnh cường giáp không phát hiện và được chẩn đoán điều trị. Chính vì thế nhiều bệnh nhân phải đối diện với những biến chứng khó lường, thậm chí dẫn đến tử vong. Chính vì thế người bệnh cần thận trọng, chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

Điều trị

Dựa trên tình hình sức khỏe, mức độ cường giáp của mỗi bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị tương ứng. Theo đó mục đích điều trị hướng tới mục tiêu kiểm soát triệu chứng, giảm hiện tượng sản sinh hormone giáp. Phương pháp bao gồm:

Điều tị bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị cường giáp dựa trên nguyên nhân, tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Hai nhóm thuốc được sử dụng gồm thuốc chẹn beta, thuốc kháng giáp. Cụ thể:

Điều trị
Sử dụng thuốc kiểm soát hoạt động của tuyến giáp

Thuốc chẹn beta:

  • Thuốc giúp ức chế tuyến giáp sản sinh hormone một cách ồ ạt, từ đó người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, các triệu chứng được kiểm soát.
  • Dùng thuốc chẹn beta hỗ trợ cho đến khi các biện pháp can thiệp chuyên sâu phát huy hiệu quả.
  • Tác dụng của thuốc nhanh chóng, các triệu chứng về tim mạch, run tay,... được kiểm soát.
  • Trong vài giờ sau khi sử dụng thuốc bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu hơn do các triệu chứng được kiểm soát hiệu quả.

Thuốc kháng giáp:

  • Thuốc được sử dụng với mục đích ngăn chặn quá trình tạo hormone tuyến giáp, trong đó methimazole được sử dụng phổ biến do tác dụng phụ thấp.
  • Dùng thuốc kháng giáp với mục đích kiểm soát hoạt động của tuyến giáp, không gây tổn thương đến cơ quan này.
  • Theo thống kê cho thấy, số lượng bệnh nhân mắc Basedow dùng thuốc kháng giáp nhận thấy các triệu chứng được kiểm soát hiệu quả.  Dùng trong thời gian dài từ 18-24 tháng. Ngoài ra thuốc kháng giáp còn được chỉ định cho nhiều trường hợp khác.

Việc điều trị cường giáp bằng thuốc tân dược có nguy cơ gây tác dụng phụ cho người bệnh. Đã có khoảng 5% bệnh nhân gặp dị ứng với thuốc dẫn đến phát ban da, mề đay, kèm theo sốt cao, đau khớp. Tuy nhiên hãy thận trọng nếu thuốc khiến bệnh nhân trải qua các triệu chứng nặng nề hơn.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi bạn nhận thấy họng bị đau, sốt cao. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra, xác định rủi ro và kiểm soát khắc phục theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị bằng phóng xạ

Iod phóng xạ là một trong những phương pháp được ứng dụng điều trị tình trạng cường giáp. Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị phóng xạ bằng cách sử dụng viên uống có chứa iod phóng xạ. Khi dạng iod có phóng xạ đưa vào cơ thể, nhanh chóng sẽ được tuyến giáp hấp thụ.

Sở dĩ sử dụng chất phóng xạ theo đường máu là bởi các tế bào giáp có khả năng hấp thu iod nhạy bén. Sau đó hormone tuyến giáp sẽ được sản sinh nhiều hơn. Để điều trị cường giáp cần phá hủy hoặc làm những tế bào tuyến giáp bị tổn thương, cắt đứt quá trình hấp thu iod.

Sử dụng iod phóng xạ nhằm vào mục đích này. Chất phóng xạ đi vào cơ thể không được tuyến giáp hấp thu nhanh chóng đào thải ra ngoài bằng tuyến mồ hôi, nước tiểu, phân,... trong vài ngày cho đến vài tuần. Những tế bào tuyến giáp đã hấp thụ chúng sẽ bị phá hủy và tiêu diệt.

Điều trị
Điều trị cường giáp bằng phương pháp phóng xạ

Người bệnh sẽ được kiểm tra, thăm khám thận trọng để chắc chắn bệnh nhân không gặp phải rủi ro kích thích hình thành tế bào ung thư khi sử dụng giải pháp điều trị phóng xa. Tại Mỹ, có đến hơn 70% người bị cường giáp được chỉ định áp dụng cách thức điều trị này.

Phẫu thuật cường giáp

Ngoài hai biện pháp điều trị điển hình như trên, để kiểm soát cường giáp bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật ngoại khoa. Phương pháp xâm lấn có tính chữa lành cao, loại bỏ vĩnh viễn nguy cơ của bệnh nhân. Tuyến giáp bị cắt một phần hoặc loại bỏ hoàn toàn để ngăn chặn các triệu chứng đang bùng phát.

Tuy nhiên, tuyến giáp bị cắt đi đồng nghĩa với việc không còn hiện tượng cường giáp nhưng chuyển thành tình trạng suy giáp. Sau một thời gian nồng độ hormone bắt đầu sản sinh ổn định lại bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thêm thuốc bổ sung hormone tuyến giáp cho cơ thể.

Phòng ngừa

Bệnh cường giáp có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Các triệu chứng ban đầu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ để kiểm tra, tầm soát sức khỏe định kỳ. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Xây dựng thói quen tập thể dục: Tập thể dục, chơi thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh lý nguy hại. Thói quen vận động cơ thể, tập luyện vừa sức giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể nhờ đó phòng tránh nguy cơ tăng hormone tuyến giáp.
  • Bổ sung iod cho cơ thể: Cơ thể cần một lượng iod đủ duy trì các hoạt động sống. Trường hợp bổ sung quá nhiều hoặc thiếu iod là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh cường giúp. Do đó, bạn nên ăn các thực phẩm, món ăn có iod một cách vừa phải, không nên lạm dụng. Đặc biệt nhóm phụ nữ trong thai kỳ, sinh sinh nên lưu ý bổ sung iod phù hợp, đúng cách.
  • Lựa chọn một chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây tươi, các loại quả mọng, rau lá có màu xanh. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng cho bản thân những thói quen lành mạnh để nâng cao sức khỏe tổng thể.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tình trạng cường giáp tôi đang gặp phải do nguyên nhân nào gây ra?

2. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh cường giáp?

3. Sử dụng thuốc có thể chữa khỏi hoàn toàn chứng cường giáp không?

4. Nếu cắt bỏ tuyến giáp về lâu dài có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?

5. Tôi cần thay đổi những thói quen gì để sớm điều trị khỏi bệnh cường giáp?

6. Sử dụng thuốc trong bao lâu thì tình trạng cường giáp được kiểm soát?

7. Tình trạng cường giáp hiện tại của tôi nguy hiểm ra sao? Có điều trị khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh cường giáp là một trong những vấn đề nhiều người mắc phải hiện nay. Tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone khiến cho cơ thể đối mặt với nhiều rủi ro. Trường hợp nặng bệnh biến chứng thậm chí còn gây đe dọa tính mang.