Những tác dụng của kẽm đối với sức khỏe phái mạnh

2.5/5 - (2 bình chọn)

Kẽm là một khoáng chất chống oxy hóa được dùng để bổ sung, tăng cường hormone sinh dục nam testosterone khá tốt. Ngoài ra, kẽm còn giúp kích thích hoạt động của hơn 100 enzyme khác nhau để chức năng sinh lý hoạt động thuận lợi. Do đó, đối với nam giới thì kẽm là hoạt chất đóng vai trò khá quan trọng.

I. Những lợi ích của kẽm đối với nam giới

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể phái mạnh. Tuy nhiên, cơ thể nam giới không thể tự sản xuất ra kẽm mà phải tổng hợp thông qua thực phẩm hoặc các viên uống bổ sung.

tầm quan trọng của kẽm
Kẽm là khoáng chất không thể thiếu đối với tình trạng sức khỏe sinh lý của nam giới

Thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng, lợi ích của kẽm đối với sức khỏe:

1. Tăng khả năng sinh sản cho phái mạnh

Một nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy kẽm có mối liên hệ mật thiết đối với chất lượng tinh trùng. Các đối tượng nam giới thiếu kẽm thường có số lượng tinh trùng thấp hơn rất nhiều so với người thường xuyên bổ sung kẽm sulfate và axit folic.

Các nhà nghiên cứu cho ra kết luận rằng lượng kẽm quá thấp khiến chất lượng tinh trùng kém, đây là một trong những nguyên nhân khiến nam giới đối mặt với tình trạng vô sinh – hiếm muộn.

2. Giảm mụn trứng cá

Một nghiên cứu cho thấy kết quả đầy hứa hẹn về việc kẽm sulfate có tác dụng điều trị mụn trứng cá – loại bệnh về da gây ảnh hưởng cho 9,4% dân số toàn cầu.

mụn trứng cá
Kẽm là hoạt chất giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mụn trứng cá

Nguyên nhân gây nên mụn trứng cá trên mặt là do sự tắc nghẽn của các tuyến bã dầu khiến cho vi khuẩn sinh trưởng nhanh, gây tình trạng viêm và tụ mủ dưới da. Việc bạn bổ sung kẽm bằng các viên uống hoặc từ nguồn thực phẩm tự nhiên có tác dụng giảm viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn P. acnes và hoạt động của tuyến bã nhờn.

3. Giúp chữa lành vết thương

Kẽm có vai trò khá quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn lớp biểu bì và cấu trúc của da. Bệnh nhân khi gặp các vết thương hoặc tình trạng lở loét ngoài da lâu lành thường là do thiếu sự trao đổi chất kẽm hoặc nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp.

Một nghiên cứu của Thụy Điển đã phân tích kẽm có thể kích thích chữa lành vết loét, vết thương hở bằng cách tăng cường tái tạo lớp biểu mô, giảm viêm và tăng trưởng vi khuẩn có lợi để giúp vết thương mau lành.

4. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Kẽm là hoạt chất có công dụng giúp hệ thống miễn dịch của bạn hoàn thiện và trở nên mạnh mẽ. Nó là chất cần thiết giúp cho các chức năng của tế bào miễn dịch phát huy tối đa, giảm tình trạng thiếu hụt các tế bào lympho T để hệ miễn dịch không bị suy yếu.

Việc cơ thể tăng cường bổ sung kẽm giúp kích thích các tế bào miễn dịch tăng trưởng, giảm căng thẳng và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng oxy hóa. Việc bạn bổ sung khoảng 92mg kẽm mỗi ngày có thể làm giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường lên tới 33% . Hơn nữa, kẽm còn làm giảm đáng kể các nguy cơ nhiễm trùng và tăng phản ứng miễn dịch ở người lớn tuổi.

tăng cường miễn dịch
Bổ sung kẽm giúp nam giới tăng cường miễn dịch và chống được các chứng cảm lạnh, nhiễm trùng…

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Giáo dục Y tế Chandigarh Ấn Độ cho thấy rằng khi bổ sung kẽm trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh, cơ thể sẽ có thời gian hồi phục sức khỏe đáng kể so với nhóm đối tượng không bổ sung kẽm.

5. Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể

Kẽm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và khả năng sinh sản. Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất hormone sinh lý testosterone một cách tự nhiên. Kẽm còn có một vai trò chủ chốt trong các vấn đề tình dục ở phái mạnh. Bên cạnh đó, kẽm còn giúp tác động tích cực đến nội tiết tố sinh dục nữ estrogen, giúp chị em có thể thuận lợi giải phóng trứng từ buồng trứng vào tử cung để tiến hành quá trình thụ tinh.

Do đó, kẽm là chất rất cần thiết cho việc sản xuất estrogen và testosterone ở cả hai phái, giúp hỗ trợ sức khỏe sinh sản của cơ thể một cách tốt nhất. Việc tăng cường các hormone sinh dục giúp bạn tránh khỏi những rắc rối như thay đổi tâm trạng, mãn dục sớm, vô sinh và thậm chí là mắc một số bệnh ung thư.

6. Có thể chống lại ung thư

Kẽm còn có tính năng kháng viêm và chống oxy hóa rất hiệu quả, giúp chống lại những mầm mống có nguy cơ phát triển thành bệnh, bao gồm cả tế bào ung thư. Đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi, lợi ích của việc bổ sung kẽm thường xuyên còn giúp tăng nhanh khả năng phân chia tế bào, ngăn ngừa sự lão hóa, đột biến và phát triển của tế bào ung thư.

Các nhà nghiên cứu từ Trường Y tại Đại học Michigan cho biết, kẽm đem lại nhiều lợi ích cho người ở độ tuổi trung niên và trên 50 tuổi. Họ nhận ra rằng, các dấu hiệu stress hoặc tình trạng oxy hóa ở nhóm người thường xuyên bổ sung kẽm có chiều hướng giảm đáng kể so với những người có nồng độ kẽm trong cơ thể thấp.

7. Giảm được tình trạng bệnh tiểu đường

Kẽm là hoạt chất khá cần thiết để giúp cân bằng các hormone, trong đó có cả insulin – hormone chính liên quan đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Kẽm có tác dụng liên kết với insulin trong tuyến tụy và giúp hormone này được giải phóng khi trong máu xuất hiện dấu hiệu lượng glucose nhiều bất thường và không cần thiết.

giảm tiểu đường
Giảm lượng đường trong máu là một trong những tác dụng của kẽm

Kẽm còn giúp các enzyme tiêu hóa liên kết với insulin để chuyển hóa lượng đường thành năng lượng cần thiết để cơ thể hoạt động, thay vì biến đường thành mỡ tích tụ dưới da. Do đó, đối với người béo phì thì việc bổ sung kẽm là một cách hữu hiệu để cải thiện cân nặng hiệu quả.

8. Duy trì sức khỏe tim mạch

Kẽm đóng vai trò thật sự quan trọng và cần thiết để duy trì sức khỏe của các tế bào tim mạch, kẽm còn giúp tế bào tim kháng viêm và chống lại quá trình oxy hóa.

Tình trạng của lớp nội mạc tim và lớp tế bào trong thành mạch máu có dẻo dai hay không còn phụ thuộc vào lượng kẽm mà cơ thể được cung cấp. Việc bổ sung kẽm mang lại nhiều lợi ích thật sự cần thiết để giúp hệ tuần hoàn lưu thông máu khỏe mạnh, giảm tình trạng huyết áp cao và ngăn ngừa cholesterol trong lòng động mạch gây tắc nghẽn khiến bạn dễ bị đột tử.

II. Những ai nên tăng cường bổ sung kẽm cho cơ thể?

Tuy việc thiếu kẽm là trường hợp hiếm, nhưng cũng có những đối tượng rất dễ gặp tình trạng này. Thiếu kẽm gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tế bào và liên quan đến các vấn đề về sức khỏe:

  • Những người bị đột biến gen hiếm gặp
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
  • Người nghiện rượu bia
  • Những người hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa
  • Người ăn chay
  • Người bị thiếu máu hoặc suy giảm tế bào hồng cầu
  • Người suy dinh dưỡng, người biếng ăn
  • Người bị bệnh thận mạn tính

Bạn nên lưu ý lượng kẽm cần nạp vào cơ thể không nên quá 8mg ở phụ nữ và 11mg ở nam. Bạn có thể bổ sung thêm kẽm trong chế độ ăn hàng ngày bằng các loại thực phẩm như hàu, thịt bò, cua, tôm, ngũ cốc, thịt heo, đậu Hà Lan, thịt gà, sữa chua, quả óc chó, cháo bột yến mạch…

Bạn cũng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng nếu nghi ngờ hàm lượng kẽm quá thấp, giúp tìm ra nguyên nhân và được tư vấn những thông tin bổ sung kẽm hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Đường là mối nguy hại cho đời sống tình dục của chúng ta

Tình dục là nhu cầu sinh lý khá quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chất lượng...

Kích thước dương vật có ảnh hưởng khả năng sinh sản không?

Nhiều nam giới không biết bản thân mình bị vô sinh cho đến khi học có kết quả phân tích...

Cách chưng yến thơm ngon bổ dưỡng dễ thực hiện

9 Cách Chưng Yến Với Táo Đỏ, Đường Phèn, Hạt Sen,….

Cách chưng yến kết hợp với các nguyên liệu như táo đỏ, đường phèn, hạt chia, hạt sen,... vừa thơm...

Những điều cần nhớ để việc quan hệ tình dục trở nên hoàn hảo

Đời sống gối chăn là cả một nghệ thuật chứ không đơn giản như những gì bạn tưởng. Nếu muốn...

Yến tươi và yến khô cái nào tốt hơn?

Yến Tươi và Yến Khô Cái Nào Tốt Hơn? Nên Mua Loại Nào?

Yến tươi và yến khô cái nào tốt hơn? Mỗi loại yến sẽ có các ưu điểm và nhược điểm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *